Xem thêm:
Hồng Kông, Vancouver và Honolulu là 3 địa điểm có thị trường nhà ở đắt đỏ nhất trên 9 quốc gia trong khảo sát thường niên của Demographia
Giá nhà Hong Kong đã tăng hơn gấp đôi kể từ đầu năm 2009. Ảnh: Bloomberg
Theo đó, giá nhà trung bình tại Hồng Kông đã tăng lên 14,9 lần tổng thu nhập trung bình hàng năm của hộ gia đình, so với 13,5 lần năm ngoái. Trong khi đó, giá nhà ở Vancouver bằng 10,3 lần thu nhập và tại Honolulu là 9,4 lần. Úc và New Zealand là những nước có giá nhà đắt đỏ nhất sau Hồng Kông, với giá nhà ở bằng 5,5 lần tổng thu nhập.
Theo khảo sát thường niên của Demographia về chỉ số xếp hạng giá nhà đất trên 360 thị trường bất động sản tại các thành phố của Úc, Canada, Hong Kong, Ireland, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Anh và Mỹ thì chỉ có một kết quả là 5,1 hoặc cao hơn báo hiệu mức giá trên là "đắt đỏ nghiêm trọng", trong khi dưới 3 là giá cả phải chăng.
Ngoài ra, khảo sát trên cũng nhận định, giá nhà tăng mạnh ở Hong Kong, Úc và Canada đã dấy lên lo ngại về bong bóng bất động sản. Giá nhà Hong Kong đã tăng hơn gấp đôi kể từ đầu năm 2009, do nhu cầu từ Trung Quốc đại lục và lãi suất thế chấp ở mức thấp kỷ lục. Ở Úc, lãi suất ngân hàng trung ương giảm thấp nhất trong lịch sử đã đẩy giá nhà ở các thành phố lớn trên toàn quốc tăng cao hơn 9,8% trong năm 2013. Giá bất động sản tại Canada cũng được dự báo sẽ tiếp tục leo thang trong năm nay.
Demographia cho biết, Ireland là quốc gia có giá nhà hợp lý nhất, với những ngôi nhà trị giá bằng 2,8 lần thu nhập trung bình. Trong đó, Rockford, Illinois là thành phố giá nhà phải chăng nhất trên tất cả các thành phố được khảo sát. Đối với thành phố có hơn 1 triệu dân thì giá nhà Pittsburgh được cho là ở mức hợp lý vừa túi tiền người dân nhất.
Ngoại trừ Mỹ, không một quốc gia nào có thành phố với hơn 1 triệu người có giá nhà trung bình là ít hơn ba lần thu nhập, báo cáo cho biết thêm.
Theo Bất Động Sản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét