Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

“Đây là thời điểm tốt để đầu tư bất động sản”

Xem thêm: 


"Hễ sản phẩm nào đáp ứng được nhu cầu và túi tiền của đại bộ phận thị trường sẽ được quan tâm và việc tìm được nhà đầu tư mua lại hoặc đồng hành cùng phát triển tất yếu sẽ thuận lợi hơn".

Thực trạng "đói vốn" của cả chủ đầu tư lẫn người mua chính là nguyên nhân chủ yếu khiến thị trường bất động sản gặp khó trong suốt nhiều năm qua.

Không ít giải pháp đã được đưa ra nhằm nỗ lực giải cứu, tuy nhiên việc sẽ huy động vốn từ đâu để hồi phục nhanh thị trường bất động sản dường như vẫn còn là bài toán khó đối với tất cả thành phần tham gia vào thị trường này.  

Dưới góc nhìn đầu tư, TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận đầu tư Savills Việt Nam, đã có buổi trò chuyện với BizLIVE về tín hiệu của dòng vốn sẽ đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam năm 2014.

Những tín hiệu tốt từ kinh tế vĩ mô trong thời gian gần đây có tác động thế nào đến hoạt động và cả nguồn vốn sẽ đổ vào thị trường bất động sản, thưa ông?

Trong năm 2013 vừa qua, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn cho thị trường bất động sản.

Theo như các con số được công bố, vốn đăng ký FDI vào Việt Nam trong năm 2013 đạt 21,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11,5 tỷ, mức tăng trưởng GDP đạt 5,42%.

Năm 2013, rất nhiều các chính sách về vốn được đưa ra như gói 30.000 tỷ nhằm hỗ trợ người dân mua nhà và chủ đầu tư trong ngành bất động sản, hay gói 100.000 tỷ cũng đang được xem xét.

Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ khu vực châu Á, cũng đang khá quan tâm đến các hoạt động M&A nhắm đến những dự án phát triển các khu dân cư.

Theo như nghiên cứu cũng như quá trình làm việc, tiếp xúc với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Savills nhận thấy các nhà đầu tư hiện đã và đang rất quyết liệt tìm kiếm các nguồn vốn cũng như nguồn đầu tư vào thị trường bất động sản qua các phương thức ngoại giao từ các hội nghị hội thảo đầu tưtại Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,...

Ngoài các yếu tố hỗ trợ về nguồn vốn, việc sửa đổi Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7 sắp tới đây với các thay đổi hỗ trợ thủ tục hành chính cũng có thể sẽ là một tác động làm tăng hấp dẫn dòng vốn ngoại vào thị trường bất động sản Việt Nam.

Có nhiều ý kiến cho rằng sẽ có thêm những dòng vốn “nóng” đổ vào thị trường bất động sản trong tương lai gần. Ông nhìn nhận thế nào về dự báo này? Nếu có thì đâu là dấu hiệu cho thấy?

Phải ghi nhận những nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là ở lĩnh vực bất động sản có thể được coi là những lực đỡ đóng vai trò lớn trong việc hỗ trợ cho các dự án đầu tư bất động sản tại Việt Nam.

Có thể nhắc đến các dòng vốn điển hình như vốn FDI, FII.

Mặc dù, các giá trị đầu tư từ những nguồn vốn này chưa được ổn định, tuy nhiên mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam dường như vẫn chưa hề hạ nhiệt.

Bằng chứng là trong năm 2013, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã lập kỉ lục 22 tỷ USD, trong đó giá trị đầu tư vào bất động sản được đánh giá xếp đứng thứ 3 trong các lĩnh vực được đầu tư khác.

Việc tăng cường nguồn vốn này là một trong những tín hiệu tốt cho thị trường, thêm vào đó, cũng góp phần tăng cường sức mạnh về chất lượng cho thị trường giúp hấp dẫn các khách hàng, các chủ đầu tư chú ý hơn nữa đến các tiềm năng bất động sản tại Việt Nam.

Theo đánh giá của ông, hiệu ứng từ các Hiệp định thương mại như TPP, FTA… liệu có ảnh hưởng đến nguồn vốn sẽ đổ vào thị trường bất động sản?

Theo tôi, việc các hiệp định Thương mại như TPP, FTA vào thị trường Việt Nam đã mở ra một sân chơi lớn cho các doanh nghiệp.

Thứ nhất, nếu nhìn ở góc độ tài chính, việc tham gia các hiệp định thương mại sẽ góp phần giảm giá vật tư, vật liệu nhập khẩu cho các dự án xây dựng (thông thường giá các vật tư vật liệu này sẽ chiếm khoảng 30 - 40% tổng giá trị của một sản phẩm), chính vì vậy giá đầu ra của sản phẩm cũng sẽ theo đà đó mà giảm theo.

Bên cạnh đó, với chi phí tài chính rẻ hơn cũng như khả năng tài chính dồi dào của nhà đầu tư nước ngoài tới khu vực bất động sản được xem hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định này.

Thứ hai, khi các hiệp định FTA, TPP hay WTO được mở rộng tại Việt Nam, các công nghệ ứng dụng mới, các chu trình quản lý chuyên nghiệp cũng sẽ được áp dụng triệt để đối với các doanh nghiệp tại đây đồng thời việc đảm bảo nguồn vốn vào thị trường dồi dào cho khu vực bất động sản.

Một điều đáng cân nhắc khi chúng ta thực sự “mở cửa” thì các nhà đầu tưnước ngoài lâu nay còn cân nhắc thì đây là cơ hội cho họ tham gia vào thị trường Việt Nam.

Loại dự án nào sẽ nhận được nhiều mối quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia?

Theo ghi nhận của Savills, mặc dù thị trường bất động sản Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi khó khăn nhưng vẫn ghi nhận sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tưnước ngoài.

Đặc biệt, nhà đầu tư hiện đang dành sự quan tâm hơn đối với những dự án đã tạo ra dòng tiền ổn định như khu nghỉ dưỡng, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại…

Bởi lẽ, các nhà đầu tư nước ngoài không muốn mất thời gian đầu tư quá lâu, thậm chí những rào cản về hành lang pháp lý, vướng mắc trong vấn đề giải phóng mặt bằng nhiều khi sẽ đánh mất đi các cơ hội, gây thiệt hại cho chính những nhà đầu tư này.

Với các hỗ trợ tích cực từ chính phủ liên quan đến nguồn vốn đổ vào bất động sản cũng như việc mở rộng tham gia các hiệp định thương mại, Savills tin rằng năm 2014 sẽ đón nhận những nguồn FDI quyết liệt hơn, quy mô hơn năm 2013.

Thêm nữa, giá bất động sản Việt Nam đã giảm mạnh trong thời gian qua so với các nước cùng khu vực, nên đây chính là thời điểm tốt để tham gia đầu tư.

Ông có dự báo gì về xu hướng hoạt động của thị trường bất động sản trong năm 2014?

Theo tôi, cho dù thị trường chuyển động chậm hay nhanh, các tác động khách quan sẽ tích cực hơn hoặc vẫn chậm chạp tiêu cực, thì đối với các nhà đầu tư, có một quy luật không bao giờ cũ là bất kì phân khúc sản phẩm nào muốn phát triển được, đều phải căn cứ dựa trên cái nền chính yếu là mặt bằng thu nhập của khách hàng.

Hễ sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và túi tiền của thị trường, sẽ được quan tâm và việc tìm được nhà đầu tư mua lại hoặc đồng hành cùng phát triển tất yếu sẽ thuận lợi hơn, việc bán được cho khách hàng thứ cấp hay trực tiếp sử dụng luôn được ủng hộ của thị trường.

Xin trân trọng cảm ơn ông?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét