Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Mập mờ quy hoạch, dân không “sổ đỏ”

Xem thêm: 


Hơn 20 năm được Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tạo điều kiện cấp nhà ở, nhiều hộ dân tại tổ 23, phường Bồ Đề (quận Long Biên - Hà Nội) đã ăn ở ổn định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính với Nhà nước và không có bất kỳ khiếu kiện, tranh chấp nào.

Tuy nhiên, hơn 10 năm chạy đôn đáo khắp nơi để hoàn thiện các thủ tục pháp lý, các hộ dân vẫn không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) với lý do đất của họ nằm trong quy hoạch của thành phố để xây dựng trường mầm non. Trên thực tế, dự án Trường Mầm non Hoa Thủy Tinh được UBND TP Hà Nội phê duyệt chỉ thu hồi một phần diện tích đất công, và đất ở của các hộ dân hoàn toàn nằm ngoài phạm vi dự án.
Tuyến đường dân sinh thẳng tắp bị bẻ cong để phục vụ dự án.
 
Quy hoạch "đóng băng", người dân bức xúc 

Nhận được đơn kiến nghị kèm hàng chục chữ ký của các hộ dân, ngay trong chiều 6-1-2014 phóng viên Báo Hànộimới đã tìm đến ngách 200/15 phố Nguyễn Sơn - tổ dân phố 23 - phường Bồ Đề để tìm hiểu vụ việc. Nghe tin phóng viên đến tác nghiệp, nhiều người dân đã có mặt để bày tỏ bức xúc xung quanh "hành trình" hoàn thiện thủ tục xin cấp GCN của mình.

Theo trình bày của các hộ dân, năm 1990, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được giao quản lý đất đai thuộc khu vực sân bay Gia Lâm - Hà Nội. Xét hoàn cảnh thực tế của các gia đình cán bộ, nhân viên, Tổng Công ty đã tạo điều kiện giao nhà tập thể cho một số đối tượng gặp khó khăn về nhà ở. Hơn 20 năm ăn ở ổn định, không xảy ra tranh chấp, khiếu kiện và thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ về tài chính, năm 2004, khi quận Long Biên được thành lập, các hộ dân khấp khởi làm đơn xin cấp GCN. Sau nhiều lần đo đạc, hướng dẫn người dân kê khai thủ tục để đề nghị cơ quan chức năng cấp GCN, cuối năm 2010, UBND phường Bồ Đề mời từng hộ dân lên phường ký xác nhận diện tích đất.

Đến lúc này, nhiều hộ dân mới tá hỏa khi được thông báo diện tích đất được cấp GCN không đúng như hiện trạng đang sử dụng mà bị "xén" từ 40% trở lên. Không những thế, nhiều hộ chỉ được nhận đăng ký quyền sử dụng đất (sổ vàng) thay vì được cấp GCN. Lý do được đại diện UBND phường giải thích: "Đất của các hộ dân nằm trong quy hoạch của thành phố để xây dựng trường mầm non, do đó không đủ điều kiện được cấp GCN!". Cũng trong năm 2010, qua nhiều nguồn tin, các hộ dân được biết khu đất công do UBND phường quản lý nằm ngay phía trước khu đất ở của họ đã được UBND thành phố giao cho Công ty cổ phần Thương mại và hợp tác đầu tư Việt Nam (Công ty HTĐT) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trường Mầm non Hoa Thủy Tinh (Trường HTT). Ngạc nhiên hơn, để phục vụ dự án này, con đường dân sinh rộng 7 mét chạy giữa khu dân cư và dự án, đã được "bẻ cong", lấn cả vào một góc sân Nhà văn hóa tổ dân phố 23 (!?).

Không chấp nhận thực tế này, tập thể nhân dân ngách 200/15 phố Nguyễn Sơn đã đồng loạt làm đơn kiến nghị gửi UBND phường Bồ Đề. Trong đơn, người dân kiến nghị UBND phường xem xét, hoàn thiện thủ tục xin cấp GCN theo đúng hiện trạng sử dụng đất của các hộ, đồng thời phản ánh việc điều chỉnh đường dân sinh từ số nhà 45 đến số nhà 63, ngách 200/15 là không đúng với chỉ giới đường đỏ được Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố ký chấp thuận năm 2008. Tuy nhiên, sau nhiều lần tổ chức cuộc họp với đại diện tổ dân phố, UBND phường vẫn tiếp tục bảo lưu ý kiến về cả hai nội dung người dân kiến nghị. Anh Phạm Văn Tuấn - sống tại số nhà 53 - ngách 200/15 phố Nguyễn Sơn bức xúc: "Trên địa bàn phường Bồ Đề hiện đã có 4 cơ sở mầm non công lập và hàng chục nhà trẻ tư thục, có thể khẳng định người dân không quá bức xúc về việc thiếu trường mầm non cho trẻ. Nếu nói khu đất ở của chúng tôi nằm trong quy hoạch xây trường mầm non của thành phố, nay thành phố chỉ thu hồi một phần khu đất để giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án, lý do gì không cấp GCN cho chúng tôi? Lẽ ra, khi nhận được đơn của các hộ dân, UBND phường phải có trách nhiệm kiến nghị lên cấp quận và thành phố để điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp thực tế, đằng này, UBND phường lại phó mặc...".

Theo quan sát của phóng viên, hiện toàn bộ diện tích đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trường Mầm non HTT và một phần đất giáp Nhà văn hóa tổ dân phố 23 đã được quây tôn xanh kín mít. Dự án được giao từ cuối năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện nên toàn bộ khu đất đã chìm trong lau lách, cỏ dại cao lút đầu người.

Công khai, minh bạch và… trách nhiệm

Nhằm làm rõ nội dung đơn kiến nghị của người dân, phóng viên Báo Hànộimới đã có hai buổi làm việc với đại diện UBND phường Bồ Đề. Ông Nguyễn Văn Chiến - nguyên Chủ tịch UBND phường Bồ Đề, nay giữ chức Bí thư Đảng ủy phường, khẳng định: "Theo bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/2000 được UBND TP Hà Nội phê duyệt năm 2005, đã được công khai từ tổ dân phố đến UBND phường, khu vực sử dụng đất của các hộ dân ngách 200/15 phố Nguyễn Sơn, có hộ có một phần đất thuộc quy hoạch, có hộ toàn bộ diện tích nằm trong quy hoạch xây dựng trường mầm non. Do vậy, việc cấp GCN của các hộ dân được thực hiện theo quy định: Đối với hộ toàn bộ diện tích đất ở nằm trong quy hoạch thì đăng ký kê khai để được cấp đăng ký quyền sử dụng đất. Đối với hộ có một phần đất ở nằm trong quy hoạch thì được cấp GCN đối với diện tích đất phù hợp quy hoạch, riêng diện tích đất nằm trong quy hoạch thì phải cắt, thể hiện trên GCN. Về dự án xây dựng Trường Mầm non HTT, ngày 10-11-2009, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 5864/QĐ-UBND về việc thu hồi 2.285m2 đất tại ô C2-2/NT3 phường Bồ Đề, giao Công ty HTĐT thực hiện dự án. Tiếp đó, ngày 18-8-2010, UBND quận Long Biên ban hành Quyết định số 4097/QĐ-UBND, phê duyệt phương án hỗ trợ đất nông nghiệp do UBND phường Bồ Đề quản lý để GPMB thực hiện dự án. Toàn bộ thông tin về việc thu hồi đất thực hiện dự án, quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ, thực hiện công tác GPMB... đều được niêm yết công khai tại trụ sở UBND phường theo đúng quy định. UBND phường đã nhiều lần gửi văn bản lên UBND quận và thành phố xin điều chỉnh lại quy hoạch, tạo điều kiện giúp người dân ngách 200/15 phố Nguyễn Sơn được cấp GCN, nhưng đến nay chưa nhận được văn bản trả lời...". Không rõ thông tin về dự án được UBND phường "công khai" đến đâu, nhưng trong các cuộc họp với đại diện tổ dân phố, hầu hết các trưởng ban liên gia, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố 23 đều có chung kiến nghị, UBND phường cần công khai thông tin về quy hoạch, quy mô các dự án ngay tại khu vực được GPMB để nhân dân được biết. Và đến nay, sau 5 năm thành phố có quyết định thu hồi đất tại tổ dân phố 23 giao chủ đầu tư thực hiện dự án xây trường mầm non, chính các hộ dân sống tiếp giáp khu vực dự án hoàn toàn không hay biết về quyết định này. Mặc dù cả ông Chiến và bà Nguyễn Thị Thu Hương - cán bộ địa chính phường Bồ Đề đều khẳng định "như đinh đóng cột" về văn bản kiến nghị của phường gửi quận và thành phố về việc điều chỉnh quy hoạch, như một động thái tích cực giúp người dân được cấp GCN, xong cả hai lần đến UBND phường Bồ Đề như đã hẹn, PV Báo Hànộimới vẫn không được cung cấp văn bản này với lý do "văn bản bị thất lạc (!?)". Theo tìm hiểu của phóng viên, phần ghi chú tại bản vẽ tổng mặt bằng Trường HTT có ghi khu vực các hộ dân sinh sống là khu đất dự kiến nghiên cứu mở rộng dự án giai đoạn hai. Do đó, sự mập mờ của UBND phường càng dấy lên nghi ngờ của người dân: Phải chăng UBND phường cố tình "phớt lờ" việc xin điều chỉnh quy hoạch, hoàn thiện thủ tục xin cấp GCN cho dân để tạo điều kiện cho chủ đầu tư thu hồi đất, thực hiện giai đoạn hai của dự án?!

Về kiến nghị của các hộ dân xung quanh việc "bẻ" đường dân sinh, lấy đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án, ông Chiến cho biết: "Trong bản vẽ quy hoạch tổng thể mặt bằng dự án Trường HTT do Công ty TNHH Tư vấn thiết kế kiến trúc xây dựng và đầu tư thương mại Z.E.N đề xuất và được Chủ tịch UBND quận Long Biên ký, đóng dấu xác nhận ngày 8-12-2008, chủ đầu tư đã "gợi ý" nắn đường dân sinh và được UBND thành phố chấp thuận tại Quyết định số 5864/QĐ-UBND về việc thu hồi đất thực hiện dự án. Sau khi có quyết định, UBND phường đã tổ chức họp, lấy ý kiến nhân dân và được sự đồng thuận của chính đại diện tổ dân phố 23". "Căn cứ" để ông Chiến dựa vào là ý kiến của ông Trần Văn Ninh - Tổ trưởng tổ dân phố 23 trong cuộc họp ngày 22-6-2010 do UBND phường tổ chức. Câu hỏi được đặt ra: Ý kiến của một cá nhân có được coi là nguyện vọng của đa số người dân khu vực?! Cũng theo ông Chiến, việc "bẻ" đường dân sinh cũng đồng nghĩa với việc chủ đầu tư có thêm hơn 300m2 để xây dựng nhà điều hành dự án.

Rõ ràng, những kiến nghị của các hộ dân ngách 200/15 phố Nguyễn Sơn là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở. Để chấm dứt khiếu kiện kéo dài và tạo điều kiện ổn định nơi ăn, chốn ở cho các hộ dân, UBND phường Bồ Đề cần tích cực hơn trong việc xin điều chỉnh quy hoạch, tạo điều kiện cấp GCN cho các hộ dân, đồng thời, cần dân chủ, công khai, minh bạch trong quy trình GPMB, thực hiện các dự án trên địa bàn phường quản lý.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét