Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật
Hiển thị các bài đăng có nhãn gói 30.000 tỷ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn gói 30.000 tỷ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Gói 30.000 tỷ: Đi chậm, có chắc?


Xem thêm: 




“Gói 30.000 tỷ không phải là gói tiêu càng nhanh càng tốt mà phải có tiêu chí bình bầu”, ông Phạm Trung Tuyến - Vụ trưởng VP thường trực Ban chỉ đạo TW về chính sách Nhà ở và thị trường bất động sản cho biết khi nói về tiến độ giải ngân chậm chạp của gói 30.000 tỷ.

Gỡ rối gói 30.000 tỷ
Năm 2013, thị trường bất động sản gặp rất nhiều khó khăn,  vì thế Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hướng dẫn gỡ khó cho thị trường bất động sản, trong đó có việc dành 30.000 tỷ nhằm giúp những người thu nhập thấp có chỗ ở, từ đó tạo cú hích cho bất động sản. Tuy nhiên, trên thực tế tồn kho thị trường bất động sản vẫn rất lớn và nợ xấu tăng cao. 
Lý giải vì sao đến thời điểm này tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ  vẫn ì ạch, ông Tuyến nói: “Gói 30.000 tỷ không phải là gói tiêu càng nhanh càng tốt mà phải có tiêu chí bình bầu. Không phải ai cũng có thể dễ dàng được vay gói hỗ trợ này mà nó chủ yếu dành cho những người nghèo, người có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở… Mặt khác, nếu so sánh với thời điểm tháng 12/2013 thì rõ ràng tốc độ giải ngân đã tăng lên”.
Theo số liệu từ Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, nhu cầu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp hiện nay khoảng 282.000 căn hộ (tương đương 11,28 triệu m2). Nhưng hiện tại mới có 11 dự án đang mở bán với khoảng 7.000 căn hộ. Còn lại, các dự án chủ yếu vẫn đang trong giai đoạn triển khai, chưa hoàn thiện. Con số này quá ít ỏi so với nhu cầu thực tế của người dân.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ chậm chạp. Thủ tục phê duyệt hồ sơ vay vốn rắc rối kéo dài cũng góp phần làm tiến độ giải ngân thêm chậm chạp.
Rót thêm 50.000 tỷ để “mua” niềm tin thị trường
Có thể nói sau khi gói tín dụng 50.000 tỷ đồng ra mắt, nhiều chủ đầu tư tỏ ra rất hứng khởi đón nhận, nhất là các chủ đầu tư có dự án triển khai dở dang nhưng thiếu vốn. Vì trên thực tế, một dự án mà người mua, chủ đầu tư và nhà thầu cũng vay sẽ khiến các ngân hàng dễ phát sinh nợ xấu.
Để khắc phục tình trạng này ông Phan Thành Mai, Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) cho biết: Ngân hàng VNCB đã xây dựng mô hình liên kết “4 nhà” (Ngân hàng - chủ đầu tư - nhà thầu - nhà cung ứng, sản xuất VLXD) nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng và dòng tiền được đi đúng hướng hơn. Đồng thời, khi doanh nghiệp tham gia liên kết “4 nhà” thì các khoản nợ xấu của doanh nghiệp sẽ được khoanh lại và tiếp tục cho vay vốn để hoàn thành dự án.
Còn ông Nguyễn Viết Mạnh – Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng: “50.000 tỷ là sản phẩm tín dụng để quản lý dòng tiền, tạo niềm tin thị trường, chứ không phải là gói tín dụng ưu đãi lãi suất. Vì khi bắt đầu sản xuất thì dòng vốn sẽ được xoay vòng và chủ đầu tư cũng phải tính toán để đưa ra mức giá thị trường mà người dân có thể chấp nhận được”.
Phản hồi ý kiến của nhiều người về tiến độ giải ngân của gói 50.000 tỷ liệu có ì ạch như gói 30.000 tỷ, ông Mạnh cho biết thêm “Theo Tổng cục Thống kê tổng giá trị ngành xây dựng 2013 là 770.000 tỷ đồng, đây là thị trường mênh mông nên tiến độ giải ngân của gói 50.000 tỷ sẽ nhanh hơn rất nhiều”.
Mặc dù thị trường đang nóng lòng chờ đợi gói 50.000 tỷ phát huy tác dụng nhưng có lẽ hiệu quả của gói tín dụng này đối với thị trường bất động sản hiện vẫn còn là một ẩn số.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Nếu gói 30.000 tỷ đồng bị thu hồi...

Xem thêm: 


Dù đây chỉ là phát biểu từ một đại biểu Quốc hội, nhưng thông tin có thể thu hồi gói 30.000 tỷ đồng khiến không nhiều người bất ngờ. Bởi thực tế, từ ngày ngày triển khai gói này đến nay, tốc độ giải ngân còn quá chậm và nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận gói này.

Do đó, theo nhiều chuyên gia, doanh nghiệp, gói này có bị thu hồi cũng chẳng có gì là lạ. Có chăng, thay vì thu hồi thì nên chăng, nới rộng đối tượng được vay gói này.
Ông Nguyễn Văn Đực: Không nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng
Trao đổi với PV Epress, Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch hiệp hội BĐS TP.HCM, Phó giám đốc công ty Đất Lành cho rằng nếu gói 30.000 tỷ đồng có bị thu hồi như đề nghị của một số người thì cũng không ảnh hưởng đến thị trường là bao. Bởi thực tế, chỉ có vài doanh nghiệp được hỗ trợ cho vay gói 30.000 tỷ đồng. Khách quan mà nói, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng có mục đích rất tốt. Nó không chỉ giúp người dân có cơ hội mua được căn hộ giá tốt, giúp nhiều dự án được hồi sinh và giúp cả các doanh nghiệp BĐS. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được đăng ký gói này khi có nhà ở xã hội (NOXH). Và thực tế, số lượng NOXH (tức nguồn cung – PV) cho gói hỗ trợ này không đủ. Do đó, thay vì cứ khăng khăng cho doanh nghiệp đầu tư NOXH thì có thể mở rộng đối tượng đối tượng doanh nghiệp được xét hỗ trợ gói này thì tác dụng sẽ nhiều hơn.
Hiện nay, tại TP.HCM nhiều doanh nghiệp xin chuyển đổi từ nhà diện tích lớn sang diện tích nhỏ, nhà ở thương mại (NOTM) sang NOXH rất khó khăn dù nhiều dự án đã chứng minh được dự án không tăng diện tích xây dựng, không làm tăng dân số quá 50%. Thực tế tại TP.HCM hiện nay số lượng dự án được chấp thuận chuyển sang NOXH chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tin rằng, nếu gói này thành công thì cả người dân và doanh nghiệp đều có lợi.
Ông Lê Hoàng Châu: Nên chuyển một số dự án NOTM thành NOXH
Dù cho rằng thông tin thu hồi gói 30.000 tỷ đồng là không có cơ sở, nhưng Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Lê Hoàng Châu vẫn cho rằng cần có những thay đổi kịp thời để tăng tốc độ giải ngân gói này.
Theo ông Lê Hoàng Châu, các dự án phù hợp với tiêu chí của gói 30.000 tỷ cũng nên được tọa điều kiện để tiếp cận gói này
Các dự án phù hợp với tiêu chí của gói 30.000 tỷ cũng nên được tạo điều kiện để tiếp cận. Ảnh: Giang Nam
 
Theo ông Lê Hoàng Châu, các dự án NOTM đang xây dựng dở dang có quy mô căn hộ nhỏ hơn hoặc bằng 70m2, có giá bán dưới 15 triệu đồng/mcũng nên được tạo điều kiện để được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng góp phần giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, sớm có sản phẩm cung ứng cho thị trường và góp phần giải quyết hàng tồn kho.
Qua đó, ông Châu cũng cho rằng UBND thành phố cần chỉ đạo giải quyết nhu cầu của các doanh nghiệp xin chuyển đổi dự án NOTM sang NOXH, dịch vụ, cơ cấu lại căn hộ lớn thành căn hộ quy mô vừa và nhỏ để cơ cấu lại sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường và giải quyết hàng tồn kho.
“Đề nghị UBND thành phố công bố khu vực không cho phép chuyển đổi dự án NOTM sang NOXH, không cho phép cơ cấu lại căn hộ để các doanh nghiệp chủ động tìm giải pháp để giải quyết khó khăn của mình. Ngoài các khu vực trên, đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các Sở sớm giải quyết nhu cầu của doanh nghiệp. Trước hết là 6 dự án xin chuyển đổi thành NOXH, 10 dự án xin cơ cấu căn hộ lớn thành căn hộ vừa và nhỏ đã được Sở Xây dựng trình UBND thành phố, trong đó có dự án Chung cư 961 Hậu Giang, Quận 6 của Công ty CP An Phú, Chung cư của Intresco và Công ty CP Quốc Cường Gia Lai – Khu dân cư 6B xã Bình Hưng”… ông Châu cho biết.
Theo thông tin mới đây nhất từ Ngân hàng nhà nước (NHNN). Tính đến ngày 28.2, gói 30.000 tỷ đồngmới giải ngân được khoảng 4%. Cụ thể, các ngân hàng cam kết cho vay khách hàng cá nhân với số tiền 1.013 tỷ đồng; giải ngân theo tiến độ cho 2.661 khách hàng với dư nợ 640 tỷ đồng.
Về phía doanh nghiệp, NHNN xác nhận đăng ký của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng NNPTNT Việt Nam được ký hợp đồng tín dụng với 17 doanh nghiệp (19 dự án) trên cả nước với tổng số tiền cam kết giải ngân 1.701 tỷ đồng, trong đó, đã giải ngân cho 12 doanh nghiệp (13 dự án) với số tiền 566,5 tỷ đồng.
Với tốc độ giải ngân chậm như trên, xem ra đề đề xuất của các doanh nghiệp để tăng tốc độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng có vẻ không phải là thừa.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

30 nghìn hay 100 nghìn tỷ có hâm nóng thị trường bất động sản?

Xem thêm: 


Thông tin Chính phủ sẽ tiếp tục tung ra gói tín dụng trị giá 100 nghìn tỷ để hỗ trợ thị trường bất động sản đã tạo niềm hy vọng khắp khởi trong phút chốc cho thị trường nhà đất, trước khi bị dập tắt bởi đó chỉ là sự hiểu lầm của báo chí trong phát ngôn của TS. Lê Xuân Nghĩa. Tuy nhiên, liệu 30 hay 100 nghìn tỷ có hâm nóng được thị trường chứng khoán?

Nếu gói 100.000 tỷ đồng trở thành hiện thực, rất có thể thị trường nhà đất 2014 sẽ là thời điểm kết thúc cho chuỗi dài khủng hoảng và đỗ vỡ của bất động sản suốt nhiều năm qua. Ảnh: KL
Về tiến độ giải ngân gói 30 nghìn tỷ, số tiền giải ngân tính đến 15/2/2014 chỉ đạt 3,6%. Được triển khai từ ngày 1/6/2013, gói hỗ trợ thị trường bất động sản ra đời với mục đích hỗ trợ cho người có thu nhập thấp vay vốn mua nhà, nhưng thực tế triển khai trong thời gian qua đã vấp phải nhiều khó khăn, trở ngại làm tốc độ giải ngân rất chậm chạp.
Nhằm tháo gỡ những bế tắc trên, mới đây, Vụ Tín dụng, NHNN đã đề xuất kéo dài thời hạn cho vay mua nhà đối với khách hàng cá nhân từ 10 năm lên 15 năm và hạ lãi suất cho vay xuống 5% ngay từ đầu năm 2014. Tuy nhiên, các giải pháp này vẫn chưa tạo ra sự thay đổi nào đáng kể trong việc triển khai gói hỗ trợ.
Người đứng đầu Bộ Xây dựng cũng thừa nhận rằng, “Thực tế đến nay gói tín dụng vẫn chưa thực sự phát huy hết được tác dụng”. Ông cho biết thêm, “Chúng ta nghe nói gói tín dụng 30 nghìn tỷ là để cứu thị trường bất động sản. Thực chất không phải như vậy. Điều này đã được đề xuất ngay từ khi thực hiện chiến lược về nhà ở”.
Ở khía cạnh khác, có ý kiến cho rằng nút thắc của gói 30 nghìn tỷ lại nằm ở chỗ ngân hàng! Bởi lẽ, việc tiếp cận vốn vay bị hạn chế đi rất nhiều vì điều kiện bắt buộc người vay phải chứng minh được khả năng trả nợ. Một việc có thể nói là bất khả thi với phần đông người thu nhập thấp hiện nay.
Phó Thống đốc Nguyễn Đồng Tiến cũng cho biết, “Không phải có tiền đưa ra là cho vay được. Trên thực tế, nguồn cung mới là vấn đề chính. Nguồn nhà bán ra khá hạn chế làm việc triển khai chưa tốt”.
Giải ngân ì ạch, thủ tục khó khăn, nguồn cung nhà ở xã hội hạn chế, công dụng cũng không phải để cứu bất động sản như nhiều người hy vọng. Do đó, gói 30 nghìn tỷ có vai trò gì trong sự hồi sinh của nhà đất Việt Nam cũng như tính hiệu quả của nó tới đâu thì vẫn còn là vấn đề bỏ ngõ đối với nhiều người.
Mới đây, xuất hiện thông tin Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai gói 100 nghìn tỷ để phá băng thị trường đã tạo nên một chấn động nhẹ. Tuy nhiên, sau đó thông tin này đã nhanh chóng được Bộ Xây dựng đính chính. Mặc dù chỉ là “hiểu lầm” nhưng từ sự phản ứng của công luận có thể nhận thấy bất động sản đang “khát” giải cứu như thế nào.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hơn 10 nghìn doanh nghiệp xây dựng đã bị “khai tử” trong năm 2013. Nếu gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng trở thành hiện thực, rất có thể thị trường nhà đất 2014 sẽ là thời điểm kết thúc cho chuỗi dài khủng hoảng và đỗ vỡ của bất động sản suốt nhiều năm qua.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, gói hỗ trợ tín dụng 100 nghìn tỷ đồng không phải của Chính phủ mà là đề xuất của Ngân hàng Xây dựng kết hợp với 4 ngân hàng quốc doanh hỗ trợ cho vay nhà ở, xây dựng hạ tầng.
Đây là mô hình liên kết giữa 4 nhà, bao gồm: ngân hàng, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu xây dựng và chủ đầu tư thể tạo thành một chuỗi giao dịch kép kín. Ông nhận định, “Điều này sẽ tránh được tình trạng đồng tiền đi ngang, đi chéo”.
Ngoài ra, gói tín dụng này có giá trị từ 75 - 100 nghìn tỷ dùng để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở trong chương trình liên minh 4 nhà. Mặt khác, TS Lê Xuân Nghĩa còn nhấn mạnh, “Đây không phải là gói ưu đãi mà là gói cho vay thương mại, nhưng lãi suất có thấp hơn so với mặt bằng lãi suất trên thị trường”.
Gói cho vay thương mại có giá trị “khủng” này tuy chưa được chính thức phê duyệt nhưng theo ông Phan Thành Mai – TGĐ Ngân hàng Xây dựng (VNBC), 1 tháng nữa sẽ có thông tin chính thức về gói 100 nghìn tỷ.
Việc ra đời của gói cho vay mới chắc chắn sẽ tạo ra dư chấn không nhỏ đối với thị trường nhà đất. Ảnh hưởng của nó là tốt hay không còn là điều chưa chắn chắn. Tuy nhiên, một số chuyên gia đã lo ngại việc tiếp tục bơm tiền vào thị trường nhà đất có thể tạo thế cho giá nhà leo thang trở lại, mặc dù vẫn còn ở mức khá cao như hiện nay.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Gói 30.000 tỷ: Còn cách nào ngoài “leo cột mỡ”?

Xem thêm: 


Tính đến 15/1, số tiền giải ngân trong gói 30.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở lên tới 862,45 tỷ đồng, tương đương 2,8%, tăng 130 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2013.

Tại Tp.HCM, sau hơn 7 tháng triển khai, không có lấy một doanh nghiệp nào vay gói 30.000 tỷ để xây nhà thương mại dưới 70m2.


Nhưng theo ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội, nếu tính theo thang điểm 10 như học sinh đi thi thì 2,8% tương đương với 0,28 điểm, không thể xếp vào loại nào, dù chỉ ở mức trung bình, yếu kém.

Hơn 30 năm mới giải ngân hết?

Và nếu căn cứ vào tỷ lệ và tốc độ giải ngân như hiện tại, dễ thấy rằng, mục tiêu giải ngân trong 3 năm sẽ khó thành hiện thực, bởi gần tháng giải ngân hơn 800 tỷ đồng, trong khi mục tiêu của 12 tháng là phải 10.000 tỷ.

Một phép toán đơn giản cũng cho thấy rằng, với tốc độ giải ngân như trên, để tiêu hết 30.000 tỷ, sẽ phải mất 32 năm, thay vì 3 năm như các nhà hoạch định chính sách dự tính.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà chương trình "Gặp nhau cuối năm" của VTV Tết Giáp Ngọ lại đưa câu chuyện gói 30.000 tỷ vào thành một trong những nội dung chính trong báo cáo của “Táo kinh tế”. Hình ảnh “leo cột mỡ” để ví người dân khi tiếp cận gói 30.000 tỷ có lẽ là một minh chứng khá sát thực cho những thủ tục quá cứng nhắc trong quá trình triển khai giải ngân gói “hỗ trợ” này.

Ai cũng hiểu, dù không trực tiếp nhưng gói 30.000 tỷ được tung ra sẽ gián tiếp góp phần giải cứu thị trường bất động sản vốn đang thoi thóp từ mấy năm nay.

Theo báo cáo mới nhất từ Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), ngành ngân hàng đã có các văn bản xác nhận đăng ký hợp đồng cho vay đối với 15 doanh nghiệp với số tiền 1.390 tỷ đồng. Trong đó, các ngân hàng đã giải ngân cho 8 doanh nghiệp với số tiền 380,45 tỷ đồng. Đối với khách hàng cá nhân, 5 ngân hàng đã cam kết cho vay 1.994 khách hàng cá nhân với số tiền khoảng 720 tỷ đồng; trong đó, đã giải ngân gần 482 tỷ đồng.

Nhưng tại Tp.HCM, thị trường bất động sản lớn nhất cả nước, theo báo cáo của một vị phó chủ tịch UBND thành phố trước Chính phủ tại phiên họp ngay trước Tết Nguyên đán, thì tại địa phương này, không có một doanh nghiệp nào vay gói 30.000 tỷ để xây nhà thương mại dưới 70 m2.

Câu hỏi tại sao, theo ông Trần Như Trung, các chủ đầu tư bất động sản buộc phải xây căn hộ đến một mức diện tích nào đấy thì mới đạt được tổng thu và có lợi nhuận. Như vậy, nếu cho vay ưu đãi mà ép họ xây nhà dưới 70 m2 thì cũng ai hào hứng vay.

Cũng theo ông Trung, thông qua bơm tiền ra thị trường, gói 30.000 có mục tiêu vừa hỗ trợ người nghèo vừa giúp đỡ doanh nghiệp là một ý tưởng thông minh, nhưng cách thực hiện thực tình cũng khó. Bởi khi triển khai, từ những vấn đề đơn giản nhất như câu từ vẫn nặng về thủ tục hành chính. Với các thủ tục như thế, theo ông, trong năm 2014 không nên lặp lại.

Nên cho vay theo giá trị thanh toán

Bàn về vấn đề thủ tục vay vốn, chuyên gia này nhận xét, “tôi thấy phản cảm nhất là việc chỉ cần một con dấu để phân loại người này, người kia thuộc nhóm người gì. Chẳng hạn như quy định ban đầu, để vay gói 30.000 tỷ là người dân phải ra phường để xin dấu xác nhận là hộ nghèo. Với việc chỉ một con dấu để xác định nhân thân của một người, nếu là nhân thân chính trị còn có thể chấp nhận, chứ nếu để xác định nhân thân thị trường là điều không nên”.

Bởi, đơn giản, không ai có thể xác nhận tôi hôm nay là tỷ phú, ngày mai không còn là tỷ phú nữa. Việc này nên để thị trường quyết định.

Ông Trung cũng nhấn mạnh rằng, chúng ta không thể dùng xã hội để có thể kiểm soát và điều tiết thị trường, cũng như không thể dùng đối tượng phi lợi nhuận để kiểm soát anh có lợi nhuận hay sai ông có lợi nhuận giúp các vấn đề xã hội. “Dường như chúng ta vẫn đang lẫn lộn giữa phương tiện và mục đích”.

Với gói 30.000 tỷ, chuyên gia này cho rằng, cách thức thực hiện tốt nhất là cho người dân vay dựa trên tổng khối lượng thanh toán. Chẳng hạn, người dân chỉ cần có xác nhận của chủ đầu tư là mua một căn hộ chỉ có giá 500 triệu thì sẽ được vay ưu đãi từ gói 30.000 tỷ. Tất nhiên, cũng có thể có một số người dù không cần ở trong căn hộ 500 triệu nhưng họ vẫn vay để mua. Giá trị thanh toán càng cao thì hỗ trợ càng giảm, thậm chí là phải đánh thuế.

Theo ông, đây là một cách làm hay nhưng tiếc là không được cơ quan quản lý áp dụng.

“Tôi tin rằng, phải có đến trên 80% số người vay mua căn hộ như vậy là có vấn đề khó khăn về nhà ở và họ cũng không có nhiều tiền. Nếu làm theo cách này, tôi tin gói 3 triệu tỷ cũng sẽ tiêu hết nhanh chóng”, ông Trung nói.

Còn nhóm lợi ích xung quanh gói 30.000 tỷ, theo ông Trung là một việc tất yếu bởi câu chuyện nhóm lợi ích luôn tồn tại ở mọi nơi, mọi chế độ. Việc co cụm, bảo vệ lợi ích cho nhóm này, nhóm kia là một chuyện bình thường và chúng ta nên chấp nhận.

Tuy nhiên, nếu nói rằng nhóm lợi ích làm ảnh hưởng, làm lung lay thị trường thì cũng không nên bỏ công đi tìm nó để thủ tiêu, bởi nó chỉ là biểu hiện chứ không phải là nguyên nhân. Nguyên nhân của chúng ta nằm ở chỗ khác, nằm ở nhiều giá trị, nằm ở nguyên tắc tôn trọng thị trường hay không, việc tiếp cận đất đai, bố trí tài nguyên như thế nào…, bởi lợi ích nhóm rốt cục vẫn phải do thị trường chỉ đạo.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

'Miếng bánh' 30.000 tỷ: Kỳ vọng nhiều, thất vọng lớn?

Sau nửa năm triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi, người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế đã rất kỳ vọng vào gói tín dụng ưu đãi này. Những rào cản đang dần được tháo gỡ nhưng việc giải ngân vẫn còn quá chậm.

Kỳ vọng mới cho thị trường
Gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng dành cho phân khúc nhà giá rẻ được "tung" ra thị trường từ ngày 1/6 nhằm 3 mục tiêu: tạo lập nhà ở cho người lao động hưởng lương ngân sách, người có thu nhập thấp; góp phần tiêu thụ và làm ấm thị trường bất động sản; từ đó, giải quyết vật liệu xây dựng tồn kho, tạo việc làm cho người lao động.
Gói tín dụng sẽ dành tối đa 30% để cho vay đối với doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội. 70% còn lại dành cho người dân vay mua nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Ngay khi có Thông tư 11 của NHNN quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02 của Chính phủ, 5 ngân hàng được giao nhiệm vụ giải ngân gói tín dụng này là Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank và MHB đã tích cực triển khai đến tất cả các chi nhánh trong cả nước, đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn triển khai cho vay hỗ trợ nhà ở trong toàn hệ thống. Các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM, cũng tích cực triển khai phê duyệt các dự án nhà ở xã hội, nhà ở chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội, tổ chức khởi công các dự án nhà ở xã hội để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ này.
{keywords}
Gói tín dụng cho vay ưu đãi giải ngân vẫn còn chậm. (Ảnh: D.A)
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhận định, việc cung ứng 30.000 tỷ đồng nguồn vốn ưu đãi vào thời điểm này là rất kịp thời khi thị trường BĐS đang có những tín hiệu tích cực từ phân khúc nhà ở giá rẻ, quy mô nhỏ. Nguồn vốn này tương đương 15% tổng dư nợ BĐS, là con số đáng kể so với tăng trưởng chung của hệ thống ngân hàng, được đưa vào đúng phân khúc nhà ở mà thị trường đang cần chắc chắn sẽ tạo ra tác động tích cực, lan tỏa đến các phân khúc thị trường BĐS khác cũng như một số ngành liên quan.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng, gói tín dụng cho vay ưu đãi mục tiêu chính là hướng tới người dân có thu nhập thấp chứ không phải là mục tiêu để cứu thị trường bất động sản. Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhận định, việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS cần hàng loạt giải pháp tổng thể, đồng bộ, còn gói 30.000 tỷ đồng là thể hiện sự quan tâm của Chính phủ, hỗ trợ cải thiện điều kiện ở cho người có khó khăn, chứ không nhằm mục đích chính là trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.
Thất vọng
Gần 6 tháng kể từ khi thực hiện gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho các chủ đầu tư vay xây dựng nhà ở xã hội và cho cá nhân thu nhập thấp vay mua nhà ở nhưng việc giải ngân rất chậm, trong khi cả người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế đã rất kỳ vọng vào gói tín dụng ưu đãi này.
Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố, tính đến ngày 30/11, với gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng cho vay nhà ở, các ngân hàng đã cam kết cho vay đối với 1.256 khách hàng với tổng số tiền 1.562,1 tỷ đồng. Giải ngân gói 30.000 tỷ đồng chưa đạt 2% tổng nguồn vốn.
Việc giải ngân đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đăng ký hợp đồng cho vay đối với 11 doanh nghiệp với số tiền 1.127 tỷ đồng. Trong số này, có 6 doanh nghiệp đã được giải ngân số tiền 205 tỷ đồng.
{keywords}
Nguồn cung căn hộ thuộc diện vay ưu đãi vẫn còn hạn chế. (Ảnh:D.A)
Về phía các hộ gia đình, cá nhân tham gia vay gói tín dụng này, thống kê từ 5 Ngân hàng được chỉ định giải ngân gói 30.000 tỷ đồng cho thấy các tổ chức tín dụng cũng đã cam kết cho vay 1.450 khách hàng cá nhân với số tiền là 527 tỷ đồng. Trong đó, các ngân hàng đã giải ngân cho 1.436 khách hàng với dư nợ 350 tỷ đồng.
Thực tế, phương thức, cách thức triển khai gói tín dụng, thủ tục giải ngân, các dự án được hưởng gói tín dụng, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp được mua nhà trong chương trình vẫn chưa rõ ràng khiến người dân gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, rất nhiều cá nhân đã mất thời gian và công sức để chuẩn bị hồ sơ vay nhưng hầu như đều chưa vay được. Chỉ những người có thu nhập trung bình và ổn định mới có khả năng tiếp cận gói tín dụng này.
Nhược điểm lớn của thị trường BĐS hiện nay là cung cầu mất cân đối. Điều đó thể hiện ở hàng hóa thị trường chưa cần hoặc không cần, không phù hợp khả năng thanh toán của người dân lại có nhiều, như căn hộ cao cấp, biệt thự. Trong khi đó căn hộ có giá, quy mô vừa phải phù hợp với nhu cầu đích thực của dân và khả năng thanh toán của người dân còn thiếu. Tiến độ chuyển đổi dự án nhà thương mại sang nhà ở xã hội và điều chỉnh cơ cấu diện tích căn hộ quá chậm.
Vướng mắc tiếp cận nguồn vốn 30.000 tỉ đồng không chỉ có các cá nhân, mà các doanh nghiệp cũng vướng. Nhiều doanh nghiệp hăm hở "lao" vào gói 30.000 tỉ, nhưng đụng điều kiện là phải có đất sạch và giấy phép xây dựng. Đến nay, các DN có đất, có giấy phép xây dựng nên chuyển đổi giấy phép xây dựng, công năng rất khó. Trong 9 doanh nghiệp đề xuất vay vốn, nhưng đến nay chỉ mới 1 doanh nghiệp đáp ứng điều kiện này...
{keywords}
Nhiều giải pháp tiếp tục giải ngân gói tín dụng. (Ảnh:D.A)
Tháo gỡ rào cản
Để khắc phục vấn đề trên, Bộ Xây dựng đang đề xuất giải pháp chuyển một số dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội; hoặc căn hộ có quy mô căn hộ lớn, khả năng thanh toán người dân không phù hợp, chuyển sang quy mô vừa và nhỏ.
Bộ này cũng ban hành thông tư nới lỏng các điều kiện vay ưu đãi. Ðối với cá nhân, bổ sung thêm đối tượng được tiếp cận vốn. Ngoài ra, đối tượng vay vốn hỗ trợ nhà ở không phải xác nhận về thu nhập, nhưng trường hợp các ngân hàng yêu cầu khách hàng chứng minh về thu nhập để bảo đảm cho phương án trả nợ thì thực hiện theo quy định của ngân hàng.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tích cực giải ngân gói tín dụng này cho doanh nghiệp và người dân vay để phát triển nhà. Đối với Bộ Xây dựng, Thủ tướng yêu cầu sớm nghiên cứu, xây dựng phương án, kế hoạch nhân rộng mô hình nhà ở trong vùng lũ tại các địa bàn thường xuyên xảy ra lũ lụt; rà soát, sửa đổi các định mức kinh tế xây dựng để tránh thất thoát, lãng phí.
Trước những thông tin sẽ dừng triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến khẳng định: "Chính phủ, NHNN cũng như các cơ quan liên quan không có ý định dừng gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Đặc biệt, hiện NHNN đang đề xuất bổ sung thêm các ngân hàng thương mại cổ phần tham gia cho vay gói này nếu ngân hàng có nhu cầu. NHNN cũng đang cùng Bộ Xây dựng rà soát lại để triển khai hiệu quả hơn. Việc chuyển đổi từ dự án Nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội sẽ được làm tích cực trong thời gian tới".