Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thị trường bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thị trường bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Thị trường bất động sản: Âm thịnh dương suy

Xem thêm: 


Trong khi bất động sản cho người sống chật vật phá băng thì công viên nghĩa trang đang lên ngôi. Giá trị, nhiều lăng mộ có khi còn đắt hơn cả ngôi nhà người sống. Điều đáng nói, quanh chuyện đi mua mộ, có những điều không ngờ giữa những người đang sống.

Vài năm trở lại đây, do đất tại thành phố lớn không đủ để địa táng nên nhiều công ty có xu hướng xây nghĩa trang công viên ở các tỉnh lân cận. Nhiều nghĩa trang với quy mô vài trăm héc-ta với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng được xây dựng như: Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn, Hòa Bình), Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên (Phù Ninh, Phú Thọ), công viên Vĩnh Hằng (Ba Vì, Hà Tây)...
Ông Nguyễn Thanh Thông, Tổng Giám đốc Cty CP Đầu tư Xây dựng Thiên Đức, đơn vị xây dựng Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên cho biết, khách hàng đến với dự án của Thiên Đức là những người có tiền với nhiều thành phần khác nhau trong xã hội.
Trong số khách hàng có một đại gia tên K. (xin được giấu tên) trong lĩnh vực tài chính. Vị đại gia này rất mê tín nên sau nhiều lần tham vấn thầy, quyết tìm đến Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên mua quần thể mộ gia tộc. 
Tuy nhiên, dù rất thích vị trí mình chọn, nhưng ông K. vẫn băn khoăn vì chưa “điều” được thầy phong thủy từ Bình Dương ra xem trực tiếp. Sau vài tháng, ông K. vời được thầy phong thủy lên dự án để ngắm vị trí đất tốt.
Tuy nhiên, khi thầy chỉ chỗ này không hợp phải đổi vị trí khác, lập tức ông K. xuống tiền mua vị trí mới. Được biết, để có câu phán này, ông K. phải bỏ ra vài trăm triệu chưa kể chi phí đi lại, ăn uống...
Cũng mê tín không kém vị đại gia K. một quan chức hàm thứ trưởng móc túi chi cả trăm triệu để thầy tìm hướng mộ hợp đường quan chức. Sau khi thầy phán, vị này quyết chọn quần thể mộ hướng đó dù đã có người đặt cọc. 
“Với những trường hợp đã đặt cọc mà 2, 3 người đòi mua, chúng tôi rất khó xử. Mỗi khách hàng đến với dự án đều tìm thầy xem rất cẩn thận”, ông Thông nói. Ông Thông cũng cho biết thêm, nhiều gia đình mời đến 3, 4 thầy tới xem đất mới chọn với quan niệm đất người âm cần cẩn thận, con cháu mới làm ăn phát đạt.
Ông Nguyễn Mạnh Thản, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Ao Vua, chủ công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng (Ba Vì, Hà Tây) cũng tiết lộ, nhiều Việt kiều nước ngoài không tiếc tiền tỷ mua mộ. Chưa kể chi phí vài trăm triệu mời thầy cúng chọn vị trí.
Không ít nhân viên kinh doanh tại dự án Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn, Hòa Bình) phải chờ dài cổ khi những vị khách quyết chờ thầy phong thủy từ nước ngoài về xem mới chịu mua đất. “Nhiều đại gia sẵn sàng bỏ tiền tỷ mua đất nghĩa trang, nhưng họ phải nghe thầy phán mới yên tâm mua dự án. Có những vị mất nửa năm mới tìm được thầy có uy tín về xem đất”, anh Nguyễn Hoàng, nhân viên kinh doanh dự án Lạc Hồng Viên nói.
Những cuộc gặp ở nghĩa trang
Ông Nguyễn Điền (Cầu Giấy, Hà Nội) năm nay ngoài 60 tuổi, âm thầm đi mua mộ cho mình. Theo như ông nói, điều thú vị nhất là biết mình mất đi mình nằm ở đâu nên đã tìm đến dự án Lạc Hồng Viên. Ông Điền chia sẻ: “Tôi giấu kín gia đình vì ngại mọi người ngăn cản. Đến đây, tôi khá ưng dịch vụ chăm sóc phần mộ, tổ chức mai táng chuyên nghiệp”.
Nhiều ngọn đồi bị phạt để làm công viên nghĩa trang. Ảnh: N.M
Trong một lần cùng đoàn đi tham quan dự án, ông Điền đã gặp con trai mình ở đó. Hóa ra, cậu con trai ông cũng âm thầm chọn nơi hậu sự cho cha. “Con giấu vì sợ tôi hiểu nhầm. Biết con đi mua đất hậu sự cho mình, tôi rất cảm động”, ông Điền nghẹn ngào.
Tại nghĩa trang này, không ít trường hợp người thân không hẹn mà gặp. Thế rồi, mọi thứ cứ như chạm vào sợi dây tình cảm của nhau nên đều rưng rưng nước mắt. Ông Trần Tuấn Anh, Phó Tổng Giám đốc Cty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Toàn Cầu (chủ đầu tư dự án Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên) cho biết: Cách đây vài tháng, một phụ nữ ngoài 50 tuổi không chồng con lên tìm nơi an nghỉ. Trong biển người, bất ngờ bà gặp người yêu cũ tại một ngôi mộ trống. Cả hai sững sờ trong giây lát. Sau khi hàn huyên tâm sự, người phụ nữ cô độc này mới biết, bạn trai năm xưa đang tìm nơi an nghỉ cho chính mình. 
“Qua cuộc gặp bất ngờ trên, tôi được biết người đàn ông ấy tuy đã có gia đình riêng, nhưng khi biết người yêu cũ ở vậy nên rất thương cảm và muốn bù đắp phần nào bằng cách đi mua nơi an nghỉ cuối cùng”, ông Tuấn Anh chia sẻ.
 “Biết con đi mua đất hậu sự cho mình, tôi rất cảm động”, ông Nguyễn Điền (Cầu Giấy, Hà Nội) nói khi gặp con trai tại một nghĩa trang công viên.


Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Thị trường bất động sản đã manh nha phục hồi?

Xem thêm: 


Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố mới đây về chỉ số giá giao dịch bất động sản quý IV/2013 tại Hà Nội ghi nhận giá chung cư ở thủ đô có sự tăng nhẹ. Sự kiện này đã thổi một làn gió hy vọng lạc quan về tương lai của thị trường trong năm mới. Tuy nhiên, liệu bất động sản 2014 đã sẵn sàng hồi phục chưa hay sẽ tiếp tục ngập chìm trong đống tồn kho, tranh chấp và hàng loạt bế tắc về chính sách chưa được khai thông khác?

Bất động sản 2014 có thể được khái quát và gói gọn trong câu “lạc quan trong thận trọng”. Ảnh: KL
Trả lời một phỏng vấn đầu năm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã có nhận định về triển vọng của thị trường bất động sản trong năm 2014 như sau, “Nhìn vào sự biến đổi của thị trường bất động sản năm 2013, nhất là sự tiến triển tích cực ở những tháng cuối năm, tôi cho rằng năm 2014 thị trường bất động sản sẽ bắt đầu hồi phục, ấm dần lên”.
Trên thực tế trong thời gian gần đây trên thị trường nhà đất tiếp tục xuất hiện một số tín hiệu tích cực. Cụ thể, Bộ Xây dựng vừa qua đã hoàn thành dự thảo lần thứ 11 của Luật Nhà ở sửa đổi sau khi điểu chỉnh một số điểm cho phù hợp với tình hình thực tế và góp ý của công luận. Trong đó, Luật Nhà ở đã có 5 điểm đổi mới đáng kể như: Chưa nhận nhà, người mua chỉ phải đóng tối đa 70%;Trong vòng 30 ngày sau khi giao nhà, chủ đầu tư phải làm thủ tục cấp sổ đỏ cho căn hộ; Diện tích nhà chung cư được tính theo kích thước thông thủy; Bỏ quy định sở hữu chung cư có thời hạn 70 năm; Tăng thời gian sở hữu nhà ở cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam… Như vậy, so với trước đó Luật nhà ở sửa đổi đã đưa vào khá nhiều điểm tích cực. Nhiều người kỳ vọng khi dự luật này được ban hành sẽ hỗ trợ tích cực cho thị trường bất động sản.
Ngoài ra, vừa qua Chính phủ cũng như Bộ Xây dựng đã liên tục yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến 31/12/2013, các ngân hàng mới chỉ giải ngân được 758,7 tỷ đồng trong gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, tương ứng chiếm khoảng 2,5%. Đây là kết quả khá khiêm tốn so với kỳ vọng của Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng phát biểu trước Quốc hội là 15.000-20.000 tỷ đồng.
Vào ngày 2/1 vừa qua, người đứng đầu NHNN đã quyết định mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2014 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định là 5%/năm, tức giảm 1% so với mức lãi suất áp dụng năm 2013 nhằm đẩy nhanh giải ngân gói hỗ trợ này.
Bên cạnh hàng loạt động thái tích cực từ Chính phủ, một số chuyên gia và doanh nghiệp bất động sản cũng đã có nhiều nhận định trái chiều về vấn đề trên. Theo ông Nguyễn Văn Đực – Phó Chủ tịch hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cần giải ngân gói 30.000 tỷ này phải như tinh thần của một chiến sĩ cứu hỏa, cũng như tinh thần của một bác sỹ cấp cứu bệnh nhân, phải chấp nhận vượt qua một số luật lệ thông thường.
Cũng là một chuyên gia có nhiều nhận định “chói tai” về bất động sản Việt Nam suốt thời gian qua, TS ALan Phan cho rằng, “lý do duy nhất khiến thị trường bất động sản Việt Nam trì trệ là giá bán quá cao so với thu nhập trung bình của người dân”.
Nhìn vào số liệu do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, dư nợ tín dụng bất động sản 2 năm qua đã có sự tăng tốc chóng mặt từ 190 nghìn tỷ năm 2012 tăng lên 260 nghìn tỷ vào năm 2013, với tỷ lệ tăng tương ứng là 36,8%. Đây là con số thật sự “khủng” rất đáng để chúng ta suy nghĩ về thực trạng thực sự thị trường nhà đất cũng như đánh giá được khả năng phục hồi của nó trong thời gian tới.
Bất động sản 2014 có thể được khái quát và gói gọn trong câu “lạc quan trong thận trọng”. Như lời nhận định của ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Đất Xanh, “Những khó khăn của thị trường sẽ tiếp diễn trong năm 2014 nhưng mức độ sẽ giảm đi 60% - 70%”.

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

TP. HCM nỗ lực “làm sạch” thị trường bất động sản

Xem thêm: 


Năm 2013 là năm TP. HCM có bước đột phá về thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà, đất, “làm sạch” thị trường bất động sản, góp phần giúp thị trường “trở mình” trong những tháng cuối năm.


Lần đầu tiên, TP. HCM đưa ra chủ trương cấp thẳng sổ hồng cho người mua căn hộ trong các dự án phát triển nhà ở
Trong năm qua, Thành phố đã phê duyệt gần 300 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 lập mới và điều chỉnh của 24 quận, huyện. Ngoài ra, một trong những nội dung được Thành phố đẩy mạnh trong năm qua là mạnh tay với các dự án treo. Trước mắt, rà soát, hủy bỏ chủ trương chấp thuận đầu tư, các quyết định giao đất và cho thuê đất của 125 dự án với diện tích khoảng 2.000 héc-ta. Theo đó, trong năm qua, 210 dự án treo được xóa bỏ.
Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP. HCM cho rằng, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, quan điểm của Thành phố là luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, nhưng doanh nghiệp nào làm ăn cẩu thả, thiếu năng lực thì cần chấn chỉnh. UBND Thành phố đã thành lập tổ công tác xử lý các dự án chậm tiến độ và đang khẩn trương xử lý theo hướng thu hồi, hủy bỏ các quyết định giao đất đối với các dự án không phù hợp.
Trong lĩnh vực cấp giấy chủ quyền nhà, đất cho người dân cũng đã có bước đột phá mạnh mẽ với 179.000 hộ dân được cấp giấy tờ nhà, đất trong năm 2013. Kết quả này đã giải quyết được tồn đọng hàng chục năm qua của TP. HCM.
Để đẩy nhanh việc cấp giấy hồng cho người mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở, lần đầu tiên Thành phố đã đưa ra chủ trương, thay vì người mua nhà trông chờ vào chủ dự án, các cơ quan chức năng sẽ trực tiếp cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cho người mua nhà. Theo đó, người dân trong các dự án phát triển nhà ở trực tiếp làm giấy chủ quyền theo quy định, nộp theo hồ sơ hợp đồng mua nhà và phải cam kết hoặc chứng minh rằng mình đã đóng xong tiền mua nhà lên cơ quan có thẩm quyền để được cấp sổ hồng.
Việc cấp sổ hồng cho dân không phụ thuộc vào việc chủ đầu tư đã hoàn thành pháp lý của dự án hoặc đã đóng tiền sử dụng đất cho Nhà nước hay chưa. Nhà nước sẽ có hình thức, chế tài đối với các chủ đầu tư không hoàn thành thủ tục cấp giấy hồng cho khách hàng.
Sau khi cấp giấy hồng cho dân, chủ đầu tư vẫn phải tiếp tục thực hiện các bước pháp lý tiếp theo để hoàn thành thủ tục đầu tư dự án theo quy định, phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Mặt khác, cũng lần đầu tiên trong năm qua, TP. HCM có chủ trương cấp giấy chủ quyền nhà đất với các trường hợp mua bán nhà bằng giấy viết tay, nhưng không bị tranh chấp, phù hợp quy hoạch.
Theo giới kinh doanh địa ốc, những quy định mới này có ý nghĩa rất lớn với thị trường bất động sản. Thực trạng TP. HCM có hàng trăm ngàn căn nhà chưa được cấp sổ hồng, sổ đỏ lâu nay khiến thị trường thiếu tính minh bạch và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp phổ biến trong các giao dịch nhà đất. Do vậy, nỗ lực cấp sổ hồng của Thành phố đợt này được xem là một bước tiến quan trọng vể thủ tục hành chính, giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn.

Ông Nguyễn Hữu Tín cho rằng, trong năm 2014, Thành phố sẽ tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Trong đó, đặc biệt tìm các biện pháp để giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, Thành phố khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển những dự án đáp ứng nhu cầu, khả năng tài chính của người mua. Đặc biệt, hiện nay có nhiều doanh nghiệp xin đầu tư nhà ở xã hội, hoặc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội cũng giúp “cung - cầu gặp nhau”.

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Chuyển biến thị trường bất động sản 2013 – sức nặng từ chính sách

Xem thêm: 


Năm 2013 đánh dấu nhiều biến động trên thị trường bất động sản, dấu ấn rõ rệt nhất là những tác động của chính sách kể từ sau Nghị quyết số 02 của Chính phủ và gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường đến nay.

Cần gỡ vướng trong thủ tục để các doanh nghiệp và người dân tiếp cận với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.
Năm 2013 khởi đầu không mấy thuận lợi với thị trường bất động sản, khi lượng căn hộ tồn kho có giá trị lên tới hơn 112.000 tỷ đồng. Hàng nghìn dự án bất động sản phải đình hoãn do không có cả vốn lẫn khách hàng, kéo theo đó là hàng nghìn doanh nghiệp liên quan gặp khó. Khó khăn của thị trường bất động sản đã rõ nhưng vẫn còn có ý kiến khác nhau. Bộ Xây dựng và các hiệp hội, câu lạc bộ bất động sản kiến nghị Chính phủ cứu thị trường. Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế lại cho rằng: nên để thị trường tự vận hành.

Tuy nhiên, ngay đầu năm, Chính phủ ban hành Nghị quyết 02 nêu hàng loạt giải pháp giảm tồn kho, được cụ thể hóa bằng gói tín dụng 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ thị trường bất động sản. Sau hàng loạt động thái, thị trường đã có sự chuyển động từ phía các doanh nghiệp, cụ thể là những dự án nhà ở dần giảm giá bán. Thủ tục tiếp cận cũng đơn giản hơn, giao dịch tại các sàn đã dần sôi động.
Những chuyển động ban đầu đã tạo tâm lý là thị trường đang ấm dần lên, thậm chí đã có những ý kiến nhận định bất động sản đang xuống đến đáy, là thời điểm thích hợp nhất để mua nhà. Thế nhưng, nếu nhìn vào tốc độ giải ngân rất chậm chạp của gói tín dụng 30.000 tỷ đồng và khẳng định của Ngân hàng Nhà nước rằng, không có chuyện ngừng giải ngân gói tín dụng này thì nhiều chuyên gia tính toán, điểm rơi cuối cùng của thị trường bất động sản sẽ là cuối năm 2014. Từ giờ đến lúc đó, các cơ quan chức năng còn rất nhiều việc phải làm. Trước mắt, cần gỡ vướng trong thủ tục để các doanh nghiệp và người dân tiếp cận với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng một cách dễ dàng hơn.
Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam Nguyễn Ngọc Thành phản ánh, các ngân hàng đưa ra yêu cầu doanh nghiệp phải mua lại căn hộ nếu khách hàng không có khả năng trả nợ, nhưng thủ tục để mua lại không đơn giản.

Còn theo Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Phạm Sỹ Liêm, đã đến lúc cần xem lại cách thức triển khai gói tín dụng này, cũng như thực tế của các dự án nhà ở xã hội, để tránh lãng phí tiền xây nhà ở xã hội mà không thu hút được người dân đến các dự án này. Bởi giao tất cả trách nhiệm cho các ngân hàng là làm khó họ, trong khi việc rà soát hồ sơ vốn thuộc chức năng của các cơ quan quản lý Nhà nước. 
Có thể thấy, những chính sách quyết liệt áp dụng đối với thị trường bất động sản năm 2013 đã phần nào giải quyết những mâu thuẫn đã kéo dài nhiều năm qua. Nhưng theo cảnh báo của các chuyên gia, nguy cơ tranh chấp dân sự vẫn gia tăng khi các dự án huy động vốn của người mua nhà nhưng không tiếp tục được, phải đình hoãn, chuyển đổi. Muốn giải quyết tận gốc vấn đề này thì phải thay đổi cách thức huy động vốn của người mua sang vay vốn ngân hàng để doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm với công việc của mình.
Theo đánh giá của các chuyên gia về thị trường bất động sản, sang năm 2014, thị trường có thể sôi động hơn và sức lan tỏa của các chính sách được ban hành liên tục trong năm 2013, đặc biệt là những nỗ lực của Bộ Xây dựng nhằm nới rộng biên độ tiếp cận với gói 30.000 tỷ đồng sẽ tác động đến giá nhà đất và người mua nhà có thể kỳ vọng mặt bằng giá bất động sản sẽ hợp lý hơn, chứ không phải chỉ là một vài dự án giảm giá.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Bất động sản 24h - Tổng hợp thị trường bất động sản ngày 30/12

>>> 


Thị trường nhà đất ngày 30/12 có những thông tin tiêu biểu như: Bất động sản Việt Nam 2013 qua những con số; Năm 2014, nên “rót” tiền vào đâu; Những quy định mới nhất về “sổ đỏ”; Bằng chứng phân định phát ngôn Bộ trưởng và Chủ tịch Hà Nội; Cho phép phân lô, bán nền: Lo không quản nổi.

Bất động sản Việt Nam 2013 qua những con số
Diễn biến thị trường bất động sản Việt Nam năm 2013 có thể tóm tắt qua các giai đoạn như sau:
Nguyên nhân: Tồn kho còn nhiều, nợ xấu cao.
Giải pháp: Tung gói cứu trợ 30.000 tỷ và chuyển hướng sang nhà ở xã hội.
Kết quả: Vốn FDI sụt giảm và tạm dừng dự án…xem thêm
Năm 2014, nên “rót” tiền vào đâu?
Năm 2014 được dự báo là năm “dễ thở” hơn khi nền kinh tế đã qua giai đoạn xấu nhất, đang từ từ thoát đáy và đi lên. Một số kênh đầu tư có dấu hiệu phục hồi, cụ thể là tiền gửi tiết kiệm và chứng khoán được xem là kênh để “rót” tiền vào an toàn nhất.
So với các kênh đầu tư khác, tiền gửi tiết kiệm được xem là “sáng giá” hơn cả. Bởi thực tế trong hai năm vừa qua, những ai có tiền gửi bằng VND vào hệ thống ngân hàng đều có lãi và rất an toàn… xem thêm
Những quy định mới nhất về “sổ đỏ”
Một trong số những điểm mới của Luật Đất đai vừa được Quốc hội thông qua là những quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ).
Như đã đưa tin, tại cuộc họp báo quý III của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Nguyễn Mạnh  Hiển đã giải thích nhiều nội dung mới của Luật Đất đai sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua…xem thêm
Bằng chứng phân định phát ngôn Bộ trưởng và Chủ tịch Hà Nội
Sau khi Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng chưa có dự án nhà ở, bất động sản nào giảm giá, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng lần nữa khẳng định giá bất động sản tại Hà Nội và các địa phương khác đã giảm rất mạnh so với vài năm trước. Bộ trưởng chỉ rõ, dự án Nam An Khánh đã giảm tới 50% so với năm 2010.
Được Thủ tướng Chính phủ giao đất từ năm 2004, qua 9 năm triển khai, đến đầu tháng 8/2013, dự án Khu đô thị Nam An Khánh mới được chủ đầu tư hoàn thành khoảng 60% hạ tầng kỹ thuật… xem thêm
​Cho phép phân lô, bán nền: Lo không quản nổi
Theo Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV do liên Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ ban hành, từ 5/1/2014, người dân có thể được chuyển quyền sử dụng đất trong khu đô thị để tự xây nhà ở. Hay nói cách khác, cơ quan chức năng đã cho phép tái phân lô, bán nền.
Như vậy, việc phân lô, bán nền đã trải qua ba thời kỳ, từ "thoải mái" thực hiện, bị cấm và giờ là được thực hiện nhưng với những yêu cầu chặt chẽ hơn. Câu chuyện mang tính tất yếu là nếu phân lô, bán nền mà không quản tốt thì đô thị sẽ nham nhở…xem thêm

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Thị trường bất động sản 2013: Gam trầm - 2014: Hy vọng

Nếu nhìn toàn cục diện của bức tranh kinh tế năm 2013, có thể khẳng định, thị trường bất động sản trải thăng trầm nhất. Câu hỏi: Đâu là giá trị thực của thị trường bất động sản? dường như vẫn chưa có câu trả lời xác đáng, tuy rằng nhiều tín hiệu cho thấy thị trường này sẽ ấm lại trong năm 2014.

 
Hình minh họa
Giao dịch ấm lên…
 
Nếu nhìn lại diễn biến của thị trường bất động sản năm 2013, tuy chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy, sự sôi động trở lại như thời "hoàng kim” những năm 2007,2008, song, cần phải thừa nhận, giao dịch bất động sản đã có chiều hướng ấm lên.
 
Theo báo cáo của 17 DN và 5 sàn giao dịch bất động sản cho thấy, tính đến hết tháng 11-2013, tại Hà Nội đã có trên 4.000 giao dịch thành công, trong hai tháng 10 và 11 có 1.400 giao dịch thành công. Bộ Xây dựng dự báo quý IV-2013 sẽ có trên 2.000 giao dịch, trong khi quý I của năm nay chỉ có trên 556 giao dịch thành công, quý II có 774 giao dịch…
 
Còn tại TP. Hồ Chí Minh, giao dịch bất động sản thành công trong quý III và IV của năm 2013 đã tăng lên gấp 4 lần so với quý I và II. Đặc biệt, theo đánh giá về thực trạng tồn kho bất động sản của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, tồn kho bất động sản đã liên tiếp giảm mạnh mặc dù nguồn cung nhà ở vẫn đang được bổ sung.  
 
Con số giao dịch bất động sản thành công, số tồn kho giảm và cả sự gia tăng (tuy không nhiều) các giao dịch trên thị trường này ít nhiều minh chứng cho sự tan chảy của "tảng băng” bất động sản.
 
Và theo nhận định của giới chuyên gia trong ngành, thị trường bất động sản sẽ thực sự hồi phục trở lại vào giữa năm 2014. Tuy nhiên, người ta vẫn cảm thấy một sự bức bối nào đó ẩn trong những diễn biến của thị trường này.  
 
Tuy vậy, để có câu trả lời xác đáng cho câu hỏi: Giá bất động sản có thể giảm sâu hơn nữa hay không và đâu là giá trị thực của bất động sản thì hầu như không ai trả lời được.
 
Theo những khảo sát về giá bất động sản của một số công ty nghiên cứu như Savills, CBRE…, thị trường bất động sản liên tiếp có sự sụt giảm về giao dịch lẫn giá bán trong suốt nhiều năm liền, đặc biệt là từ đầu 2011 đến nay. Trong suốt thời gian đó, trung bình mỗi năm giá bất động sản giảm khoảng 10% so với năm liền trước.
 
Nhưng có lẽ, năm 2013 này là năm đánh dấu sự sụt giảm của giá bất động sản rõ nhất. Trong một báo cáo gửi tới Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm sốt giá giai đoạn 2008-2010, nhiều dự án đã giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006. Chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ này của giá bất động sản, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng bày tỏ sự lạc quan rằng, những khó khăn của thị trường bất động sản đang dần được tháo gỡ.
 
Và tất nhiên, không chỉ các nhà quản lý bày tỏ lạc quan, việc giá nhà ở giảm mạnh, cùng với đó, nhiều dự án có sự cải thiện về thanh khoản… cũng khiến dư luận, các chuyên gia trong nước, thậm chí cả các chuyên gia nước ngoài cũng đưa ra nhận định rằng, giá bất động sản đã "chạm đáy”. 
 
 
Tại thời điểm này, thị trường bất động sản đã có nhiều giao dịch
 
2014: Phục hồi vững chắc?
 
Tuy vậy, trên thực tế, nếu nói là giao dịch của thị trường này đã ấm dần lên cũng chỉ là ấm so với khi đóng băng, có nghĩa, số giao dịch thành công nói trên cũng chưa thấm vào đâu so với thời kỳ sôi động nhất của thị trường bất động sản. Và không ít người tiêu dùng vẫn đang có tâm lý chờ đợi sự sụt giảm sâu hơn về giá của thị trường này. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi, theo nhận định của ông Nguyễn Nam Dũng (Lê Văn Lương, Hà Nội) một nhà đầu tư có thâm niên trong ngành, chẳng có ai khẳng định được đâu mới là "đáy” của giá bất động sản, bởi một thời gian dài, giá bất động sản đã bị đội lên quá cao, quá xa so với giá trị đích thực của nó. Chính bởi thế, tâm lý hiện nay của nhiều người tiêu dùng là chờ đợi giá giảm sâu hơn nữa là đương nhiên. 
 
Trong khi vẫn chưa có câu trả lời nào xác đáng nhất cho câu hỏi: Giá bất động sản đã "chạm đáy” hay chưa? Và đâu mới là giá trị thực của nó… thì rõ ràng, thị trường này sẽ vẫn chưa thể vận hành được trở lại theo đúng như kỳ vọng của dư luận cũng như các nhà quản lý. Đâu đó vẫn còn tâm lý "giữ giá, sợ lỗ” thì chắc chắn, khó có thể mong sức mua sẽ tăng lên. Và nói như ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, các DN, chủ đầu tư bất động sản cũng phải chấp nhận quy luật của thị trường thì mới mong vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay. Và theo vị Chủ tịch TP, tới đây cần phải có một biện pháp mạnh về tín dụng để vực dậy thị trường bất động sản. 
 
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn bày tỏ kỳ vọng vào thị trường này trong năm 2014. Bởi, theo đánh giá của giới chuyên gia, với sự nỗ lực của các nhà quản lý trong việc đưa ra các giải pháp vực dậy thị trường này bằng Nghị quyết 02 và gói 30.000 tỷ, cùng những tín hiệu tích cực của sự phục hồi nền kinh tế vĩ mô năm 2014, đây sẽ là kênh đầu tư được đánh giá cao. Đặc biệt, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dù 2013 là năm khó khăn, nhưng riêng thị trường bất động sản vẫn thu hút được vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài vào phân khúc nhà ở với số vốn lên tới 1,2 tỷ USD. Đây dường như mở thêm một kỳ vọng nữa cho thị trường bất động sản trong năm 2014.