Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật
Hiển thị các bài đăng có nhãn bat dong san 2013. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bat dong san 2013. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Những kỷ lục của đại gia BĐS dẫn đầu 2013

Xem thêm: 


Trong khi thị trường BĐS gặp khó khăn, hàng loạt đại gia nhà đất vẫn đút túi hàng nghìn tỷ đồng.

Phạm Nhật Vượng - Tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam
Sở hữu khối tài sản ước tính khoảng 1,5 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng là người Việt đầu tiên trở thành tỷ phú đô la, lọt vào top những người giàu trên thế giới do tạp chí Forbes bình chọn.
Ông chủ Vigroup luôn có tên trong danh sách người giàu nhất Việt Nam.
Ông Vượng hiện nắm giữ khoảng 53% cổ phần tập đoàn Vingroup cùng hàng loạt BĐS ở nhiều địa phương khác nhau. Năm 2010, ông Vượng trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán và giữ vị trí này 2 năm sau đó. Theo Bloomberg, ông chủ của Vingroup khởi nghiệp từ kinh doanh mì ăn liền tại Ukraine và sau đó là đầu tư bất động sản ở Việt Nam.
Bầu Đức- Dự án khủng ở Lào và Myanmar
Ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được Wall Street Journal đánh giá là một trong những “nhân vật chính” trong bức tranh kinh tế VN trong những năm gần đây. Nắm giữ đa số cổ phần của một trong những doanh nghiệp phát triển BĐS lớn nhất nước, Bầu Đức cũng tham gia sâu vào các lĩnh vực như sản xuất cao su, đồ nội thất và thủy điện tại Việt Nam và các quốc gia lân cân. Ông cũng sở hữu một câu lạc bộ bóng đá riêng và là người Việt Nam đầu tiên kể từ năm 1975 sở hữu máy bay riêng.
Ông Đức có máy bay riêng
Năm 2013, khi thị trường BĐS trong nước gặp khó khăn ông đã tạo ra cú sốc lớn khi mạnh tay phá giá tới 50% tại dự án căn hộ cao cấp. Đặc biệt, HAGL đang là nhà đầu tư Việt Nam dẫn đầu trên thị trường Myanmar với dự án khủng lên đến 400 triệu USD. Mới đây, thị trường mía đường trong nước cũng lao đao khi ông quyết định nhập đường từ Lào về tinh luyện xuất khẩu sang Trung Quốc.
Ông Trần Đình Long: Cùng vợ lọt top 10 người giàu nhất
Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, ông Trần Đình Long từ lâu luôn được biết đến là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép. Năm nay, công việc kinh doanh của ông được cho là khá thuận lợi, cổ phiếu HPG liên tục tăng, trong đó đáng chú ý, tập đoàn này đã thu hồi được 264 tỷ đồng từ CTCP Đầu tư Hà Nội ACB bầu Kiên.
Ông Long 
Ông là một trong số ít các đại gia chơi vượt tầm khi vung hàng trăm tỷ đồng sắm máy bay riêng. Năm 2013, đại gia này khi dấu ấn với việc hoàn thiện liên hợp sản xuất thép tư nhân hiện đại ở Hải Dương và có thời điểm cùng vợ lọt  top 10 người giàu nhất Việt Nam.
Đại gia điếu cày: Sốt nhà giá rẻ và hệ thống khách sạn lớn nhất Việt Nam
Đại gia 'điếu cày' đi Rolls-Royce:Làm khách sạn cho vui
Sở hữu hàng chục khách sạn thương hiệu Mường Thanh ở nhiều thành phố lớn và hàng chục dự án BĐS, ông Lê Thanh Thản luôn gắn liền với hình ảnh đại gia điếu cày. Giữa lúc thị trường ảm đạm, các dự án của ông luôn tấp nập, thậm chí phải chen lấn, giành nhau suất mua. Ông là người tiên phong giảm giá và đưa ra thị trường những căn hộ giá rẻ.
Không chỉ triển khai nhiều dự án chung cư, khu đô thị tại Hà Nội, hiện nay doanh nghiệp mà ông Thản đứng đầu còn sở hữu và vận hành khoảng hơn 20 khách sạn từ 3 sao trở lên trải dài trên cả nước. Đây là hệ thống khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bà Lê Thị Thúy Ngà - Người phụ nữ giàu nhất Việt Nam nếu lên sàn
Trong lĩnh vực BĐS, bà Lê Thị Thúy Ngà – Chủ tịch tập đoàn Nam Cường là một trong những đại gia kín tiếng. Sở hữu hơn 88% cổ phần của Nam Cường, tương đương với khoảng 4.000 tỷ đồng, bà được cho là một trong những đối thủ ngang ngửa bầu Đức.
Kế nghiệp chồng, bà Thúy Ngà giàu vượt Bầu Đức
Hiện, Nam Cường đang là chủ đầu tư của các khu đô thị như Cổ Nhuế, Phùng Khoang, Dương Nội (Hà Nội) cùng nhiều dự án khu đô thị ở Nam Định, Hải Dương. Ngoài ra, Nam Cường còn sở hữu nhiều khách sạn lớn ở Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội,…

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Bất động sản Việt Nam 2013 qua những con số


Diễn biến thị trường bất động sản Việt Nam năm 2013 có thể tóm tắt qua các giai đoạn như sau:
Nguyên nhân: Tồn kho còn nhiều, nợ xấu cao. 
Giải pháp: Tung gói cứu trợ 30.000 tỷ và chuyển hướng sang nhà ở xã hội.
Kết quả: Vốn FDI sụt giảm và tạm dừng dự án.


Tồn kho
Theo số liệu từ Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, tồn kho bất động sản tiếp tục giảm mạnh mặc dù nguồn cung nhà ở được tiếp tục bổ sung. Hết tháng 11/2013, tồn kho bất động sản còn 96.805 tỷ đồng, giảm hơn 24% so với cuối quý 1. Trong đó, Hà Nội giảm trên 16% còn TP.HCM giảm trên 30%.
Tính đến hết quý III, tổng giá trị hàng tồn kho của 71 doanh nghiệp địa ốc niêm yết tại HOSE và HNX lên đến 75.635 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.
Nợ xấu
70% là con số nợ xấu thuộc lĩnh vực bất động sản mà Công ty Quản lý và Khai thác Tài sản Việt Nam (VAMC) đã mua. Cụ thể, sau một tháng triển khai mua nợ xấu, tính đến cuối tháng 10, VAMC đã mua nợ xấu của 14 ngân hàng với giá trị 11.000 tỷ đồng.
Trên thực tế, giá trị gốc tính theo sổ sách của các khoản nợ này là 13.000 tỷ đồng. Theo phân loại ban đầu của công ty này, khoảng 70% khoản nợ đã mua thuộc lĩnh vực bất động sản, hơn 20% thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Cứu trợ
Sau Nghị quyết 02 của Chính phủ, gói cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có hiệu lực từ 1/6/2013, với lãi suất được ấn định là 6%/năm. Đây được xem như chiếc phao cứu sinh cho ngành bất động sản. Tuy nhiên, trái với mong đợi, tính đến giữa tháng 12/2013, giá trị giải ngân gói 30.000 tỷ mới chỉ đạt 555 tỷ đồng, chiếm chưa đầy 2% tổng giá trị.
Nhà ở xã hội
Theo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cả nước đang triển khai 124 dự án nhà ở xã hội với quy mô xây dựng trên 78.000 căn hộ.
Trong số này, có 85 dự án dành cho người thu nhập thấp (tương đương 51.895 căn hộ) với tổng mức đầu tư khoảng 23.822 tỷ đồng và 39 dự án nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp, có quy mô xây dựng khoảng 27.000 căn hộ với tổng mức đầu tư khoảng 6.850 tỷ đồng.
FDI
Tính đến giữa tháng 12, đã có 21,6 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm trước. Năm nay, lần đầu tiên bất động sản mất vị trí thứ 2 trong việc thu hút FDI. 20 dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm đem về cho bất động sản 951 triệu USD.
Tạm dừng
Báo cáo của Bộ Xây dựng mới đây cho biết, tính đến hết tháng 9/2013, cả nước có 4.015 dự án với tổng mức đầu tư ước tính hơn 4.486 nghìn tỷ đồng. Trong đó, số lượng các dự án được tiếp tục triển khai là 3.154 dự án (78,6%), các dự án cần phải điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp điều chỉnh quy hoạch là 455 dự án (chiếm 12%), các dự án tạm dừng triển khai là 524 dự án (chiếm 13%). So với thời điểm cuối quý I/2013, số dự án tạm dừng tăng 386 dự án.