Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật
Hiển thị các bài đăng có nhãn bat dong san. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bat dong san. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Định nghĩa, Nguồn gốc và phân loại bất động sản

Bất động sản là một thuật ngữ pháp luật (ở một số nước như Liên hiệp Anh, Canada, Úc, Mỹ và Bahama) có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất đó. Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó. Những thứ có thể dỡ ra khỏi mảnh đất như nhà di động,lều, nhà tạm thì không được xem là bất động sản.

Bất động sản ("real estate" hay "real property") có nghĩa ngược với động sản ("personal property").

Người sở hữu bất động sản được phép sử dụng, mua bán, cho thuê, làm quà tặng, dùng để ký quỹ, để di chúc lại cho người được thừa hưởng, hoặc để yên bất động sản của mình. Thị trường bất động sản có liên hệ mật thiết với thị trường vốn, thị trường tài chính.

Nguồn gốc thuật ngữ

Từ "real" có nguồn gốc từ từ "res" trong tiếng Latinh có nghĩa là "vật", để phân biệt với "người". Vì vậy, pháp luật thường phân biệt rất rõ ràng giữa bất động sản ("real property") và động sản ("personal property"): ví dụ, quần áo, đồ nội thất, v.v...). Sự khác biệt về khái niệm giữa "bất động sản" và "động sản" là ở chỗ: bất động sản được chuyển nhượng cùng với đất đai, con động sản thì không.

Một số tài liệu lịch sử đã xác nhận lần đầu tiên thuật ngữ "bất động sản" được sử dụng vào năm 1666. Điều này chứng tỏ sự coi trọng của giai cấp phong kiến đối với đất đai cũng như quyền sử dụng đất.

Phân loại bất động sản

Bất động sản có thể phân thành ba loại:

Bất động sản có đầu tư xây dựng: bất động sản nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai), bất động sản nhà xưởng và công trình thương mại - dịch vụ, bất động sản hạ tầng, bất động sản trụ sở làm việc, v.v... Nhóm bất động sản nhà đất là nhóm cơ bản, tỷ trọng rất lớn, tính chất phức tạp cao, chiếm tuyệt đại đa số các giao dịch trên thị trường bất động sản của một nước.

Bất động sản không đầu tư xây dựng: Đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng, v.v...

Bất động sản đặc biệt: các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hóa vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang, v.v...

Nói cách khác, Bất động sản được xem là đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất đó. Người sở hữu Bất động sản được phép sử dụng, mua bán, cho thuê, làm quà tặng, dùng để ký quỹ, để di chúc lại cho người được thừa hưởng, hoặc để yên Bất động sản của bản thân.

Theo WiKi

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Bất động sản lại bị “thổi giá”

Xem thêm: 


Tuần rồi, câu chuyện biệt thự “cướp khách” chung cư gây xôn xao thị trường, hay ít nhất cũng làm xáo động suy nghĩ của những người đang muốn tìm một mái ấm hoặc có một món tiền chưa biết đầu tư vào đâu.

Đó là câu chuyện diễn ra tại Hà Nội. Cụ thể hơn là tại nhiều gốc cây, cột điện trên các tuyến phố Trần Duy Hưng, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng, Đại lộ Thăng Long… xuất hiện những tờ rơi quảng cáo bán biệt thự rất sốc.

Biệt thự, vốn được mặc định bởi sự sang trọng, nên khi được rao bán  theo kiểu “khoan cắt bê tông” đã là lạ. Nhưng còn gây sốc hơn khi 200 m2 biệt thự chỉ được rao bán với giá 1,6 tỷ đồng!

Nếu chia bình quân, giá trung bình chỉ ở mức 8 triệu đồng/m2, rẻ hơn bất cứ một khu căn hộ chung cư nào tại Hà Nội. Thậm chí, 1,6 tỷ đồng chưa phải là cái giá cuối cùng, người bán còn sẵn sàng “down” giá thêm 200 triệu đồng và khuyến mãi thêm xe đưa đón thăm quan.
Và không chỉ hiện diện ở gốc cây, trên nhiều trang tin BĐS trực tuyến, những dòng rao bán cũng xuất hiện nhan nhản. Thông tin hấp dẫn nhiều người không chỉ bởi giá cả, mà còn là những tiện ích đáng mơ ước của dự án. Từ vị trí “nằm trên mặt đường Đại lộ Thăng Long, cách BigC Thăng Long 10 phút đi xe máy” đến hình ảnh về một “dự án cao cấp với thiết kế sinh thái, không khí trong lành với hệ thống hồ điều hòa và công viên cây xanh, đồi cây, vườn hoa trải dài”…

Toàn những lời quảng bá có cánh, khiến nhiều người tưởng chừng như mơ ước về một căn biệt thự giá rẻ, nằm ở vị trí đẹp của họ đã có thể trở thành hiện thực.

Tất nhiên, cũng có những nghi ngờ về “giá bèo" của các căn biệt thự này. Có người cho rằng, đó chỉ là chiêu câu khách, khi chủ dự án treo biệt thự, bán đất nền. Nhưng nếu có là đất nền ở một khu hạ tầng tốt như vậy thì cái giá 8 triệu đồng/m2 cũng không tệ. Và hầu hết đều nhận định, đây là một động thái cắt lỗ của chủ đầu tư Dự án Khu đô thị Ngôi nhà mới là Tập đoàn Lã Vọng.

Bởi theo số liệu mà Công ty nghiên cứu thị trường Savills vừa công bố, tại thời điểm quý I/2014, thị trường biệt thự, liền kề Hà Nội có tới 128 dự án, cung cấp 42.700 căn. Đồng thời, theo bà Ngô Hương Giang, Quản lý cấp cao bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của Savills, so với quý trước, giá chào bình quân quý I giảm 3% cho hạng mục biệt thự và 2% đối với hạng mục nhà liền kề.

Có nghĩa là hầu hết chủ đầu tư dự án biệt thự hiện tại vẫn chỉ “thèm một cuộc sống bớt nợ nần”, chứ chưa dám nghĩ đến chuyện lờ lãi!

Vì vậy, nếu Lã Vọng có cắt lỗ và cắt lỗ được cũng là bước đi quyết đoán. Bởi “con gà nhép nằm trong lòng bàn tay còn hơn chú phượng hoàng đậu trên mái nhà” chính là tình cảnh hiện tại của các chủ đầu tư đã từng chìm đắm trong cơn sốt biệt thự triệu đô. Thậm chí, có người còn nửa đùa nửa thật rằng, ngày xưa ông Lã Vọng bên Tàu nhàn tản câu cá, chờ đến năm 80 tuổi mới chọn minh chủ; chứ nay Tập đoàn Lã Vọng chắc khó có thể kiên nhẫn đến thế.

Bởi biết kiên nhẫn đến bao giờ!

Thời thế thị trường đã khác trước và hầu hết chủ đầu tư khi trao đổi với giới truyền thông đều cho rằng, đã qua rồi cái thời kiếm siêu lợi nhuận từ BĐS. Rằng kinh doanh BĐS hiện tại là kinh doanh giá trị thật, dự án thật, hướng đến khách hàng…

Tuy nhiên, nói vậy mà chưa hẳn vậy. Khi thị trường đang được cho là dần ấm lại, người dân đã nhúc nhắc xuống tiền, cũng là lúc một số chủ đầu tư găm hàng chờ lên giá. Lại có những dự án như Hòa Bình Green City dự định tăng 10% giá bán trong đợt ra hàng tiếp theo, Dự án Thăng Long Number One, Dự án Golden West cũng điều chỉnh tăng giá bán trong đợt ra hàng mới đây.

Trên thị trường thứ cấp, hoạt động “thổi giá” còn diễn ra nóng hơn. Mức chênh một vài trăm triệu/căn hộ đang được cho là chuyện thường. Thậm chí, có dự án như Madarin Garden, dân môi giới còn hét mức chênh “khủng” tới 700 - 900 triệu đồng/căn hộ.

Chuyện dự án này còn cắt lỗ, dự án kia đã găm hàng chờ chênh giá cho thấy rằng, “chứng quên” - một căn bệnh trọng của dân BĐS - lại bắt đầu tái phát. Trên thực tế, thanh khoản thị trường, nếu có ổn hơn thì cũng mới chỉ là một cơn “hưng phấn” nhất thời, chứ chưa thể bước vào chu kỳ hồi phục. Nhưng một số chủ đầu tư và các nhà môi giới, nhà đầu tư đã bắt đầu nghĩ đến việc “kiếm thêm” từ túi tiền của người mua nhà, mà dần quên đi lời hứa về những sản phẩm giá trị thực mà họ vừa nói mới đây.

Dường như, những lời hô hào giải cứu BĐS, những cam kết cung vốn lại vô tình trở thành những mồi lửa để đây đó người ta bắt đầu chiêu dụ những chú thiêu thân tội nghiệp vào tròng!?


Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Bất động sản sẽ “ngập” trong tiền?

Xem thêm: 


Điều gì khiến người ta cứ muốn đổ tiền vào nơi đang chôn cả đống tiền của cả doanh nghiệp địa ốc, ngân hàng, của những nhà đầu tư, những người đang muốn thoát khỏi bất động sản. Điều gì sẽ xảy ra nếu như có hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn tỉ đồng tiếp tục bơm vào thị trường bất động sản?

Hình minh họa.
Bất động sản năm 2014 đang ngập trong tiền theo nghĩa nếu nhìn vào những gói tín dụng lần lượt được công bố sẽ đổ vào lĩnh vực này thời gian vừa qua. Đầu tiên là gói 30.000 tỉ đồng của Chính phủ với lãi suất ưu đãi chỉ 6%/năm được tung ra nhằm “tháo gỡ khó khăn và giảm tồn kho”. Và mới đây nhất là thông tin Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) liên kết với một số ngân hàng khác cung cấp gói tín dụng 50.000 tỉ đồng cho ngành xây dựng. Đấy là chưa kể những tuyên bố bâng quơ trước đó về nguồn vốn cả trăm ngàn tỉ đồng sẽ được bơm vào bất động sản, hay những gói tín dụng vài ngàn tỉ đồng kèm ưu đãi của các ngân hàng thương mại cho vay, trong đó có bất động sản.
Điều gì khiến tiền cứ muốn đổ vào nơi đang chôn cả đống tiền của cả doanh nghiệp địa ốc, ngân hàng, của những nhà đầu tư, những người đang muốn thoát khỏi bất động sản. Điều gì sẽ xảy ra nếu như có ngần ấy tiền tiếp tục bơm vào thị trường bất động sản? Thử nhìn lại những gì đã diễn ra ở thời hoàng kim năm 2007 để hình dung thị trường địa ốc sẽ ra sao nếu tiền được tiếp tục đổ vào lĩnh vực này.
Tăng trưởng tín dụng nóng là câu chuyện của năm 2007 khi các ngân hàng sốt sắng cho vay, còn giới đầu tư địa ốc say sưa với việc mua đi bán lại kiếm lời. Một nhân viên kinh doanh tại quận 7 tới bây giờ vẫn không hiểu tại sao hồi đó nhiều người tới mua nhà lại có thể vay tiền ngân hàng dễ đến vậy. Tổng giám đốc người Singapore có dự án tại quận 2 (không tiện nêu tên) cho biết ở thời điểm chào bán căn hộ năm 2007 có một vài người gom lại thành nhóm người đã mua 10 căn một lúc để hưởng chiết khấu và có người còn “ôm” căn hộ tới bây giờ.
Việc kiếm tiền quá dễ khiến nhiều người lao vào địa ốc, và đây có lẽ là lĩnh vực có số doanh nghiệp tham gia đông nhất. Trong một buổi hội thảo gần đây, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, đã làm ngạc nhiên nhiều đại biểu khi cho biết hiện có khoảng 12.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có liên quan đến địa ốc, đó là chưa kể số lượng không nhỏ nhà đầu tư cá nhân. Điểm chung của các doanh nghiệp địa ốc là ít vốn, hơn nữa luật pháp cũng không ràng buộc họ phải có nhiều tiền. Khi làm dự án chủ đầu tư chỉ cần có khoảng 20% vốn của dự án là có thể khởi công xây dựng, phần còn lại có thể vay ngân hàng hay huy động vốn của khách hàng. Chỉ có điều, lúc thị trường nóng sốt, người mua nhà cũng sử dụng đòn bẩy tài chính, chủ yếu vay vốn ngân hàng để lướt sóng.
Hơn nữa, sự mở rộng quy mô thị trường bất động sản quá nhanh đã hút một lượng lớn nguồn vốn vào lĩnh vực này. Đi đâu cũng thấy dự án, khu đô thị vệ tinh được vẽ ra chào bán nhộn nhịp. Một doanh nghiệp nước ngoài đã phải thốt lên rằng việc đầu tư đi quá nhanh so với nhu cầu của thị trường, và công ty này đã rút khỏi một dự án lớn ở Đồng Nai sau khi đã đầu tư một khoản tiền không nhỏ vào dự án khu đô thị này.
Giới chuyên gia ước tính ở thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008 đã có khoảng 500.000 tỉ đồng được các ngân hàng cho vay thế chấp bất động sản, chiếm khoảng 55% tổng dư nợ, và nếu cộng thêm khoảng 115.000 tỉ đồng cho vay trực tiếp nữa, tỷ lệ cho vay bất động sản chiếm gần 70% tổng dư nợ. Đây là con số khổng lồ đối với nền kinh tế, do vậy nếu thị trường bất động sản sụp đổ chắc chắn hệ thống tài chính sẽ lao đao.
Chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng bắt đầu làm xì hơi quả bong bóng bất động sản, song dòng tiền vào lãnh vực này gần như không ít đi, ngược lại theo xu hướng tăng dần qua các năm. Chẳng hạn như tại TPHCM, cho vay bất động sản hiện nay vẫn chiếm từ 10-14% trên tổng dư nợ tín dụng trên dưới 1 triệu tỉ đồng. Năm 2008 cho vay bất động sản tại thành phố khoảng 63.000 tỉ đồng, sang năm 2009 con số này tăng lên 78.290 tỉ đồng. Năm 2010 con số này tăng lên 98.256 tỉ đồng rồi giảm xuống còn 85.844 tỉ đồng vào năm 2011. Sau khi duy trì mức này ở năm 2012, cho vay bất động sản đã tăng vọt lên 103.000 tỉ đồng trong năm 2013 (theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM).
Vấn đề của thị trường bất động sản không chỉ nằm ở con số tín dụng cho vay trực tiếp mà còn nằm ở tảng băng ngầm cho vay thế chấp. Có thể cũng chính vì vậy mà giá trị tồn kho bất động sản được hiểu mỗi người mỗi kiểu. Số liệu báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng cho thấy giá trị tồn kho bất động sản khoảng 92.000 tỉ đồng và đang có xu hướng giảm xuống trong thời gian gần đây. Tuy nhiên giới quan sát thị trường cho rằng con số đó chưa phản ánh hết thị trường bởi một lượng tiền lớn vẫn đang còn nằm trong bất động sản các loại.
Không bàn đến việc có hay không gói 50.000 tỉ đồng, và các ngân hàng lấy nguồn tiền ấy ở đâu ra để cho vay. Trao đổi với Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng bên lề buổi hội thảo góp ý dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi tổ chức tại TPHCM ngày 31-3, về gói tín dụng này, ông từ chối bình luận, nói còn phải suy nghĩ thêm. Nhưng có thể thấy các ngân hàng đang tỏ ra thân thiện với doanh nghiệp địa ốc và người mua nhà hơn, một phần là vì nguồn vốn dồi dào, một phần là để cứu chính họ.
Thực ra, chuỗi liên kết bốn nhà của VNCB không mới; ngay từ năm 2012 BIDV đã muốn thành lập “Câu lạc bộ bốn nhà”, gồm nhà băng (ngân hàng), nhà đầu tư dự án, nhà thầu thi công và nhà cung cấp vật liệu xây dựng. Việc hợp tác bốn bên kỳ vọng sẽ góp phần tạo sự luân chuyển dòng tiền trên thị trường với ngân hàng giữ vai trò là người trung gian. Chủ đầu tư được tiếp tục cấp vốn để hoàn thành dự án dở dang để bàn giao nhà cho khách hàng, kéo theo các lĩnh vực khác chuyển động.
Phải mất 5-6 năm mới làm cho giá nhà giảm xuống sau cơn sốt đỉnh điểm vào năm 2007. Những thông tin về gói tín dụng này, nguồn tiền kia ít nhiều đang tạo ra chút hy vọng lẫn hoài nghi trên thị trường. Chỉ có điều chuỗi liên kết này, nếu có, mới chỉ tập trung giải quyết vấn đề của chủ đầu tư, của nguồn cung sản phẩm, chưa thấy bóng dáng người mua nhà, một nhân tố quan trọng trong việc kích hoạt thị trường địa ốc chuyển động.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Nếu gói 30.000 tỷ đồng bị thu hồi...

Xem thêm: 


Dù đây chỉ là phát biểu từ một đại biểu Quốc hội, nhưng thông tin có thể thu hồi gói 30.000 tỷ đồng khiến không nhiều người bất ngờ. Bởi thực tế, từ ngày ngày triển khai gói này đến nay, tốc độ giải ngân còn quá chậm và nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận gói này.

Do đó, theo nhiều chuyên gia, doanh nghiệp, gói này có bị thu hồi cũng chẳng có gì là lạ. Có chăng, thay vì thu hồi thì nên chăng, nới rộng đối tượng được vay gói này.
Ông Nguyễn Văn Đực: Không nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng
Trao đổi với PV Epress, Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch hiệp hội BĐS TP.HCM, Phó giám đốc công ty Đất Lành cho rằng nếu gói 30.000 tỷ đồng có bị thu hồi như đề nghị của một số người thì cũng không ảnh hưởng đến thị trường là bao. Bởi thực tế, chỉ có vài doanh nghiệp được hỗ trợ cho vay gói 30.000 tỷ đồng. Khách quan mà nói, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng có mục đích rất tốt. Nó không chỉ giúp người dân có cơ hội mua được căn hộ giá tốt, giúp nhiều dự án được hồi sinh và giúp cả các doanh nghiệp BĐS. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được đăng ký gói này khi có nhà ở xã hội (NOXH). Và thực tế, số lượng NOXH (tức nguồn cung – PV) cho gói hỗ trợ này không đủ. Do đó, thay vì cứ khăng khăng cho doanh nghiệp đầu tư NOXH thì có thể mở rộng đối tượng đối tượng doanh nghiệp được xét hỗ trợ gói này thì tác dụng sẽ nhiều hơn.
Hiện nay, tại TP.HCM nhiều doanh nghiệp xin chuyển đổi từ nhà diện tích lớn sang diện tích nhỏ, nhà ở thương mại (NOTM) sang NOXH rất khó khăn dù nhiều dự án đã chứng minh được dự án không tăng diện tích xây dựng, không làm tăng dân số quá 50%. Thực tế tại TP.HCM hiện nay số lượng dự án được chấp thuận chuyển sang NOXH chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tin rằng, nếu gói này thành công thì cả người dân và doanh nghiệp đều có lợi.
Ông Lê Hoàng Châu: Nên chuyển một số dự án NOTM thành NOXH
Dù cho rằng thông tin thu hồi gói 30.000 tỷ đồng là không có cơ sở, nhưng Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Lê Hoàng Châu vẫn cho rằng cần có những thay đổi kịp thời để tăng tốc độ giải ngân gói này.
Theo ông Lê Hoàng Châu, các dự án phù hợp với tiêu chí của gói 30.000 tỷ cũng nên được tọa điều kiện để tiếp cận gói này
Các dự án phù hợp với tiêu chí của gói 30.000 tỷ cũng nên được tạo điều kiện để tiếp cận. Ảnh: Giang Nam
 
Theo ông Lê Hoàng Châu, các dự án NOTM đang xây dựng dở dang có quy mô căn hộ nhỏ hơn hoặc bằng 70m2, có giá bán dưới 15 triệu đồng/mcũng nên được tạo điều kiện để được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng góp phần giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, sớm có sản phẩm cung ứng cho thị trường và góp phần giải quyết hàng tồn kho.
Qua đó, ông Châu cũng cho rằng UBND thành phố cần chỉ đạo giải quyết nhu cầu của các doanh nghiệp xin chuyển đổi dự án NOTM sang NOXH, dịch vụ, cơ cấu lại căn hộ lớn thành căn hộ quy mô vừa và nhỏ để cơ cấu lại sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường và giải quyết hàng tồn kho.
“Đề nghị UBND thành phố công bố khu vực không cho phép chuyển đổi dự án NOTM sang NOXH, không cho phép cơ cấu lại căn hộ để các doanh nghiệp chủ động tìm giải pháp để giải quyết khó khăn của mình. Ngoài các khu vực trên, đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các Sở sớm giải quyết nhu cầu của doanh nghiệp. Trước hết là 6 dự án xin chuyển đổi thành NOXH, 10 dự án xin cơ cấu căn hộ lớn thành căn hộ vừa và nhỏ đã được Sở Xây dựng trình UBND thành phố, trong đó có dự án Chung cư 961 Hậu Giang, Quận 6 của Công ty CP An Phú, Chung cư của Intresco và Công ty CP Quốc Cường Gia Lai – Khu dân cư 6B xã Bình Hưng”… ông Châu cho biết.
Theo thông tin mới đây nhất từ Ngân hàng nhà nước (NHNN). Tính đến ngày 28.2, gói 30.000 tỷ đồngmới giải ngân được khoảng 4%. Cụ thể, các ngân hàng cam kết cho vay khách hàng cá nhân với số tiền 1.013 tỷ đồng; giải ngân theo tiến độ cho 2.661 khách hàng với dư nợ 640 tỷ đồng.
Về phía doanh nghiệp, NHNN xác nhận đăng ký của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng NNPTNT Việt Nam được ký hợp đồng tín dụng với 17 doanh nghiệp (19 dự án) trên cả nước với tổng số tiền cam kết giải ngân 1.701 tỷ đồng, trong đó, đã giải ngân cho 12 doanh nghiệp (13 dự án) với số tiền 566,5 tỷ đồng.
Với tốc độ giải ngân chậm như trên, xem ra đề đề xuất của các doanh nghiệp để tăng tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng có vẻ không phải là thừa.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

12 lỗ hổng cần hoàn thiện của luật về kinh doanh bất động sản

Xem thêm: 


Sáng nay (14/03), Hội thảo “Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bất động sản” đã diễn ra tại trường Đại học Luật TP.HCM (Quận 4) với sự tham dự của các đại biểu và chuyên gia đầu ngành. Nhiều tham luận và các ý kiến từ doanh nghiệp, chuyên gia bất động sản đã cùng nhau mổ xẻ các bất cập và lỗ hổng cần hoàn thiện của luật về kinh doanh bất động sản.

Cần có cơ chế đảm bảo việc chủ đầu tư sử dụng đúng mục đích tiền ứng trước của khách hàng. Ảnh: KL
Sau hơn 3 giờ trình bày và thảo luận với các tham luận của các chuyên gia đầu ngành, hội thảo đã tóm gọn lại với 12 kiến nghị cơ bản như sau:
  • Mở rộng phạm vi kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài như tổ chức, cá nhân trong nước để đảm bảo tính công bằng, khuyến khích  đầu tư và đảm bảo tính cạnh tranh.
  • Thay đổi thuật ngữ về tên chủ thể hoạt động kinh doanh bất động sản là: Doanh nghiệp, hợp tác xã” thay vì “tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài” để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với Luật Đất đai 2013.
  • Thống nhất bỏ quy định về việc bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn giao dịch để giảm bớt thủ tục, chi phí giao dịch kinh doanh bất động sản.
  • Quy định lại tiêu chuẩn hành nghề môi giới bất động sản: chỉ nên quy định tốt nghiệp trung học phổ thông; bổ sung thêm đã qua đào tạo và sát hạnh về kiến thức môi giới bất động sản. Ngoài ra, cần xem xét lại chương trình đào tạo môi giới bất động sản cho phù hợp.
  • Kiến nghị cho phép các chủ đầu tư kinh doanh bất động sản được cho thuê, cho thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai để tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư có điều kiện huy động vốn, khai thác từng phần công trình trong quá trình xây dựng.
  • Quy định rõ điều kiện huy động vốn theo hình thức mua bán nhà, công trình xây hình thành trong tương lai.
  • Mở rộng hơn điều kiện tham gia góp vốn thỏa thuận phân chia nhà ở của cá nhân, hộ gia đình (không giới hạn về số lượng nhà ở được góp vốn) và cho phép chuyển nhượng quyền góp vốn (quyền được phân chia nhà ở) để đảm bảo sự linh hoạt của thị trường và nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp (Đối với trường hợp kinh doanh nhà ở).
  • Bỏ quy định về áp dụng lãi suất tiền vay của ngân hàng thương mại làm cơ sở phạt hợp đồng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về phạt hợp đồng (Điều 16 Dự thảo).
  • Đề nghị quy định tất cả các giao dịch kinh doanh bất động sản phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng (không chỉ giao dịch giữa những tổ chức như quy định trong Dự thảo).
  • Cần có cơ chế đảm bảo việc chủ đầu tư sử dụng đúng mục đích tiền ứng trước của khách hàng.
  • Mở rộng đối tượng, phạm vi người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhằm thúc đẩy đầu tư, phát triển, nâng cao chất lượng nhà ở và góp phần hội nhập quốc tế.
  • Cần đảm bảo sự thống nhất trong quy định giữa các luật có liên quan để kinh doanh bất động sản như Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản;…
Tuy những kiến nghị trên vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều nhưng cũng đã phần nào khái quát được rõ ràng, cơ bản nhất những bất cập, tồn tại cần được khắc phục ở dự luật quan trọng này. Bởi lẽ Luật Kinh doanh bất động sản là dự luật sẽ còn tác động mạnh mẽ và chi phối lớn đến đời sống kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp trong tương lai.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Khu Kinh tế mở Chu Lai: Vẽ miếng bánh quá lớn

Xem thêm: 


Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) thừa nhận đã vẽ ra một viễn cảnh quá lớn, quá nhiều hạng mục, ảnh hưởng tới hàng ngàn hộ dân trong khi tiềm lực kinh tế của tỉnh chưa đủ điều kiện và Trung ương cũng không thể kham nổi.

Dân đập nhà, bỏ đi nơi khác sinh sống nhưng dự án mãi vẫn chưa triển khai. ảnh: Nam Cường
Trong khi đó, khu kinh tế mở (KTM) này vẫn đang đau đầu với số tiền nợ của các nhà thầu thi công hàng trăm tỷ. Con số gần 11 tỷ đã được khoanh vùng thành “nợ quá xấu”…

Những ý tưởng khổng lồ

Theo Ban quản lý (BQL) khu KTM Chu Lai, dự án bắt đầu thực hiện từ năm 2004 nhưng đã được lãnh đạo tỉnh và Trung ương “thai nghén” từ 1998. Ban đầu, dự án có diện tích 32.400ha, gồm 16 xã, phường, thị trấn của huyện Núi Thành và TP. Tam Kỳ (trong đó Núi Thành có 12 đơn vị hành chính).

Đến năm 2010, Quảng Nam quyết định sáp nhập Dự án tổng thể sắp xếp dân cư, phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vùng ven biển tỉnh Quảng Nam (dự án tổng thể) vào khu KTM Chu Lai và giao BQL “quản” thêm hơn 10.000ha (thêm 2 xã thuộc huyện Duy Xuyên và 6 xã thuộc huyện Thăng Bình).

Gộp cả 2 giai đoạn, khu KTM kéo dài từ bắc Quảng Ngãi tới cầu Cửa Đại ở Hội An - một dự án quá lớn. Ông Nguyễn Hồng Quang - Phó BQL khu KTM Chu Lai thừa nhận hiện không thể kham nổi các hạng mục, các dự án nhỏ tại đây.

Đặc biệt, khu phi thuế quan (thuộc xã Tam Quan - Núi Thành) - một trong những ý tưởng chủ đạo để hình thành khu KTM chính thức khép lại. Sau này, dự áp sắp xếp hơn 40 ngàn cư dân ven biển từ Duy Xuyên đến Thăng Bình cũng đã chính thức “đóng trang”.

“Dự án sắp xếp dân có từ 2007, đến 2008 được duyệt, năm 2010 triển khai. Nhưng chưa kịp làm gì đã phải hoãn vô thời hạn. Tiền đâu mà làm, những 3.600 tỷ đồng, mà đó mới là con số ban đầu. Con số này dự định Trung ương cấp, nhưng sau khó khăn nên phải dừng” - ông Quang nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hàng chục ngàn hộ dân vùng đông Thăng Bình và Duy Xuyên mấy năm qua khốn khổ vì quy hoạch treo. Cái gọi là “sắp xếp dân cư” nhưng chủ yếu thu hồi đất, bố trí cho các resort. Hiện tại, nhiều khu resort, khu đô thị rộng hàng ngàn hécta được quy hoạch, công bố xong rồi để đó, đồng nghĩa với hàng chục ngàn hécta đất bị bỏ hoang trong nhiều năm, gây lãng phí tài nguyên đất. Trong khi đó, người dân nơi đây không có đất sản xuất, nuôi trồng thủy sản dẫn đến cuộc sống vốn đã khó nay càng khó.

Giai đoạn 2 của dự án chính thức bị “khai tử”, còn giai đoạn 1, với 32.400ha nay cũng đang phập phồng. Chỉ thực sự Trường Hải ô tô, nhà máy kính nổi Chu Lai và sắp tới là nhà máy trà Dr. Thanh là đáp ứng được kỳ vọng.

Năm 2013, tỉnh Quảng Nam cũng đã thu hồi một số dự án động thổ rồi để đó, treo quá lâu. Mặc dù vậy, 64 trong tổng cộng 79 dự án đang triển khai, chiếm phân nửa là những dự án dở dang, chậm trễ. Với 42.400ha, bình quân mỗi héc ta tốn 2 tỷ đồng để giải tỏa, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Tiền đâu ra?

Lại “cởi trói” và loay hoay… đòi nợ

Ông Nguyễn Hồng Quang nói thẳng, dự định ban đầu về khu KTM giờ gần như đã phá sản. Trên thực tế, khu KTM Chu Lai hiện chỉ giống như những khu công nghiệp được băm nhỏ để các nhà đầu tư vào làm ăn. “Trừ khi khu phi thuế quan hình thành, rồi khu đô thị, sân bay, sắp xếp dân cư, khu du lịch… hình thành một chuỗi thì may ra mới có thể gọi là khu KTM”.

Trước sự bức bối của người dân, tỉnh Quảng Nam mới đây đã quyết định rà soát tổng thể dự án và làm việc với lãnh đạo các huyện. Được biết, hiện BQL khu KTM Chu Lai chỉ còn quản lý khoảng 3.865ha, chủ yếu ở Núi Thành. Mặc dù vậy, số còn lại (khoảng 38.000 ha) vẫn trong diện quy hoạch theo định hướng của Chính phủ. Có nghĩa, người dân vẫn không được cơi nới, xây dựng, mua bán sang nhượng.

Trên thực tế, người dân những địa phương trong vùng quy hoạch đều cho rằng, thời gian cấp phép xây dựng tạm 3 - 5 năm chẳng khác nào vòng kim cô, siết chặt vào cái khó khăn vốn dĩ đã đeo đẳng 10 năm trời.

Từ 42.400ha, đến nay bị “bóp” lại còn 3.800ha, BQL khu KTM Chu Lai hiện còn kiêm thêm việc phải đi đòi nợ thay cho tỉnh. Với thông tin số nợ các nhà thầu ứng tiền thi công từ 10 năm nay lên đến 1.200 tỷ đồng, ông Nguyễn Hồng Quang cho hay, nếu tính số nợ đến cả thời điểm này, với hàng chục nhà thầu thì có khả năng lên con số đó.

“Đây là thời điểm tốt để đầu tư bất động sản”

Xem thêm: 


"Hễ sản phẩm nào đáp ứng được nhu cầu và túi tiền của đại bộ phận thị trường sẽ được quan tâm và việc tìm được nhà đầu tư mua lại hoặc đồng hành cùng phát triển tất yếu sẽ thuận lợi hơn".

Thực trạng "đói vốn" của cả chủ đầu tư lẫn người mua chính là nguyên nhân chủ yếu khiến thị trường bất động sản gặp khó trong suốt nhiều năm qua.

Không ít giải pháp đã được đưa ra nhằm nỗ lực giải cứu, tuy nhiên việc sẽ huy động vốn từ đâu để hồi phục nhanh thị trường bất động sản dường như vẫn còn là bài toán khó đối với tất cả thành phần tham gia vào thị trường này.  

Dưới góc nhìn đầu tư, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận đầu tư Savills Việt Nam, đã có buổi trò chuyện với BizLIVE về tín hiệu của dòng vốn sẽ đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam năm 2014.

Những tín hiệu tốt từ kinh tế vĩ mô trong thời gian gần đây có tác động thế nào đến hoạt động và cả nguồn vốn sẽ đổ vào thị trường bất động sản, thưa ông?

Trong năm 2013 vừa qua, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn cho thị trường bất động sản.

Theo như các con số được công bố, vốn đăng ký FDI vào Việt Nam trong năm 2013 đạt 21,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11,5 tỷ, mức tăng trưởng GDP đạt 5,42%.

Năm 2013, rất nhiều các chính sách về vốn được đưa ra như gói 30.000 tỷ nhằm hỗ trợ người dân mua nhà và chủ đầu tư trong ngành bất động sản, hay gói 100.000 tỷ cũng đang được xem xét.

Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ khu vực châu Á, cũng đang khá quan tâm đến các hoạt động M&A nhắm đến những dự án phát triển các khu dân cư.

Theo như nghiên cứu cũng như quá trình làm việc, tiếp xúc với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Savills nhận thấy các nhà đầu tư hiện đã và đang rất quyết liệt tìm kiếm các nguồn vốn cũng như nguồn đầu tư vào thị trường bất động sản qua các phương thức ngoại giao từ các hội nghị hội thảo đầu tưtại Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,...

Ngoài các yếu tố hỗ trợ về nguồn vốn, việc sửa đổi Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7 sắp tới đây với các thay đổi hỗ trợ thủ tục hành chính cũng có thể sẽ là một tác động làm tăng hấp dẫn dòng vốn ngoại vào thị trường bất động sản Việt Nam.

Có nhiều ý kiến cho rằng sẽ có thêm những dòng vốn “nóng” đổ vào thị trường bất động sản trong tương lai gần. Ông nhìn nhận thế nào về dự báo này? Nếu có thì đâu là dấu hiệu cho thấy?

Phải ghi nhận những nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là ở lĩnh vực bất động sản có thể được coi là những lực đỡ đóng vai trò lớn trong việc hỗ trợ cho các dự án đầu tư bất động sản tại Việt Nam.

Có thể nhắc đến các dòng vốn điển hình như vốn FDI, FII.

Mặc dù, các giá trị đầu tư từ những nguồn vốn này chưa được ổn định, tuy nhiên mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam dường như vẫn chưa hề hạ nhiệt.

Bằng chứng là trong năm 2013, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã lập kỉ lục 22 tỷ USD, trong đó giá trị đầu tư vào bất động sản được đánh giá xếp đứng thứ 3 trong các lĩnh vực được đầu tư khác.

Việc tăng cường nguồn vốn này là một trong những tín hiệu tốt cho thị trường, thêm vào đó, cũng góp phần tăng cường sức mạnh về chất lượng cho thị trường giúp hấp dẫn các khách hàng, các chủ đầu tư chú ý hơn nữa đến các tiềm năng bất động sản tại Việt Nam.

Theo đánh giá của ông, hiệu ứng từ các Hiệp định thương mại như TPP, FTA… liệu có ảnh hưởng đến nguồn vốn sẽ đổ vào thị trường bất động sản?

Theo tôi, việc các hiệp định Thương mại như TPP, FTA vào thị trường Việt Nam đã mở ra một sân chơi lớn cho các doanh nghiệp.

Thứ nhất, nếu nhìn ở góc độ tài chính, việc tham gia các hiệp định thương mại sẽ góp phần giảm giá vật tư, vật liệu nhập khẩu cho các dự án xây dựng (thông thường giá các vật tư vật liệu này sẽ chiếm khoảng 30 - 40% tổng giá trị của một sản phẩm), chính vì vậy giá đầu ra của sản phẩm cũng sẽ theo đà đó mà giảm theo.

Bên cạnh đó, với chi phí tài chính rẻ hơn cũng như khả năng tài chính dồi dào của nhà đầu tư nước ngoài tới khu vực bất động sản được xem hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định này.

Thứ hai, khi các hiệp định FTA, TPP hay WTO được mở rộng tại Việt Nam, các công nghệ ứng dụng mới, các chu trình quản lý chuyên nghiệp cũng sẽ được áp dụng triệt để đối với các doanh nghiệp tại đây đồng thời việc đảm bảo nguồn vốn vào thị trường dồi dào cho khu vực bất động sản.

Một điều đáng cân nhắc khi chúng ta thực sự “mở cửa” thì các nhà đầu tưnước ngoài lâu nay còn cân nhắc thì đây là cơ hội cho họ tham gia vào thị trường Việt Nam.

Loại dự án nào sẽ nhận được nhiều mối quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia?

Theo ghi nhận của Savills, mặc dù thị trường bất động sản Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi khó khăn nhưng vẫn ghi nhận sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tưnước ngoài.

Đặc biệt, nhà đầu tư hiện đang dành sự quan tâm hơn đối với những dự án đã tạo ra dòng tiền ổn định như khu nghỉ dưỡng, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại…

Bởi lẽ, các nhà đầu tư nước ngoài không muốn mất thời gian đầu tư quá lâu, thậm chí những rào cản về hành lang pháp lý, vướng mắc trong vấn đề giải phóng mặt bằng nhiều khi sẽ đánh mất đi các cơ hội, gây thiệt hại cho chính những nhà đầu tư này.

Với các hỗ trợ tích cực từ chính phủ liên quan đến nguồn vốn đổ vào bất động sản cũng như việc mở rộng tham gia các hiệp định thương mại, Savills tin rằng năm 2014 sẽ đón nhận những nguồn FDI quyết liệt hơn, quy mô hơn năm 2013.

Thêm nữa, giá bất động sản Việt Nam đã giảm mạnh trong thời gian qua so với các nước cùng khu vực, nên đây chính là thời điểm tốt để tham gia đầu tư.

Ông có dự báo gì về xu hướng hoạt động của thị trường bất động sản trong năm 2014?

Theo tôi, cho dù thị trường chuyển động chậm hay nhanh, các tác động khách quan sẽ tích cực hơn hoặc vẫn chậm chạp tiêu cực, thì đối với các nhà đầu tư, có một quy luật không bao giờ cũ là bất kì phân khúc sản phẩm nào muốn phát triển được, đều phải căn cứ dựa trên cái nền chính yếu là mặt bằng thu nhập của khách hàng.

Hễ sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và túi tiền của thị trường, sẽ được quan tâm và việc tìm được nhà đầu tư mua lại hoặc đồng hành cùng phát triển tất yếu sẽ thuận lợi hơn, việc bán được cho khách hàng thứ cấp hay trực tiếp sử dụng luôn được ủng hộ của thị trường.

Xin trân trọng cảm ơn ông?