Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

“Siêu lừa” Huyền Như “chết” vì bất động sản

Xem thêm: 


Vừa qua, dự luận đang xôn xao vụ xét xử đại án "siêu lừa" Huyền Như, về những cáo buộc liên quan đến hàng ngàn tỷ đồng bị chiếm dụng trái phép, đẩy hàng loạt ông lớn ngân hàng lâm vào cảnh tù tội. Nhưng số tiền mà Như chiếm đoạt phần lớn không phải để ăn chơi mà để đầu tư bất động sản, chứng khoán rồi thua lỗ lớn.


Sáng nay, Tòa án Nhân dân TP HCM mở phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như (36 tuổi, quê tỉnh Tiền Giang) và đồng bọn. Đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Trước khi bị bắt Huyền Như là phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng Thương mại CP Công thương Việt Nam - chi nhánh TP.HCM (VietinBank TP.HCM). Đồng thời, bà cũng là thành viên HĐQT Công ty CP chứng khoán Phương Đông (ORS).

Có lẽ trong bài viết này sẽ không nói đến việc siêu lừa Huyền Như đã lừa đảo như thế nào? Bao nhiêu? Mà chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ và cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến hệ lụy của Huyền Như ngày nay, khi quyết định mang tiền đi đầu tư bất động sản.

Mấy năm trước, khi nền kinh tế còn sôi động, giữa lúc thị trường bất động sản (BĐS) hưng thịnh nhất, Huyền Như cũng theo chân các đại gia lao vào đầu tư bất động sản. Chỉ trong một thời gian ngắn, lợi nhuận mà BĐS mang lại vô cùng to lớn, nó như một quả bóng được bơn đầy hơi. Thừa thắng xông lên, Huyền Như dồn hết tâm sức vào canh bạc này.

Để có tiền đầu tư năm 2007, Huyền Như vay trên 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân với lãi suất cao và lao vào mua cổ phiếu, kinh doanh bất động sản tại TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam, An Giang. Nhưng khi bong bóng bất động sản bắt đầu đỗ vỡ thì Huyền Như cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, vì là một tay không chuyên nên không có kinh nghiệm xử lý.

Vì thế sau một thời gian làm mưa làm gió, chuyện làm ăn của Huỳnh Thị Huyền Như bắt đầu gặp khó vào năm 2009 - 2010, khi thị trường lao dốc, bất động sản ảm đạm, vài chục lô đất (một lô cả chục căn) của  Huyền Như đắp chiếu không bán được, trong khi tiền lãi phải trả đều đặn khiến Như đuối sức, lấy phần này đắp phần kia. Chính sách siết tín dụng, thắt chặt tiền tệ khiến ngân hàng tạo sức ép với các khoản cho vay, càng đẩy Như khốn đốn hơn.

Cùng đường do làm ăn thua lỗ và hàng ngày phải trả lãi xuất cao, năm 2010, Huỳnh Thị Huyền Như gần như mất khả năng thanh toán. Bị đẩy vào đường cùng Huyền Như phải xoay xở đủ kiểu đề kiếm tiền trả nợ. Để đối phó, từ tháng 3.2010 - 9.2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho VietinBank, Huỳnh Thị Huyền Như đã làm giả 8 con dấu của ngân hàng này, 7 công ty đồng thời làm giả tài liệu của nhiều đơn vị, cá nhân để lừa đảo hơn 3.900 tỉ đồng.
Và hệ quả là khi thị trường BĐS đóng băng, nền kinh tế gặp khó, dòng vốn vay bị tắc, bị “ngâm” trong các công trình và dự án Huyền Như “chết” là điều hiển nhiên. Bởi chỉ riêng chuyện lãi trả ngân hàng cũng đủ “chết” chứ đừng nói tới các khoản chi phí duy trì hoạt động hàng ngày.

Ngoài Huyền Như ra thì có rất nhiều ông lớn đầu tư cho canh bạc bất động sản và họ đã trả học phí quá đắt khi ôm phải trái đắng bởi bất động sản đóng băng khiến họ lâm vào cảnh nhà tan cửa nát, thậm chí là tù tội.

Tập đoàn Mai Linh nổi tiếng trong kinh doanh vận tải taxi, đứng đầu cả nước với số lượng taxi lên đến hàng chục nghìn đầu xe. Thế nhưng, cũng sa đà vào đầu tư bất động sản khiếm tập đoàn này rơi vào cảnh nợ nần, mất thanh khoản, Mai Linh phải bán bớt xe để trả nợ và hệ lụy đó không thể giải quyết một sớm một chiều.

Không chỉ Mai Linh còn rất nhiều doanh nghiệp khác cũng bị tình trạng tương tự, ngay cả công ty Thái Hòa doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực cà phê và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hay Công ty TNHH Thương mại Chế biến thực phẩm Tân Tân cũng lao đao khi "sa lầy" vào đầu tư bất động sản.

Ngoài những tay không chuyên thì những đại gia địa ốc danh tiếng một thời cũng “dính” vòng lao lý như vụ ông Nguyễn Hoàng Long - Chủ tịch tập đoàn Vina Megastar bị bắt tạm giam về hành vi "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản" của SeaBank với số tiền gần 30 tỷ đồng, gây ra một cú sốc lớn trên thị trường BĐS phía Bắc.

Và có lẽ hệ quả này sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2014, khi hàng loạt đại gia địa ốc “dính” kiện tụng và lao lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét