Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bất Động Sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bất Động Sản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Đề xuất bỏ giao dịch bất động sản qua sàn

Xem thêm: 


Đề xuất này được đánh giá là sẽ có tác động tích cực đến thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Trong Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, Bộ Xây dựng đã đề xuất việc các chủ đầu tư không bị bắt buộc giới thiệu và bán sản phẩm qua các sàn giao dịch bất động sản như hiện nay, mà có thể bán hàng trực tiếp cho khách hàng.                             
Chị Nguyễn Thị Huyền Mến, một môi giới bất động sản lâu năm cho rằng, đề xuất không bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn của Bộ Xây dựng là rất hợp lý trong bối cảnh thị trường bất động sản còn ít thanh khoản như hiện nay. Nó sẽ góp phần giảm thủ tục, tiết kiệm thời gian, đặc biệt tránh được những khoản tiền chênh không đáng có.
Ảnh minh họa
Chị Mến cho rằng, để mở một sàn bất động sản thì chỉ cần có vốn 3 tỷ đồng, trong khi chủ đầu tư muốn làm một dự án phải có vốn vài trăm tỷ đồng. Vậy mà rất nhiều chủ sàn thời gian qua lại không làm đúng chức năng tư vấn, mà trở thành nhà đầu tư thứ cấp, lấy hàng bán cho dân. Người dân mua qua sàn như thế là mạo hiểm, vì lúc mất tiền không biết kêu ai.
Với ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch HĐQT Sàn bất động sản DJT thì có đánh giá lạc quan hơn, ông cho rằng: “Việc giao dịch qua sàn là một bước tiến dài, giúp thị trường minh bạch. Tuy nhiên, nhiều sàn cũng làm không đúng chức năng, gây mất niềm tin, nếu Bộ Xây dựng đề xuất quy định mới, qua sàn hay không thì cũng phải có cách quản lý để thị trường minh bạch”.
Nhiều chuyên gia trên thị trường cho rằng, việc năm 2006 Bộ Xây dựng ra quy định bắt buộc chủ đầu tư phải bán hàng qua sàn là trái với thông lệ giao dịch bất động sản trên thế giới, bởi giao dịch theo hình thức nào là hoàn toàn do quyền của người mua và người bán. Việc bắt buộc giao dịch qua sàn là cơ chế tạo điều kiện cho bên thứ ba là sàn giao dịch trở thành nhà đầu tư thứ cấp, hoặc nâng giá bất động sản, làm xáo trộn, tạo giá ảo trên thị trường.


Việc Bộ Xây dựng sửa sai bằng cách đề xuất không bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn đang được nhiều thành viên trên thị trường ủng hộ, với hy vọng sẽ làm ấm thị trường.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Sàn giao dịch bất động sản: Thay máu để tồn tại

Xem thêm: 


Mọc lên như nấm sau mưa và hoạt động bát nháo theo kiểu “tay không bắt giặc” đã khiến các sàn giao dịch bất động sản bị thị trường đào thải, nhưng bên cạnh đó vẫn có những sàn trụ lại và vươn lên giữa bộn bề khó khăn.

Để thị trường bất động sản có thể phát triển một cách bền vững và vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay cần có những nhà phân phối, nhà môi giới bất động sản chuyên nghiệp.
“Chết trắng” hàng loạt
Theo thống kê của Cục Quản lí nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), hiện nay trên cả nước có khoảng 1.000 sàn giao dịch bất động sản. Hoạt động của các sàn bất động sản đã đem lại diện mạo mới cho thị trường, thay đổi tập quán giao dịch của người dân. Khi giao dịch qua sàn giá cả được công khai, thông tin đầy đủ từ đó sẽ tránh được rủi ro và thiệt hại cho các bên.
Song, theo báo cáo của Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM hiện nay có đến 239 trong tổng số 479 sàn giao dịch bất động sản tại TP.HCM ngừng hoạt động nhưng không thông báo cho các cơ quan chức năng.
Ngoài yếu tố thị trường khó khăn, nguyên nhân khiến cho nhiều sàn giao dịch bất động sản “chết như ngả rạ” là do chính những bất cập tồn tại từ hoạt động của các sàn. Bên cạnh nhóm sàn giao dịch bất động sản của các tập đoàn, chủ đầu tư lớn và nhóm sàn giao dịch bất động sản do các cá nhân hoặc tập thể có kinh nghiệm lập ra thì thị trường bất động sản vẫn luôn tồn tại nhóm thứ 3 là các trung tâm giao dịch nhà đất nhỏ lẻ với vài nhân sự “ăn theo” các dự án khi thị trường đang sốt.
Chính từ những sàn “bán chuyên” và không chuyên này, hàng loạt vụ kiện cáo, tố tụng liên quan tới hoạt động môi giới không lành mạnh được phanh phui. Từ chuyện sàn giao dịch bán hàng chênh giá đến lừa đảo, chiếm dụng vốn của khách, thậm chí là sử dụng vốn sai mục đích gây rủi ro cho người mua nhà đã làm ảnh hưởng đến cả những sàn hoạt động bài bản, chuyên nghiệp. Đặc biệt là ở các sàn bán sản phẩm thứ cấp, hiểu một cách đơn giản thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch các sản phẩm bất động sản đã được mua đi bán lại. Hàng bán thứ cấp thường là bán lẻ, rất ít bán sỉ. Theo thống kê của một tổ chức nghiên cứu bất động sản hiện nay có đến 90% giao dịch trên thị trường bất động sản là giao dịch thứ cấp.
Muốn “sống khỏe” cần chuyên nghiệp
Mặc dù việc hàng loạt sàn giao dịch bất động sản phải ngừng hoạt động đã tạo nên một bức tranh ảm đạm trên thị trường, nhưng ở một góc độ khác đó lại là một cuộc thanh lọc đội quân môi giới bất động sản. Cũng chính trong bối cảnh này, những sàn bất động sản làm ăn bài bản trên thị trường thứ cấp có cơ hội “lộ diện”. Đa phần các sàn này thuộc nhóm sàn giao dịch bất động sản do các cá nhân hoặc tập thể có kinh nghiệm lập ra.
Đây là các sàn có đội ngũ chuyên viên môi giới chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm, thực sự yêu nghề và quyết tâm gắn bó với nghề. Vì vậy, trong thời điểm khó khăn này, họ vẫn có thể tồn tại do bán được sản phẩm bằng uy tín sẵn có.
Với thời gian hoạt động lâu năm trên thị trường thứ cấp, ông Nguyễn Khải Hoàn, chủ tịch Khải Hoàn Land cho rằng, muốn kinh doanh trên thị trường thứ cấp đòi hỏi phải có kinh nghiệm và hiểu biết về pháp lý, do đặc thù của sản phẩm bất động sản thứ cấp rất phức tạp. Những năm trước, khi thị trường bất động sản liên tục đi lên thì chỉ cần “mua là thắng” do vậy nó trở thành một canh bạc cho những người không chuyên. Rất nhiều người đã giàu lên nhanh chóng nhờ kinh doanh bất động sản. Cũng chính trong môi trường dễ dãi ấy, đã sản sinh ra những “cò đất” không có chuyên môn, làm mất đi hình ảnh của nhà môi giới thứ cấp chuyên nghiệp.
Ngay cả hoạt động của nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cũng chưa chuyên nghiệp. Nhiều sàn bán hàng sơ cấp và thứ cấp tuyển chọn nhân viên tùy tiện, không được đào tạo một cách bài bản. Các nhân viên này không nắm rõ sản phẩm đang chào bán cũng như tính pháp lý của sản phẩm. Trong nhiều trường hợp nhân viên bán hàng không tư vấn đầy đủ về rủi ro, thậm chí còn lừa khách hàng để cốt sao bán được hàng.
Theo vị lãnh đạo này, để thị trường bất động sản có thể phát triển một cách bền vững và vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay cần phải có những nhà phân phối, nhà môi giới bất động sản chuyên nghiệp. Họ cần phải tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức trong nghề cũng như được được đào tạo bài bản để có những hiểu biết về sản phẩm, pháp lý và nhu cầu của người mua lẫn người bán.
“Ở Khải Hoàn Land, chúng tôi xây dựng đội ngũ hơn 500 nhân viên môi giới chuyên về thị trường thứ cấp, sản phẩm sơ cấp chúng tôi vẫn bán cho các chủ đầu tư, nhưng không phải thế mạnh của Khải Hoàn Land. Các sản phẩm bất động sản thứ cấp mà công ty giới thiệu rất đa dạng, có pháp lý rõ ràng. Một khi khách hàng đến với Công ty sẽ luôn nhận được sự yên tâm và tiết kiệm thời gian”. Đó cũng là “bí quyết” để uy tín của Khải Hoàn Land được khách hàng công nhận và tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trong niềm tin của khách hàng như ngày hôm nay”, vị lãnh đạo này chia sẻ.


Thiết nghĩ, trong bối cảnh thị trường bất động sản bị khủng hoảng niềm tin như hiện nay, quan điểm kinh doanh hướng tới khách hàng của các sàn bất động sản là rất cần thiết để giúp giảm bớt tình trạng khiếu kiện cũng như làm minh bạch thị trường, từ đó lấy lại niềm tin của người mua nhà. Khi có niềm tin, người mua sẽ xuống tiền và thanh khoản của thị trường bất động sản cũng nhờ đó mà cải thiện.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Niềm tin xói mòn khi sếp bất động sản bị bắt

Xem thêm: 


Đầu năm 2014, thị trường địa ốc đang có dấu hiện ấm dần, nhiều người kì vọng thị trường sẽ được phục hồi trong năm 2014. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm, thị trường địa ốc lại tiếp tục rúng động giới bất động sản với thông tin khởi tố, bắt giam nữ đại gia địa ốc Ngô Minh Phượng, 55 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc An Khang (số 115 N đường Nguyễn Thái Học, TP Vũng Tàu), cùng hàng loạt bị can trong ban lãnh đạo doanh nghiệp về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phối cảnh dự án Metropolitan
Theo lời quảng cáo của công ty đây là dự án khu trung tâm thương mại và nhà ở cao cấp tại phường 11, TP.Vũng Tàu (dự án Metropolitan) thuộc loại “khủng” nhất trên địa bàn tỉnh. Theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được UBND TP.Vũng Tàu phê duyệt, dự án Metropolitan có quy mô 43ha, dân số 8.000 người, tổng mức đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nếu chiếu theo quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Metropolitan thì dự án này phải hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các khu nhà ở vào cuối năm 2012. Nhưng trên thực tế, dự án Metropolitan vẫn chỉ là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm. Trong khuôn viên của dự án vẫn còn nhiều nhà dân đang sinh sống do chưa đền bù giải tỏa xong.
Mặc dù được phê duyệt dự án nhưng Công ty CP địa ốc An Khang không đủ tiềm lực tài chính để thực hiện dự án, theo báo cáo tài chính năm 2009, các cổ đông công ty góp được 9 tỷ đồng; năm 2010 được gần 39,5 tỷ đồng; năm 2011 được 61 tỷ đồng. Nếu đối chiếu với dự án khủng Metropolitan (có tổng mức đầu tư gần 8.000 tỷ đồng) thì chủ đầu tư  phải có ít nhất 1.500 tỷ đồng mới đủ điều kiện để thực hiện dự án này, có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến dự án bị ngừng trệ trong một thời gian dài.
Để có tiền thực hiện dự án, Công ty CP địa ốc An Khang đã tiến hành huy động vốn của khách hàng. Theo đó, công ty đã ký hợp đồng nhận góp vốn với khoảng 200 khách hàng và đối tác với tổng số tiền khoảng 390 tỷ đồng. Đáng chú ý, công ty đã bán 47 nền đất ở, chồng lấn vào vị trí đất của người khác đang ở hoặc đất công ích của nhà nước. Còn số tiền chiếm đoạt, các đối tượng đã chia nhau sử dụng vào mục đích cá nhân.
Cũng đầu năm 2014, cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vừa tiến hành khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Hoàng Ngọc Sáu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Địa ốc dầu khí (PVL). Theo đó, ông Sáu bị bắt vì đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, trong năm 2013, hàng loạt sếp lớn trong ngành bất động sản như Nguyễn Văn Tuẫn, nguyên TGĐ dự án B5 Cầu Diễn bị bắt về hành vi cố ý làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Nguyễn Hoàng Chủ tịch tập đoàn Vina Megastar bị bắt về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng SeABank với giá trị 29,5 tỷ đồng.
Bất động sản đóng băng đã kéo theo hàng loạt sếp bất động sản vướng vào vòng lao lý, một lần nữa số tiền của khách hàng bỏ ra mua đất có thể đứng trước nguy cơ mất trắng khi người đứng đầu bị bắt. Dường như niềm tin khách hàng chưa kịp phục hồi lại phải đứng trước nguy cơ tan rã, khi sếp của hàng loạt dự án khủng phải cho tay vào còng.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Năm 2014, tiền chảy mạnh vào bất động sản?

Xem thêm: 


Trong suốt hơn 1 năm qua, NHNN đã “khuyến khích” các ngân hàng đẩy mạnh việc cho vay đối với bất động sản. Trên thực tế ta cũng thấy các ngân hàng cũng tung ra nhiều chiến dịch khuyến mãi dành cho bất động sản và lãi suất cho vay mua nhà cũng đã giảm khá mạnh so với trước.

Tuy nhiên, cho đến nay tín dụng dành cho thị trường này vẫn ở mức thấp. Các ngân hàng vẫn hết sức thận trọng khi cho người dân và doanh nghiệp vay đầu tư bất động sản. Gói 30.000 tỷ hỗ trợ cho bất động sản vẫn chỉ giải ngân được số vốn rất khiêm tốn. Vậy liệu rằng tín dụng cho bất động sản năm 2014 có được mở và có thể làm cho thị trường ấm lên hay không?
Bài 1: Giá bất động sản đã thực sự đến đáy ?
Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho biết giá trị tồn kho bất động sản tháng 9 chỉ còn 101.889 tỷ, giảm 21% so với đầu năm. Trong khi đó, giá nhà nhiều dự án giá giảm tới 50%, còn hầu hết giảm 20-30% so với giai đoạn đỉnh điểm 2008-2010, trở về giá tương đương thời điểm 2006.
Thực tế trong thời gian qua ta thấy giá của nhiều dự án bất động sản mở bán trong thời gian gần đây đã giảm rất mạnh. Mức giá phổ biến của những căn hộ bình dân tại TP HCM vào Hà Nội dao động 12-17 triệu đồng/m2. Đây là mức giá mà theo chủ đầu tư là “không thể thấp hơn được nữa” vì nó gần như sát với giá thành.
Báo cáo của công ty cung cấp dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield nhận định “Đã bắt đầu có những dấu hiệu lạc quan về sự phục hồi của thị trường, nhất là đối với phân khúc căn hộ giá thấp”. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy giá bán các căn hộ ở tất cả các phân khúc đều giảm 5-10% so với đầu năm. Các giao dịch chỉ diễn ra sôi động tại các căn hộ có mức giá từ 12-17 triệu đồng/m2, các căn hộ có mức giá cao hơn vẫn rất khó bán.
Theo CBRE Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm, các doanh nghiệp bất động sản tại TP. HCM đã bán được tới gần 4.400 căn hộ, cao hơn 25,71% so với cả năm 2012. Còn tại Hà Nội số căn hộ được bán ra vào khoảng 3.500 căn hộ, thấp hơn 30% so với cả năm 2012. Tuy nhiên, trong báo cáo của CBRE cũng cho biết có hơn 70% giao dịch đều diễn ra ở phân khúc căn hộ bình dân.
Trước thực trạng đó, nhiều chuyên gia và tổ chức cho rằng giá bất động sản hiện nay đã chạm đáy và khó giảm thêm được nữa. Mới đây trong lần trao đổi với các “fan” tại Việt Nam trong buổi tiệc tất nhiên, TS Alan Phan cho rằng thị trường bất động sản hiện nay vẫn chưa thể gọi là đáy. Yếu tố căn bản cho sự phát triển của thị trường là giá bất động sản phải phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Vì vậy, một khi giá vẫn còn cao gấp vài chục lần thu nhập trung bình người dân thì khó có thể tồn tại được trừ trường hợp bị đầu cơ.
Tuy nhiên, xét tình hình thị trường cho thấy chỉ có những phân khúc nhà giá thấp mới thực sự chạm đáy, giá văn phòng cho thuê hoặc giá bán căn hộ ở phân khúc trung và cao cấp vẫn đang tiếp tục giảm và giao dịch rất ảm đạm. Như vậy, đây là một dấu hiệu cho thấy ở những phân khúc này giá bất động sản nhiều khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh và thị trường bất động sản hiện mới chỉ gần mức đáy.

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Bất động sản 24h: Sẽ bớt “chân” đầu tư vào bất động sản?

Xem thêm: 


Thị trường nhà đất 24h qua có những thông tin nổi bật đáng chú ý sau: Nhà đầu tư sẽ dần rút khỏi bất động sản; Tìm kiếm phân khúc bất động sản "vàng" trong năm 2014; Kiểm soát tiền nhà nước trong đầu tư xây dựng; Ba yếu tố giúp thị trường bất động sản “ấm” lại; Phá băng bất động sản: Ngành xây dựng, ngân hàng điều hành quá kém.

Hình minh họa
Nhà đầu tư sẽ dần rút khỏi bất động sản
Bất động sản không còn là kênh đầu tư siêu lợi nhuận, nên các nhà đầu tư sẽ rút lui khỏi kênh đầu tư này.
Tổng giám đốc một công ty bất động sản đã niêm yết 4 năm tại sàn TP. HCM dự báo: "Năm 2014 địa ốc vẫn đầy khó khăn. Phải đến năm 2016 may ra mới có hy vọng phục hồi". Điều kiện để thị trường bất động sản phục hồi theo chuyên gia này là các định chế tài chính, tổ chức tín dụng giải quyết xong nợ xấu bất động sản, kinh tế vĩ mô ổn định, giao dịch nhà đất tăng đều trở lại, lãi suất phải tiếp tục giảm thêm…xem thêm 
Tìm kiếm phân khúc bất động sản "vàng" trong năm 2014
Bước sang năm mới Giáp Ngọ, cả thị trường bất động sản đang hồ hởi mong ngóng những chuyển động tích cực. Dưới đây là những phân khúc đầy triển vọng trong năm 2014 dưới góc nhìn của các công ty tư vấn bất động sản nước ngoài.
Phân khúc có triển vọng nhất trong năm 2014, tôi cho rằng là phân khúc bất động sản khu công nghiệp. Theo quan sát của chúng tôi, trong thời gian vừa qua nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam khá là lớn, đặc biệt từ các công ty lớn của Hàn Quốc và Nhật Bản. Tôi cho rằng, với nguồn vốn đầu tư như vậy sẽ thúc đẩy sản xuất, góp phần thúc đẩy đà tăng trưởng phân khúc bất động sản khu công nghiệp…xem thêm 
Kiểm soát tiền nhà nước trong đầu tư xây dựng
Có tiền đem đi đầu tư đã khó nhưng xây dựng chính sách để kiểm soát hoạt động đầu tư sao cho hiệu quả, đảm bảo chất lượng lại càng khó hơn.
Trong một năm, Bộ Xây dựng là “tác giả” thực hiện sửa đổi tới 3 Bộ Luật quan trọng từ Luật khung về Xây dựng đến 2 bộ luật được dư luận quan tâm là Nhà ở và Kinh doanh bất động sản cùng hàng chục nghị định với mục tiêu chính là chống thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng. Đây là những hành lang pháp lý khung thúc đẩy hoạt động xây dựng phát triển toàn diệnxem thêm 
Ba yếu tố giúp thị trường bất động sản “ấm” lại
Thị trường bất động sản 2014 sẽ chỉ khởi sắc ở một vài phân khúc. Đặc biệt, để thị trường thật sự có nhiều biến chuyển hơn cần chú trọng sự minh bạch, đẩy nhanh việc giải quyết nợ xấu và đơn giản hóa khâu giải phonhs mặt bằng.
Thị trường đầu tư sẽ tiếp tục có những dấu hiệu phát triển tích cực trong năm 2014 với cường độ lớn hơn so với năm 2013. Bất động sản Việt Nam đang và sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng ổn định hơn theo diễn tiến của nguồn vốn. Thêm vào đó, Nhà nước có nhiều chính sách tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Song nhìn chung, sự khởi sắc toàn diện ở tất cả các phân khúc sẽ chưa thể trở thành hiện thực cho đến cuối năm 2014 đầu năm 2015xem thêm 
Phá băng bất động sản: Ngành xây dựng, ngân hàng điều hành quá kém!
Qua gần 1 năm nỗ lực đưa ra các biện pháp để thúc đẩy thị trường bất động sản, theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Đực - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, Phó giám đốc công ty Địa ốc Đất Lành, "đề bài của các ngành xây dựng, ngân hàng đưa ra thì rất hay nhưng giải thì không được".
Những ngày cuối cùng của năm chúng ta mới cố gắng tháo khoán trên dưới 700 tỉ đồng, tương đương 2%. Và không biết 6 tháng đầu năm 2014 có được thêm 10% nữa không? Nếu 6 tháng đầu năm 2014 không được 10% thì coi như trong vòng 1 năm giải ngân chưa được 10% là một sự thất bại ghê gớm.
Còn theo tôi, gói 30.000 tỉ đồng sẽ không có gì khả thi hơn. Bởi vì cho đến nay vẫn không có tín hiệu gì mớixem thêm 

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Sức sống riêng của chiếc “radio” bất động sản

Xem thêm: 


Thị trường bất động sản (BĐS) giống như cái "radio" kiên quyết im lặng chờ thời điểm phát tiếng, mặc mọi người ra sức điều chỉnh theo ý mình. Đó là cách ví von của ông Trần Như Trung - Phó Giám đốc Savills Hà Nội về thị trường BĐS trước những biến đổi và sự ra đời của các chính sách.

Năm 2013, thị trường BĐS có nhiều chuyển biến, ông đánh giá thế nào về nhận định này?

- Phải nói rằng, thị trường BĐS 2013 diễn tiến chưa được như kỳ vọng nhiều người, song nên ghi nhận sự thay đổi đáng chú ý sau một thời gian dài trầm lắng. Tâm lý, nhận thức của người mua và nhà đầu tư đều thay đổi. Chủ đầu tư đã có những cách tiếp cận thị trường rất khác, sẵn sàng bán hàng, bán bằng nhiều chiêu thức.

Tuy nhiên, làm nên thành công của thị trường năm vừa qua phải kể đến sự nỗ lực vượt bậc của nhóm tư vấn, môi giới, bán hàng. Đây là đối tượng miệt mài tiếp cận và thu hút khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách làm. Nhờ đó, đáng mừng là thanh khoản mỗi quý đã tăng được 5 - 10%.
Năm 2013, nhiều chính sách mới cũng được ban hành và có hiệu lực để tháo gỡ cho thị trường. Tuy nhiên, thị trường luôn có sức sống riêng; vận hành và phát triển theo quy luật trong bản chất vốn có của chính mình.
Khu đô thị Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
 
Ông có thể nói rõ hơn về sức sống riêng của thị trường BĐS?

- Thị trường ví như cái "radio" và chính sách là "người điều khiển". Người điều khiển cứ liên tục vặn mà "radio" không lên tiếng. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng "radio" ở đây không hỏng mà vì người điều khiển chưa chỉnh đúng tần số của "sóng". Nói vậy, không có nghĩa phủ nhận sự ra đời của những chính sách mới trong thời gian vừa qua. Rõ ràng, Chính phủ đã luôn nỗ lực và liên tiếp gỡ khó thị trường, song tác động chưa nhiều, thị trường BĐS vẫn tồn tại sức sống riêng. Sức sống của thị trường một phần thể hiện ở tồn kho. Thị trường trải qua 3 lần suy thoái, tồn kho tăng cao nhưng lại không liên quan đến chính sách, thủ tục hành chính. Thực tế nếu thị trường khỏe, tồn kho sẽ được giải quyết.

Tồn kho cũng cho thấy bản chất của thị trường, hiệu quả của nền kinh tế đang vận hành rất tốt theo quy luật tự nhiên, chứ không bị các chính sách hành chính lấn át. Mặt khác, theo quy luật kinh tế thì tồn kho biểu hiện cung không gặp cầu. Cung vượt quá cầu thì khâu vận hành chắc chắn bị lỗi, còn không có tồn kho cơ chế vận hành sẽ dừng lại.

Vậy, để thị trường phát triển, ông có đề xuất điều gì?

- Cần phải tôn trọng sự phát triển của thị trường. Nhà nước và các cơ quan quản lý chỉ giữ vai trò là "bà đỡ", người đệm nhịp, chứ không thể "lái" thị trường. Đã là "bà đỡ" nên làm tròn vai: Hoạch định cơ cấu; Chương trình thuế, nguồn vốn; Thời gian bơm rút; Cung cầu như thế nào. Tuy nhiên, giải pháp hiện nay là bài thuốc gồm 2 vị: Vị lạm phát sắc với vị thời gian. Bệnh sẽ khỏi nhưng phải uống lâu. Đặc biệt là phải dùng công cụ thị trường. Và công cụ tác dụng nhanh nhất mà các nước hay áp dụng đó là "thuế". Giảm thuế chỗ này, đánh cao thuế chỗ kia, hoặc những sự điều tiết, ưu đãi về vốn.

Theo ông, năm 2014 nên đầu tư vào thị trường BĐS hay không?

- Nếu là chủ đầu tư mới, họ nên tham gia thị trường BĐS Việt Nam nhất là lĩnh vực nhà ở. Bởi đây là thời điểm để mở ra giai đoạn phát triển mới, rất tiềm năng. Hãy nhìn vào quy mô số lượng người chưa có nhà ở, chưa tiếp cận được còn rất nhiều. Với tốc độ tăng trường GDP, tốc độ đô thị hóa hơn 3%/năm, mật độ dân số thành phố… như hiện nay, triển vọng và cơ hội phát triển của BĐS rất lạc quan. Còn mua nhà để ở thì giống như chuyện quyết định ăn cơm. Nếu cần thì sẽ mua. Nhưng nếu để đầu tư thì phải có chuyên môn, nghiệp vụ, phân tích được rủi ro, lợi nhuận đạt được, không nên "đánh bạc" lúc này.
Vậy đâu sẽ là thời điểm thị trường trở lại thưa ông?

- Theo quan điểm của tôi, đến giữa năm 2014, thậm chí qua năm 2014 mới có đầy đủ số liệu, dữ liệu để nhìn nhận, đánh giá thị trường đang ở đâu, đoạn nào, có thể xuống nữa hay biến đổi. Đáy chỉ được xác lập khi ta đã qua đáy.

Việc thị trường ấm lên cuối năm 2013 không liên quan đến chu kỳ dài của thị trường, nó mang tính thời điểm hơn là bản chất. Do cuối năm, khách thường có tâm lý mua nhà, đồng thời nguồn tiền đổ về nhiều hơn. Nắm cơ hội đó, các chủ đầu tư tận dụng để bung hàng, tăng thanh khoản. Tuy nhiên, động thái đó cũng rất đáng ghi nhận, khích lệ, động viên.

Đặc biệt, BĐS 2014 không nên quá quan tâm đến giá lên hay xuống mà thanh khoản mới đáng được bàn tới. Phân khúc nào cũng xứng được kỳ vọng có thanh khoản. Thanh khoản được cải thiện, có nghĩa cung cầu gặp nhau, thị trường sẽ thấy sự khởi sắc.
 
Xin cảm ơn ông!