Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thi-truong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thi-truong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

“Doping” cho thị trường bất động sản

Việc chủ đầu tư lại được phân lô bán nền được các doanh nghiệp địa ốc nhận định, sẽ giúp thị trường bất động sản sôi động hơn.

Lại được“bán lúa non”
Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 11/2013/NĐ-CP. Theo Thông tư 20, kể từ ngày 5/1/2014, người dân có thể được chuyển quyền sử dụng đất trong khu đô thị để tự xây nhà ở. Theo quy định, các khu vực được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở có thể bao gồm một khu vực gồm nhiều dự án, một dự án hoặc một phần trong dự án.
Cụ thể, tùy theo nhu cầu phát triển đô thị, khả năng huy động các nguồn lực, đề xuất của chủ đầu tư, UBND cấp tỉnh quy định các khu vực được chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư xây dựng hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.
Khu vực được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất phải được đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu theo quy hoạch chi tiết đã phê duyệt, đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân khi đến ở.
Cùng với các quy định chặt chẽ đối với chủ đầu tư, các hộ gia đình, cá nhân được quyền sử dụng đất để tự xây nhà ở cũng phải tuân thủ quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị đã được phê duyệt và thực sử dụng đất đã làm cho thanh khoản hạn chế nhiều, bởi tâm lý của khách hàng nhiều người chỉ muốn mua đất, sau đó tự xây nhà”, ông Tuấn nói và cho rằng, thời gian qua, mặc dù nói thị trường khó khăn, song tại Bình Dương, các dự án đất nền có sổ đỏ luôn thu hút khách hàng. Với quy định cho phép phân lô bán nền lần này, kỳ vọng sẽ làm cho thanh khoản thị trường đất nền tăng cao và sẽ hút được dòng vốn mới vào thị trường đất nền.
Người dân thường thích mua đất để tự xây nhà theo nhu cầu của mình
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Lộc, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Techcom Real cho rằng, sau nhiều năm cấm phân lô bán nền, nay quy định này cho phép trở lại chứng tỏ rằng không thể cấm tiệt hình thức này. Trên thực tế thời gian qua, dù nói là cấm, song hình thức phân lô bán nền vẫn luôn âm ỉ diễn ra, bằng cách này cách khác, các chủ DN vẫn có cách để lách bằng các hình thức hợp đồng khác nhau.
“Trong quá khứ, đất nền có sổ đỏ luôn là phân khúc hấp dẫn người có nhu cầu về nhà ở và giới đầu tư. Tuy nhiên, kể từ khi có quy định cấm phân lô bán nền, các dự án phải bán nhà đã làm cho phân khúc thị trường này mất thanh khoản trầm trọng. Khi cho phép phân lô bán nền trở lại, khả năng sẽ hút dòng vốn lớn vào phân khúc đất nền, nhiều DN có quỹ đất sẽ phát triển dự án theo hình thức này, lúc đó thanh khoản thị trường sẽ tăng lên”, ông Lộc nhận định và kỳ vọng, đến giữa năm 2014, thị trường đất nền sẽ sôi động trở lại.

Sợ tái diễn “khu đô thị ma”
Tuy nhiên, việc cho phép chủ đầu tư được chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây nhà ở cũng khiến xuất hiện những ý kiến lo ngại sẽ xảy ra tình trạng các khu đô thị bị bỏ hoang, lãng phí hạ tầng, đất đai như đã từng xảy ra trước đây, khi việc phân lô, bán nền được thực hiện tràn lan, thiếu kiểm soát.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng cho rằng, không nên cho phép phân lô bán nền tại các khu đô thị. “Khu đô thị đã được quy hoạch để phát triển đồng bộ, mang lại bộ mặt khang trang, đẹp đẽ và hiện đại, văn minh cho cuộc sống người dân. Nếu nay lại cho phép‘mạnh ai nấy làm’ thì quy hoạch và cảnh quan khu đô thị sẽ bị phá vỡ và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống người dân là rất lâu dài và khó khắc phục”, ông Liêm nhìn nhận và cho rằng, quy định cho phép người dân tự mua bán đất và làm nhà chỉ nên áp dụng cho khu vực dân cư nông thôn.
Không đồng tình với ý kiến trên, theo ông Giang, vấn đề các khu đô thị bỏ hoang không phải nằm ở chia lô bán nền, vì nhiều khu đô thị dù đã xây dựng nhà ở, hoàn thiện hạ tầng nhưng vẫn trở thành “khu đô thị ma” do sự đầu tư tràn lan, thiếu kiểm soát, không theo quy hoạch, kế hoạch. “Để giải quyết tình trạng khu đô thị bỏ hoang thì phải do thị trường quyết định, chứ không phải chỉ một chính sách mà giải quyết được”, ông Giang bình luận.
Ông Chiến cũng giải thích rằng, trước kia, việc cấm phân lô bán nền nhằm kiểm soát về trật tự đô thị, nhưng thực tiễn xảy ra là thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Những nhà đầu tư nhỏ sau khi đầu tư hạ tầng, hoàn thành nghĩa vụ tài chính xong lại phải xây thô nhà ở rồi mới được bán, trong khi năng lực tài chính có hạn là điều bất cập. Ngoài ra, quy định không cho phân lô bán nền ở tất cả các đô thị từ lớn đến nhỏ áp chung một cơ chế là không hợp lý.

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Những vấn đề còn băn khoăn trước khi Luật Đất đai được bấm nút

Hôm nay (29/11), Luật Đất đai sửa đổi sẽ chính thức được thông qua. Trước giờ bấm nút vẫn còn có không ít ý kiến băn khoăn của đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học và người dân. Trong đó nổi cộm lên là vấn đề quy định về “sở hữu toàn dân về đất đai”, quy định về mục đích, thẩm quyền thu hồi đất và cơ chế đền bù
Ngoài những tiến bộ đạt được thì Luật Đất đai sửa đổi vẫn chưa thoát khỏi “tư duy cũ”. Ảnh: NK
Sở hữu toàn dân, mơ hồ và hệ lụy
Sau Hiến pháp, Luật Đất đai là một luật được quan tâm nhiều nhất của xã hội bởi mức ảnh hưởng sâu rộng của nó. Trong những năm qua, các vụ khiếu kiện đất đai ngày càng gia tăng, thậm chí việc biểu tình chống thu hồi đất đai ngày càng diễn ra phổ biến. Những vấn đề liên quan đến đất đai là một trong những vấn đề có nguy cơ cao dẫn đến bất ổn xã hội. Không chỉ có vậy, tham nhũng về đất đai cũng là một trong những vấn đề hết sức trầm trọng.
Nguyên nhân của hiện tượng này chính là việc thu hồi đất đai đang diễn ra một cách tràn lan và thiếu những đền bù thỏa đáng cho người bị thu hồi đất. Khắp mọi nơi trên cả nước các khu công nghiệp, sân gôn, khu đô thị mọc lên mọc lên ồ ạt. Phần lớn đất để thực hiện dự án này là đất nông nghiệp bị nhà nước thu hồi giao cho doanh nghiệp. Vì vậy, không ít người nông dân mất đất, mất đi kế “sinh nhai”, không có công ăn việc làm dẫn đến hệ lụy sâu sắc cho xã hội.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thu hồi tràn lan kể trên xuất phát từ khái niệm “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Với việc sở hữu toàn dân cũng đồng nghĩa với không có một người chủ đích thực nào. Nhà nước đại diện chủ sở hữu chính là người quyết định số phần của những mảnh đất được xem là “của toàn dân”. Thực tế mọi quyết định thu hồi đất, giao đất đều do các cấp chính quyền tiền hành bất chấp sự đồng ý hay không của những người đang sinh sống, lao động một cách hợp pháp trên mảnh đất đó.
Khái niệm  “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” bắt đầu quy định trong Hiến pháp năm 1980. Hiến pháp sửa đổi mới được thông qua vào ngày 28/11/2013, vẫn đang giữ nguyên quy định này. Trước đó, khái niệm ấy không tồn tại suốt hàng ngàn năm lịch sử của Việt Nam và cũng rất hiếm thấy trên thế giới. Khái niệm này được vay mượn từ Liên Xô và các nước trong khối XHCN. Hiện nay, phần lớn các nước trên thế giới, thường có 3 loại quyền sở hữu đất rạch ròi: sở hữu nhà nước (chứ không phải toàn dân); sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân.
Theo GS. TS Phạm Duy Nghĩa – Đại học Kinh tế TP HCM thì tự thân khái niệm “sở hữu toàn dân” chứa nhiều mâu thuẫn và lý do dẫn tới hiểu lầm, một khái niệm không hoàn toàn xác định và dễ bị lợi dụng. Sở hữu của toàn dân đương nhiên phải hiểu đó là quyền sở hữu chung của ít nhất tất cả mọi công dân đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này, về mặt pháp lý, đòi hỏi phải tạo ra một cơ chế để tất cả mọi người dân (đồng sở hữu chủ) đều có quyền tham gia “định đoạt” và “hưởng lợi” từ quyền sở hữu này. Vậy, phải chăng Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến các tài sản thuộc sở hữu toàn dân?
Cơ chế thu hồi và đến bù còn mù mờ
Chính vì những “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” nên nảy sinh việc Nhà nước có quyền thu hồi đất. Cụ thể điều 15 Luật Đất đai sửa đổi “Nhà nước quyết định thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế; do vi phạm pháp luật đất đai, do chấm dứt sử dụng đất”.
Trong đó vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều là quy định thu hồi đất để “phá triển kinh tế xã hội” Trong Khoản 3, Điều 51 Luật đất đai sửa đổi quy định các trường hợp sau thuộc dạng này.
a) Xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cụm công nghiệp và các khu khác có cùng chế độ sử dụng;
b) Để thực hiện các dự án đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của Chính phủ;
c) Để xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị hiện có; chỉnh trang và phát triển khu dân cư nông thôn; thực hiện dự án nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở cho người có thu nhập thấp;
d) Để thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), dự án đầu tư có một trăm phần trăm (100%) vốn đầu tư nước ngoài;
đ) Các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, “Cả thế giới chỉ mỗi Việt Nam dùng chữ thu hồi đất”. Đặc biệt, việc thu hồi này lại được sử dụng đất “phát triển kinh tế” lại càng đáng bàn. Các dự án kinh tế phải được tính toán trên cơ sở mang lại lợi ích cho xã hội và những người có liên quan. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng đất để phát triển kinh tế xã hội thì phải trưng mua thay vì thu hồi. Tuy nhiên, trái ngược với mong muốn, nay Luật Đất đai sửa đổi trao quyền nhiều hơn cho Nhà nước về việc thu hồi đất để “phát triển kinh tế” với một phạm vi rất rộng.
Thực tế, trong thời gian qua việc thu hồi đất diễn ra tràn lan. Những mảnh đất nông nghiệp tại các khu đô thị bị thu hồi và đền bù cho người nông dân với giá rẻ mạt. Tuy nhiên, ngay sau khi biến thành đất ở thì giá cả đã tăng vọt lên hàng chục lần. Phần lớn khoản chênh lệch này vào túi các đại gia bất động sản. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân chính tạo ra một tầng lớp siêu giàu của Việt Nam nhờ đất đai.
Trong khi đó rất nhiều người dân bị mất đất không được đền bù một cách thỏa đáng và bị đẩy đến đường cùng do mất kế sinh nhai. Hệ quả tất yếu là chúng ta thấy những xung đột, khiếu kiện liên quan đến đất đai ngày càng trầm trọng.
Bên cạnh đó, việc trao thẩm quyền cho Nhà nước mà thực tế là một số cá nhân nào đó cũng dễ dẫn đến nảy sinh tiêu cực. Siêu lợi nhuân từ việc có được dự án bất động sản là một ma lực không thể cưỡng lại đối với chủ đầu tư. Tuy nhiên, “siêu lợi nhuận” chỉ có được cùng với cái “gật đầu” của cơ quan chức năng. Cũng có lẽ từ điều này mà lĩnh vực đất đai được xem là một trong những lĩnh vực có nhiều tham nhũng nhất ở Việt Nam.
Tóm lại: Ngoài những tiến bộ đạt được thì Luật Đất đai sửa đổi vẫn chưa thoát khỏi “tư duy cũ”, chưa thay đổi căn bản được những vấn đề đang gây ra bức xúc trong xã hội và có nguy cơ dẫn đến bất ổn xã hội. Những lỗ hổng trong quy định thu hồi đất, giá đền bù, thẩm quyền thu hồi đất đã tạo ra sự bất công trong xã hội là nguồn gốc của tiêu cực phát sinh.

Bất động sản Việt Nam 2013 qua những con số


Diễn biến thị trường bất động sản Việt Nam năm 2013 có thể tóm tắt qua các giai đoạn như sau:
Nguyên nhân: Tồn kho còn nhiều, nợ xấu cao. 
Giải pháp: Tung gói cứu trợ 30.000 tỷ và chuyển hướng sang nhà ở xã hội.
Kết quả: Vốn FDI sụt giảm và tạm dừng dự án.


Tồn kho
Theo số liệu từ Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, tồn kho bất động sản tiếp tục giảm mạnh mặc dù nguồn cung nhà ở được tiếp tục bổ sung. Hết tháng 11/2013, tồn kho bất động sản còn 96.805 tỷ đồng, giảm hơn 24% so với cuối quý 1. Trong đó, Hà Nội giảm trên 16% còn TP.HCM giảm trên 30%.
Tính đến hết quý III, tổng giá trị hàng tồn kho của 71 doanh nghiệp địa ốc niêm yết tại HOSE và HNX lên đến 75.635 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.
Nợ xấu
70% là con số nợ xấu thuộc lĩnh vực bất động sản mà Công ty Quản lý và Khai thác Tài sản Việt Nam (VAMC) đã mua. Cụ thể, sau một tháng triển khai mua nợ xấu, tính đến cuối tháng 10, VAMC đã mua nợ xấu của 14 ngân hàng với giá trị 11.000 tỷ đồng.
Trên thực tế, giá trị gốc tính theo sổ sách của các khoản nợ này là 13.000 tỷ đồng. Theo phân loại ban đầu của công ty này, khoảng 70% khoản nợ đã mua thuộc lĩnh vực bất động sản, hơn 20% thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Cứu trợ
Sau Nghị quyết 02 của Chính phủ, gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có hiệu lực từ 1/6/2013, với lãi suất được ấn định là 6%/năm. Đây được xem như chiếc phao cứu sinh cho ngành bất động sản. Tuy nhiên, trái với mong đợi, tính đến giữa tháng 12/2013, giá trị giải ngân gói 30.000 tỷ mới chỉ đạt 555 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 2% tổng giá trị.
Nhà ở xã hội
Theo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cả nước đang triển khai 124 dự án nhà ở xã hội với quy mô xây dựng trên 78.000 căn hộ.
Trong số này, có 85 dự án dành cho người thu nhập thấp (tương đương 51.895 căn hộ) với tổng mức đầu tư khoảng 23.822 tỷ đồng và 39 dự án nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp, có quy mô xây dựng khoảng 27.000 căn hộ với tổng mức đầu tư khoảng 6.850 tỷ đồng.
FDI
Tính đến giữa tháng 12, đã có 21,6 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm trước. Năm nay, lần đầu tiên bất động sản mất vị trí thứ 2 trong việc thu hút FDI. 20 dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm đem về cho bất động sản 951 triệu USD.
Tạm dừng
Báo cáo của Bộ Xây dựng mới đây cho biết, tính đến hết tháng 9/2013, cả nước có 4.015 dự án với tổng mức đầu tư ước tính hơn 4.486 nghìn tỷ đồng. Trong đó, số lượng các dự án được tiếp tục triển khai là 3.154 dự án (78,6%), các dự án cần phải điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp điều chỉnh quy hoạch là 455 dự án (chiếm 12%), các dự án tạm dừng triển khai là 524 dự án (chiếm 13%). So với thời điểm cuối quý I/2013, số dự án tạm dừng tăng 386 dự án.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Thị trường bất động sản 2013: Gam trầm - 2014: Hy vọng

Nếu nhìn toàn cục diện của bức tranh kinh tế năm 2013, có thể khẳng định, thị trường bất động sản trải thăng trầm nhất. Câu hỏi: Đâu là giá trị thực của thị trường bất động sản? dường như vẫn chưa có câu trả lời xác đáng, tuy rằng nhiều tín hiệu cho thấy thị trường này sẽ ấm lại trong năm 2014.

 
Hình minh họa
Giao dịch ấm lên…
 
Nếu nhìn lại diễn biến của thị trường bất động sản năm 2013, tuy chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy, sự sôi động trở lại như thời "hoàng kim” những năm 2007,2008, song, cần phải thừa nhận, giao dịch bất động sản đã có chiều hướng ấm lên.
 
Theo báo cáo của 17 DN và 5 sàn giao dịch bất động sản cho thấy, tính đến hết tháng 11-2013, tại Hà Nội đã có trên 4.000 giao dịch thành công, trong hai tháng 10 và 11 có 1.400 giao dịch thành công. Bộ Xây dựng dự báo quý IV-2013 sẽ có trên 2.000 giao dịch, trong khi quý I của năm nay chỉ có trên 556 giao dịch thành công, quý II có 774 giao dịch…
 
Còn tại TP. Hồ Chí Minh, giao dịch bất động sản thành công trong quý III và IV của năm 2013 đã tăng lên gấp 4 lần so với quý I và II. Đặc biệt, theo đánh giá về thực trạng tồn kho bất động sản của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, tồn kho bất động sản đã liên tiếp giảm mạnh mặc dù nguồn cung nhà ở vẫn đang được bổ sung.  
 
Con số giao dịch bất động sản thành công, số tồn kho giảm và cả sự gia tăng (tuy không nhiều) các giao dịch trên thị trường này ít nhiều minh chứng cho sự tan chảy của "tảng băng” bất động sản.
 
Và theo nhận định của giới chuyên gia trong ngành, thị trường bất động sản sẽ thực sự hồi phục trở lại vào giữa năm 2014. Tuy nhiên, người ta vẫn cảm thấy một sự bức bối nào đó ẩn trong những diễn biến của thị trường này.  
 
Tuy vậy, để có câu trả lời xác đáng cho câu hỏi: Giá bất động sản có thể giảm sâu hơn nữa hay không và đâu là giá trị thực của bất động sản thì hầu như không ai trả lời được.
 
Theo những khảo sát về giá bất động sản của một số công ty nghiên cứu như Savills, CBRE…, thị trường bất động sản liên tiếp có sự sụt giảm về giao dịch lẫn giá bán trong suốt nhiều năm liền, đặc biệt là từ đầu 2011 đến nay. Trong suốt thời gian đó, trung bình mỗi năm giá bất động sản giảm khoảng 10% so với năm liền trước.
 
Nhưng có lẽ, năm 2013 này là năm đánh dấu sự sụt giảm của giá bất động sản rõ nhất. Trong một báo cáo gửi tới Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008-2010, nhiều dự án đã giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006. Chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ này của giá bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng bày tỏ sự lạc quan rằng, những khó khăn của thị trường bất động sản đang dần được tháo gỡ.
 
Và tất nhiên, không chỉ các nhà quản lý bày tỏ lạc quan, việc giá nhà ở giảm mạnh, cùng với đó, nhiều dự án có sự cải thiện về thanh khoản… cũng khiến dư luận, các chuyên gia trong nước, thậm chí cả các chuyên gia nước ngoài cũng đưa ra nhận định rằng, giá bất động sản đã "chạm đáy”. 
 
 
Tại thời điểm này, thị trường bất động sản đã có nhiều giao dịch
 
2014: Phục hồi vững chắc?
 
Tuy vậy, trên thực tế, nếu nói là giao dịch của thị trường này đã ấm dần lên cũng chỉ là ấm so với khi đóng băng, có nghĩa, số giao dịch thành công nói trên cũng chưa thấm vào đâu so với thời kỳ sôi động nhất của thị trường bất động sản. Và không ít người tiêu dùng vẫn đang có tâm lý chờ đợi sự sụt giảm sâu hơn về giá của thị trường này. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi, theo nhận định của ông Nguyễn Nam Dũng (Lê Văn Lương, Hà Nội) một nhà đầu tư có thâm niên trong ngành, chẳng có ai khẳng định được đâu mới là "đáy” của giá bất động sản, bởi một thời gian dài, giá bất động sản đã bị đội lên quá cao, quá xa so với giá trị đích thực của nó. Chính bởi thế, tâm lý hiện nay của nhiều người tiêu dùng là chờ đợi giá giảm sâu hơn nữa là đương nhiên. 
 
Trong khi vẫn chưa có câu trả lời nào xác đáng nhất cho câu hỏi: Giá bất động sản đã "chạm đáy” hay chưa? Và đâu mới là giá trị thực của nó… thì rõ ràng, thị trường này sẽ vẫn chưa thể vận hành được trở lại theo đúng như kỳ vọng của dư luận cũng như các nhà quản lý. Đâu đó vẫn còn tâm lý "giữ giá, sợ lỗ” thì chắc chắn, khó có thể mong sức mua sẽ tăng lên. Và nói như ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, các DN, chủ đầu tư bất động sản cũng phải chấp nhận quy luật của thị trường thì mới mong vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay. Và theo vị Chủ tịch TP, tới đây cần phải có một biện pháp mạnh về tín dụng để vực dậy thị trường bất động sản. 
 
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn bày tỏ kỳ vọng vào thị trường này trong năm 2014. Bởi, theo đánh giá của giới chuyên gia, với sự nỗ lực của các nhà quản lý trong việc đưa ra các giải pháp vực dậy thị trường này bằng Nghị quyết 02 và gói 30.000 tỷ, cùng những tín hiệu tích cực của sự phục hồi nền kinh tế vĩ mô năm 2014, đây sẽ là kênh đầu tư được đánh giá cao. Đặc biệt, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dù 2013 là năm khó khăn, nhưng riêng thị trường bất động sản vẫn thu hút được vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài vào phân khúc nhà ở với số vốn lên tới 1,2 tỷ USD. Đây dường như mở thêm một kỳ vọng nữa cho thị trường bất động sản trong năm 2014.

 

“Cắt lỗ” bất động sản, thuế kiểu nào cũng thiệt


Theo quy định tại Luật Thuế TNCN có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2009, có 2 cách tính khác nhau về xác định thuế suất cho người có BĐS chuyển nhượng. Và cách nào thì người mua nhà cũng... thiệt.

“Hiện nhiều nhà đầu tư đang bán tháo BĐS để ‘cắt lỗ’, nên dù thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo hình thức nào thì vẫn bị thiệt thòi”. Đó là nhận định của ông Vũ Kim Giang, Giám đốc CTCP Đầu tư Thái Minh Quang khi trao đổi với Đầu tư Bất động sản về hướng dẫn mới của Bộ Tài chính trong áp dụng thuế TNCN đối với chuyển nhượng BĐS.
Bất cập từ 2 phương án
Theo quy định tại Luật Thuế TNCN có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2009, có 2 cách tính khác nhau về xác định thuế suất cho người có BĐS chuyển nhượng. Cụ thể, thuế TNCN đối với chuyển nhượng BĐS được áp 2% trên tổng giá bán ghi trên hợp đồng (với điều kiện giá vốn không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp đầy đủ để chứng minh) hoặc 25% chênh lệch giá (giá bán trừ giá mua và trừ các chi phí liên quan như chi phí cải tạo, sửa chữa BĐS).
Ông Giang cho biết, trước đây, khi BĐS nóng lên, người dân đổ xô mua nhà ở, đất ở. Khi thị trường đóng băng, nhiều người lại bán tháo để cắt lỗ. Nếu áp dụng phương pháp tính thuế 2% trên giá bán thì dù lỗ người dân vẫn phải nộp thuế. Trong trường hợp này, nếu việc chuyển nhượng BĐS được áp dụng nộp thuế 25% thì sẽ có lợi cho người dân.
Song phương pháp này đòi hỏi mỗi cá nhân phải có đầy đủ chứng từ và sau bao nhiêu năm sử dụng mới chuyển nhượng thì giá BĐS cũng đã thay đổi rất nhiều. Lúc đó, nếu áp thuế 25% lợi nhuận, thì mức thuế phải nộp có thể gấp 5, 10 lần so với mức thuế 2%. Trong trường hợp này, người nộp thuế băn khoăn vì đồng tiền trượt giá. Chẳng hạn, lúc họ mua nhà đất, giá vàng chỉ 400.000 đồng/chỉ. Đến nay giá vàng lên đến 3 - 4 triệu đồng/chỉ, nhưng khi tính thuế thì vẫn theo giá khi mua nhà đất.
Một thực tế nữa cũng được ông Giang phản ánh là hiện nay, đa phần các giao dịch BĐS đều lựa chọn phương thức nộp 2%. Vì vậy, đã có hiện tượng người dân viết giá chuyển nhượng trong hợp đồng thấp để trốn thuế, vì nếu ghi đúng giá thì mức đóng sẽ rất lớn. Và như vậy, nếu như tính theo phương án 2% hay 25% thì ngân sách đều thất thu thuế.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế cho rằng, pháp luật đã quy định rất rõ về từng cách áp thuế. Tuy nhiên, 2 cách tính này đều có những điểm bất cập. Chẳng hạn như khi người mua căn hộ góp tiền để hoàn thành căn hộ trong tương lai. Căn hộ đó giá 5 tỷ đồng, họ có thể đã nộp trước 3 - 4 tỷ đồng, sau đó lại chuyển nhượng khi nhận nhà, hoặc nhà chưa hoàn thành, người đó đã chuyển nhượng trên giấy tờ, thậm chí người chuyển nhượng không phải là người chuyển nhượng đầu tiên.
Như vậy, từ người chuyển nhượng thứ 2 trở đi không còn chứng từ xác định giá vốn nữa và buộc cơ quan thuế phải thu thuế với mức 2% giá trị chuyển nhượng, dù người nộp thuế có căn cứ chứng minh rằng mình đang lỗ.
Gỡ rối
Để giải quyết những bất cập trên, Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các cục thuế tỉnh, thành về việc áp dụng thuế TNCN đối với chuyển nhượng BĐS. Theo hướng dẫn mới này, người nộp thuế tự xác định thu nhập tính thuế, khai thuế đối với cả trường hợp áp dụng thuế suất 25% và thuế suất 2%. Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra và xác định số thuế TNCN phải nộp theo quy định. Trường hợp phát hiện có gian lận về căn cứ tính thuế thì cơ quan thuế thực hiện truy thu và xử lý theo quy định.
Bộ Tài chính cũng quy định các trường hợp cụ thể về cách áp dụng thuế suất khi chuyển nhượng BĐS. Với BĐS được mua, hình thành trước ngày 1/1/2009 không có hóa đơn chứng từ hoặc chỉ có giấy viết tay, nay chuyển nhượng thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng, vì không có cơ sở để xác định giá vốn và các chi phí liên quan. Tương tự, cũng áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng với trường hợp mua bán BĐS có hợp đồng công chứng, nhưng không xác định được giá vốn và chi phí liên quan.
Trường hợp cá nhân mua sản phẩm từ tổ chức kinh doanh BĐS, tổ chức kinh tế có hợp đồng mua, bán và hóa đơn hợp pháp; từ giao đất có thu tiền sử dụng đất; từ trúng đấu giá sau đó chuyển nhượng BĐS đó cho người khác (tổ chức hoặc cá nhân) thông qua hợp đồng công chứng thì có hai cách tính thuế: Nếu người nộp thuế có căn cứ xác định được thu nhập tính thuế thì kê khai và nộp thuế theo mức thuế suất 25%. Nếu không xác định được hoặc không có hồ sơ xác định giá vốn và các chi phí liên quan thì áp dụng mức thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.
Bình luận về quy định mới này, ông Nguyễn Viết Hải, Giám đốc CTCP Đầu tư VIC cho rằng, nó không có ảnh hưởng lớn đến giao dịch trên thị trường mà chỉ mang ý nghĩa hợp pháp hóa một thực tế đang xảy ra. Tuy nhiên, việc này cũng chứng tỏ cơ quan hành thu cũng đã thấu hiểu hơn về thực tế thị trường và điều chỉnh cơ chế, chính sách một cách sát thực và có tính khả thi hơn.