Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

Chủ đầu tư “găm đất” chờ thời

Xem thêm: 


Dù nhận định thị trường bất động sản sẽ hồi phục trong một vài năm tới, nhất là phân khúc căn hộ bình dân, nhưng nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại TP. HCM vẫn chưa vội hành động, mà “găm đất” chờ thời.


Lý do được các doanh nghiệp đưa ra là chưa xác định rõ lượng cầu thực sự và lượng hàng tồn kho trên thị trường là bao nhiêu. Trong khi đó, rào cản từ Nghị định 69/2009 vẫn chưa được giải quyết, khiến doanh nghiệp không hào hứng “dấn thân” trong thời điểm này.
Cụ thể, chỉ tính đến tiền sử dụng đất theo giá thị trường được quy định tại Nghị định 69 đã khiến các doanh nghiệp phải tốn chi phí lên gấp đôi.
Ông Lê Văn Tú, Giám đốc Công ty Bất động sản Bình Dân dẫn chứng, Công ty có khu đất 14.000 m2 tại quận Thủ Đức, số tiền ước tính phải nộp khoảng 57 tỷ đồng, trong khi đó, tiền chuyển quyền giá trị sử dụng khu đất này cũng chỉ khoảng 60 tỷ đồng. Như vậy, nếu tham gia dự án nhà ở thương mại, thì doanh nghiệp gần như “bỏ tiền ra mua đất của chính mình”, còn nếu đầu tư nhà ở xã hội thì không dám “chơi”, bởi chưa có một đánh giá thống kê nào đủ độ tin tưởng về nhu cầu đối với phân khúc này.
“May mắn của chúng tôi là tiền mua quyền sử dụng khu đất trên không phải tiền đi vay, nên không chịu áp lực lãi suất. Do đó, dự án mới tồn tại được đến nay, dù trải qua gần 4 năm nằm chờ. Hiện Công ty đã chuyển hướng đầu tư sang du lịch, còn bất động sản đành phải chờ thời”, ông Tú chia sẻ.
Tương tự, ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Lê Thành cho biết, Lê Thành có dự án tại Đại lộ Đông Tây rộng 2 héc-ta, mua từ dân với giá 100 tỷ đồng, nếu làm nhà ở thương mại thì tiền sử dụng đất khoảng 90 tỷ đồng. Vì thế, Công ty đang tính toán đến việc xin chuyển dự án về cá nhân để chờ đợi.
Không chỉ thuế và tiền sử dụng đất quá cao, việc thị trường thiếu thông tin và thông tin không minh bạch cũng là điều bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty Phúc Khang quan tâm.
“Đầu tư bất động sản mà thông tin về giá đất không có, thông tin về dân số tại các quận cũng không. Nếu căn cứ theo bảng giá đất được ban hành, thì khác xa với giá trên thị trường. Các dự án được triển khai cũng chỉ biết tên là dự án A, B, C, chứ không thể biết cụ thể dự án có bao nhiêu căn hộ, mức giá, phân loại… Tất cả những điều này nhà đầu tư phải có thông tin trước khi quyết định, chứ không phải đợi dự án khởi công xây dựng rồi mới biết. Điều này dẫn đến doanh nghiệp thiếu thông tin, đầu tư ồ ạt, chen chúc nhau và thất bại là điều không cần bàn cãi”, bà Mẫu bức xúc.
Doanh nghiệp bất động sản băn khoăn, nghi ngờ các thông tin được công bố cũng là điều dễ hiểu. Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành xây dựng sáng 7/1/2014 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, tồn kho bất động sản cả nước giảm gần 1/3 so với đầu năm 2013. Trong đó, Hà Nội tồn kho 6.580 căn chung cư và thấp tầng (12.900 tỷ đồng), TP. HCM tồn kho 7.830 căn chung cư, 260.000 m2 đất nền (17.480 tỷ đồng). Tuy nhiên, theo báo cáo mà TP. HCM gửi Chính phủ ngày 8/11/2013, Thành phố đang tồn kho khoảng 10.053 căn hộ chung cư và 120,8 héc-ta đất nền, nhà thấp tầng. Như vậy, chỉ chưa đầy 2 tháng, không biết thị trường bất động sản TP. HCM đã làm cách nào để giảm hơn 2.000 căn hộ?
Với những rào cản và tồn tại trên, nhiều nhà đầu tư bất động sản khẳng định, sẽ chờ chuyển biến của thị trường và chính sách để hoạch định chiến lược cho mình, còn nếu như hiện nay, thì việc họ “găm đất” chờ thời là không thể tránh khỏi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét