Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật
Hiển thị các bài đăng có nhãn thi truong bat dong san. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thi truong bat dong san. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Đối đầu vì “phí trên trời” tại tòa nhà Mipec

Xem thêm:


Tranh chấp phát sinh suốt 2 năm trời, nhưng chủ sở hữu khu văn phòng tầng 15 tòa nhà bị bức xúc vì mức phí quản lý cao ngất ngưởng.

Tòa nhà Mipec Sơn Tây
Dù là chủ sở hữu diện tích văn phòng tầng 15 Tòa nhà Mipec, nhưng theo Công ty Cổ phần Đầu tư FIT (FIT), đơn vị này không được thương thảo phí quản lý khu văn phòng tại Tòa nhà MIPEC, 292 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Tranh chấp phát sinh suốt 2 năm trời, nhưng chủ sở hữu khu văn phòng tầng 15 tòa nhà bị bức xúc vì mức phí quản lý cao ngất ngưởng.

Phí trên trời, dịch vụ “lởm”

Từ cuối năm 2011, Công ty FIT đã ký hợp đồng mua lại một phần diện tích văn phòng tại tầng 15, Tòa nhà MIPEC từ CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC). Đầu năm 2012, FIT chuyển văn phòng về đây.

Vừa về, Công ty MIPEC-M, do chủ đầu tư tòa nhà là CTCP Hóa dầu Quân đội (MIPEC) chỉ định quản lý tòa nhà, đã yêu cầu FIT đóng mức phí 125.000 đồng/m2 diện tích văn phòng cho thuê. Trừ diện tích thang máy ra, đơn vị vận hành tòa nhà tính phí quản lý toàn bộ mặt bằng tầng 15.

“Thu phí quản lý cho tất cả diện tích một sàn, nhưng dịch vụ mà MIPEC-M cung cấp không hề đạt chất lượng. Chúng tôi phải tự thuê người dọn dẹp, bỏ chi phí vận hành khu vệ sinh của tầng 15. Đơn vị quản lý chỉ cung cấp dịch vụ điện, nước, điều hòa cho tòa nhà”, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Tổng giám đốc FIT, nói.

Sau khi khiến nại, công ty vận hành tòa nhà này đã giảm phí vận hành văn phòng của FIT từ 125.000 đồng/m2 về 100.000 đồng/m2.

Tuy nhiên, mức giảm đó không được FIT đồng tình. “Chúng tôi đã tính toán rất kỹ, tham khảo đủ các nơi và thấy rằng, với mức phí 50.000 đồng/m2 thì công ty quản lý tòa nhà đã có lãi rồi.

MIPEC-M có 2 lựa chọn: một là chấp nhận mức thu phí 50.000 đồng/m2 và FIT sẽ thanh toán ngay lập tức.

Hai là các bên thỏa thuận, MIPEC-M công khai thu chi tòa nhà và các bên thỏa thuận biên lợi nhuận hợp lý. Tuy nhiên, cả 2 hướng này, MIPEC-M đều không chịu và nhất định áp đặt mức phí, dù chúng tôi cũng là đồng chủ sở hữu tòa nhà này”, bà Nguyệt cho hay.

“Có nằm mơ tôi cũng không nghĩ được mức phí trên trời này, bởi chúng tôi đều là những người chuyên đi đầu tư, sẽ không bao giờ chấp nhận bỏ ra số tiền vài chục tỉ đồng mua một phần tòa nhà để nhận mức phí quản lý trên trời đó”, bà Nguyệt nhấn mạnh.

Theo tính toán, mỗi sàn 1.200 m2, mức phí quản lý mà các bên phải trả cho mỗi tầng lên tới 120 triệu đồng/tháng, tương đương 1,4 tỷ đồng/năm. Tính khấu hao, chi phí vốn từ giá mua, cộng thêm phí dịch vụ, mỗi m2 văn phòng tại MIPEC có chi phí tương đương trên 25 USD/m2/tháng, cao hơn quá nhiều so với việc bỏ tiền đi thuê văn phòng tại các tòa nhà lân cận như Parkson. Đây là con số vô lý mà các đồng sở hữu phải trả, trong đó, theo FIT, vô lý nhất chính là mức phí quá cao, không có sự đàm phán của các bên.

“Thế nhưng, lạ một điều là, khi chúng tôi gửi công văn cho nhiều doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) “đóng đô” tại đây, thì họ đều từ chối tham gia đàm phán lại với đơn vị quản lý tòa nhà, dù không ít người đã nói với tôi rằng, mức phí quản lý hiện nay đúng là trên trời. Không lẽ, các đơn vị này đều là doanh nghiệp nhà nước nên không cảm thấy xót, khi nếu đấu tranh về mức hợp lý hơn, họ thậm chí có thể tiết kiệm được xấp xỉ 1 tỷ đồng/năm phí quản lý?”, đại diện FIT nói.

Đồng sở hữu đứng ở đâu?

Với mâu thuẫn chưa được giải quyết xung quanh mức phí quản lý văn phòng, từ ngày 2/1/2014, tầng 15 bị cắt toàn bộ dịch vụ điều hòa.

Thông tin từ FIT cho hay, trước kia, MIPEC-M thường làm việc trực tiếp với FIT xung quanh mức phí, nhưng nay, lấy lý do không biết FIT là ai, chỉ biết MIC là đơn vị ký hợp đồng mua bán diện tích văn phòng tầng 15 với MIPEC, nên MIPEC-M gửi thông báo đến MIC về việc cắt dịch vụ điều hòa.

“Chúng tôi và Công ty Tài chính TKV cùng ký hợp đồng mua lại của MIC, trong Tài chính TKV mua lại tầng 10, thì được coi là chủ sở hữu tầng đó, còn FIT lại không được chủ đầu tư chấp nhận. Không lẽ, vì không phải là DNNN, vì bất đồng mức phí mà chủ đầu tư và đơn vị quản lý tòa nhà phớt lờ vai trò làm chủ của FIT?” bà Nguyệt nói.

Như vậy, tại Tòa nhà văn phòng MIPEC, chủ đầu tư, đơn vị không phải là chủ sở hữu lớn nhất hay độc quyền tại tòa nhà lại có quyền quyết định đơn vị quản lý tòa nhà. Đồng thời, mức phí quản lý cũng không được quyết định, đàm phán bởi các đồng chủ sở hữu, mà do bên cung cấp dịch vụ áp đặt. Vậy, quyền lợi của bên mua diện tích văn phòng tại tòa nhà MIPEC được đảm bảo bằng gì?

“Vì đây là bất động sản, nên chúng tôi không thể bê đi nơi khác, hay tự ý vận hành riêng được. Nhưng rõ ràng, hành động chèn ép quá đáng của MIPEC-M là không chấp nhận được, phớt lờ vai trò làm chủ của chúng tôi”, bà Nguyệt nói.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Trung tâm thương mại TP. HCM ngóng khách

>>> 


Trái ngược với khung cảnh người dân đến chơi và chụp hình khá nhộn nhịp ở bên ngoài sảnh của các trung tâm thương mại vì được trang trí đẹp nhân dịp lễ tết, bên trong nhiều trung tâm lại khá vắng vẻ so với năm trước.

Một trong những nguyên nhân lý giải cho sự vắng vẻ này, theo khảo sát của Công ty CBRE là bắt nguồn từ việc thời gian qua, nhiều nhà bán lẻ rời bỏ các trung tâm thương mại để tìm thuê các mặt bằng nhà phố, với lý do giá thuê mặt bằng các trung tâm thương mại cao.
Từ giữa năm 2013 đến nay, hầu như không có nguồn cung mới từ phân khúc này gia nhập thị trường, song tỷ lệ trống tại các trung tâm thương mại hiện hữu tăng lên đáng kể do một số “ông lớn” trong lĩnh vực bán lẻ rời bỏ trung tâm thương mại.
Sau đây là một vài hình ảnh mà Báo Đầu tư Bất động sản ghi lại cảnh vắng vẻ, đìu hiu  tại các trung tâm thương mại tại TP. HCM:
Trung tâm thương mại Crescent mall tại quận 7, TP. HCM khá vắng vẻ, dù nhiều mặt hàng được giảm giá mạnh nhằm hút khách hàng
Lotte Mart với khẩu hiệu “Đến giá rẻ, về vui vẻ”...
... nhưng các kệ chứa đầy hàng hóa vẫn vắng tanh dù đã vào thời điểm mua sắm cuối năm
Khu bán mỹ phẩm tại Diamond Plaza
Trung tâm thương mại Tax có vị trí 2 mặt tiền đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi của quận 1, TP. HCM, nhưng có thời điểm cũng chỉ có nhân viên
Các thương hiệu thời trang nổi tiếng trên các tuyến đường đẹp cũng ít người ghé mua
Parkson Plaza có nhiều điểm tại các quận trung tâm của TP. HCM, nhưng cũng vắng khách
Trung tâm thương mại Aeon nằm tại quận Tân Phú, TP. HCM sắp đi vào hoạt động, dự kiến sẽ có khoảng 130 cửa hàng bày bán sản phẩm của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới cũng như các mặt hàng Việt Nam.

“Doping” cho thị trường bất động sản

Việc chủ đầu tư lại được phân lô bán nền được các doanh nghiệp địa ốc nhận định, sẽ giúp thị trường bất động sản sôi động hơn.

Lại được“bán lúa non”
Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 11/2013/NĐ-CP. Theo Thông tư 20, kể từ ngày 5/1/2014, người dân có thể được chuyển quyền sử dụng đất trong khu đô thị để tự xây nhà ở. Theo quy định, các khu vực được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã đầu tư xây dựng hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở có thể bao gồm một khu vực gồm nhiều dự án, một dự án hoặc một phần trong dự án.
Cụ thể, tùy theo nhu cầu phát triển đô thị, khả năng huy động các nguồn lực, đề xuất của chủ đầu tư, UBND cấp tỉnh quy định các khu vực được chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư xây dựng hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.
Khu vực được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất phải được đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu theo quy hoạch chi tiết đã phê duyệt, đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân khi đến ở.
Cùng với các quy định chặt chẽ đối với chủ đầu tư, các hộ gia đình, cá nhân được quyền sử dụng đất để tự xây nhà ở cũng phải tuân thủ quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị đã được phê duyệt và thực sử dụng đất đã làm cho thanh khoản hạn chế nhiều, bởi tâm lý của khách hàng nhiều người chỉ muốn mua đất, sau đó tự xây nhà”, ông Tuấn nói và cho rằng, thời gian qua, mặc dù nói thị trường khó khăn, song tại Bình Dương, các dự án đất nền có sổ đỏ luôn thu hút khách hàng. Với quy định cho phép phân lô bán nền lần này, kỳ vọng sẽ làm cho thanh khoản thị trường đất nền tăng cao và sẽ hút được dòng vốn mới vào thị trường đất nền.
Người dân thường thích mua đất để tự xây nhà theo nhu cầu của mình
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Lộc, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Techcom Real cho rằng, sau nhiều năm cấm phân lô bán nền, nay quy định này cho phép trở lại chứng tỏ rằng không thể cấm tiệt hình thức này. Trên thực tế thời gian qua, dù nói là cấm, song hình thức phân lô bán nền vẫn luôn âm ỉ diễn ra, bằng cách này cách khác, các chủ DN vẫn có cách để lách bằng các hình thức hợp đồng khác nhau.
“Trong quá khứ, đất nền có sổ đỏ luôn là phân khúc hấp dẫn người có nhu cầu về nhà ở và giới đầu tư. Tuy nhiên, kể từ khi có quy định cấm phân lô bán nền, các dự án phải bán nhà đã làm cho phân khúc thị trường này mất thanh khoản trầm trọng. Khi cho phép phân lô bán nền trở lại, khả năng sẽ hút dòng vốn lớn vào phân khúc đất nền, nhiều DN có quỹ đất sẽ phát triển dự án theo hình thức này, lúc đó thanh khoản thị trường sẽ tăng lên”, ông Lộc nhận định và kỳ vọng, đến giữa năm 2014, thị trường đất nền sẽ sôi động trở lại.

Sợ tái diễn “khu đô thị ma”
Tuy nhiên, việc cho phép chủ đầu tư được chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây nhà ở cũng khiến xuất hiện những ý kiến lo ngại sẽ xảy ra tình trạng các khu đô thị bị bỏ hoang, lãng phí hạ tầng, đất đai như đã từng xảy ra trước đây, khi việc phân lô, bán nền được thực hiện tràn lan, thiếu kiểm soát.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng cho rằng, không nên cho phép phân lô bán nền tại các khu đô thị. “Khu đô thị đã được quy hoạch để phát triển đồng bộ, mang lại bộ mặt khang trang, đẹp đẽ và hiện đại, văn minh cho cuộc sống người dân. Nếu nay lại cho phép‘mạnh ai nấy làm’ thì quy hoạch và cảnh quan khu đô thị sẽ bị phá vỡ và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống người dân là rất lâu dài và khó khắc phục”, ông Liêm nhìn nhận và cho rằng, quy định cho phép người dân tự mua bán đất và làm nhà chỉ nên áp dụng cho khu vực dân cư nông thôn.
Không đồng tình với ý kiến trên, theo ông Giang, vấn đề các khu đô thị bỏ hoang không phải nằm ở chia lô bán nền, vì nhiều khu đô thị dù đã xây dựng nhà ở, hoàn thiện hạ tầng nhưng vẫn trở thành “khu đô thị ma” do sự đầu tư tràn lan, thiếu kiểm soát, không theo quy hoạch, kế hoạch. “Để giải quyết tình trạng khu đô thị bỏ hoang thì phải do thị trường quyết định, chứ không phải chỉ một chính sách mà giải quyết được”, ông Giang bình luận.
Ông Chiến cũng giải thích rằng, trước kia, việc cấm phân lô bán nền nhằm kiểm soát về trật tự đô thị, nhưng thực tiễn xảy ra là thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Những nhà đầu tư nhỏ sau khi đầu tư hạ tầng, hoàn thành nghĩa vụ tài chính xong lại phải xây thô nhà ở rồi mới được bán, trong khi năng lực tài chính có hạn là điều bất cập. Ngoài ra, quy định không cho phân lô bán nền ở tất cả các đô thị từ lớn đến nhỏ áp chung một cơ chế là không hợp lý.