Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bất Động Sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bất Động Sản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Muốn cấp sổ đỏ, phải nộp 'phí làm luật'?

Xem thêm: 


Văn phòng Đăng ký nhà đất Hà Nội vừa có văn bản khẳng định không thu bất cứ loại kinh phí nào khi thực hiện việc cấp sổ đỏ cho chung cư 15 - 17 Ngọc Khánh.

Chung cư 15 - 17 Ngọc Khánh. Ảnh: Châu Anh
Sau loạt bài của báo điện tử VTC News phản ánh việc chậm cấp sổ đỏ của người dân tại chung cư 15 - 17 Ngọc Khánh (Quận Ba Đình, Hà Nội), Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội - Sở Tài Nguyên Môi trường Hà Nội cho biết, đến nay bộ phận tiếp nhận hồ sơ (một cửa) thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đã nhận được 24 hồ sơ của các hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại chung cư 15 - 17 Ngọc Khánh.

Căn cứ các quy định hiện hành, ngày 25/12/2013 Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đã có văn bản số 416/VPĐKĐĐ - DV về việc thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cho 24 hộ gia đình, cá nhân mua nhà tại dự án số 15 - 17 Ngọc Khánh, phường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội dó Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long GTC làm chủ đầu tư và chuyển UNND quận Ba Đình cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

Văn phòng nhà đất Hà Nội cũng đề nghị các hộ gia đình, cá nhân mua nhà tại chung cư 15 - 17 Ngọc Khánh khẩn trương hoàn thiện hồ sơ và liên hệ với bộ phận tiếp nhận hồ sơ để được giải quyết theo quy định.

Liên quan đến phản ánh của cư dân về việc phải "nộp kinh phí làm luật" khi xin phép cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Văn phòng Đăng ký Nhà đất Hà Nội khẳng định "Chỉ thu các khoản thu theo quy định đối với trường hợp cấp sổ đỏ cho các hộ gia đình, cá nhân mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở khi trao Giấy chứng nhận. Ngoài ra không thu bất kỳ loại kinh phí nào khác".

Trước đó, phản ánh lên báo điện tử VTC News, một số hộ dân sống tại chung cư 15 - 17 Ngọc Khánh cho biết, dù đã đủ điều kiện để làm sổ đỏ, nhưng không hiểu vì lý do gì chủ đầu tư chung cư 15 – 17 Ngọc Khánh là công ty Thăng Long GTC vẫn trì hoãn, chưa chịu thực hiện trách nhiệm của mình.

Văn phòng đăng ký nhà đất Hà Nội cũng đã xác nhận: “Các căn hộ thuộc chung cư 15 - 17 Ngọc Khánh đã đủ điều kiện làm sổ đỏ”.

Gỡ khó cho bất động sản

Xem thêm: 


Thông tin sẽ nới lỏng điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam một lần nữa lại được xới lên trong những ngày đầu tiên của năm mới. Nhiều người cho rằng động thái này không những thể hiện sự cởi mở hơn của Việt Nam mà còn giúp các doanh nghiệp địa ốc khai thác nguồn khách hàng tiềm năng, qua đó hy vọng sẽ tạo ra cú hích cho thị trường bất động sản khởi sắc hơn trong năm 2014.

Nhiều người hy vọng việc nới lỏng điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam sẽ giúp thị trường bất động sản dần “tan băng”. Ảnh: Kinh Luân.
Mặc dù cũng công nhận các đề xuất trong hai dự thảo luật liên quan đến việc nới lỏng điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam là thông tin tích cực cho thị trường bất động sản, song không ít người trong ngành lại đặt vấn đề phải có những biện pháp đồng bộ hơn nữa để chính sách mới phát huy tác dụng.
Mở rộng cửa
So với quy định hiện hành, hai dự thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản tỏ ra cởi mở hơn rất nhiều trong việc cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Năm năm trước, Quốc hội ban hành Nghị quyết 19/2008/QH12 thí điểm cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, song do điều kiện ràng buộc chặt chẽ nên kết quả đạt được khá khiêm tốn. Ngay cả khi người nước ngoài đủ điều kiện mua thì họ cũng chỉ được mua căn hộ để ở, không được phép đầu tư hay dùng vào mục đích khác, cũng như không được cho thuê lại tài sản của mình. Số lượng người nước ngoài mua nhà trong thời gian qua đã nói lên điều ấy.
Số liệu của Sở Xây dựng TPHCM cho thấy trong năm năm qua thành phố chỉ cấp được 66 giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua nhà, trong đó doanh nghiệp chỉ vỏn vẹn có tám trường hợp. Theo sở, điều kiện cứng nhắc, nhiêu khê đã gây ra tâm lý lo ngại cho người nước ngoài, hoặc nếu họ có mua thì chấp nhận rủi ro nhờ người khác đứng tên. Tổng số lượng người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam trong năm năm qua chỉ khoảng 120 người.
Từ những hạn chế đó, nhiều người kỳ vọng vào độ mở của luật ở lần sửa đổi sắp tới. Cụ thể, dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi cho phép bất cứ người nước ngoài nào được phép nhập cảnh vào Việt Nam đều có thể sở hữu nhà ở thương mại, thậm chí được mua với số lượng không hạn chế. Tương tự, Luật Kinh doanh bất động sản cho phép các cá nhân, tổ chức nước ngoài “được thuê, được mua và sở hữu diện tích văn phòng để làm việc, để cho thuê; được mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở”.
Nếu được thông qua, hai bộ luật này sẽ hạn chế được tình trạng lách luật hiện nay. Nói vậy là bởi đã có trường hợp một nhà bán lẻ nước ngoài thuê năm tầng trong một dự án khu phức hợp tại khu trung tâm TPHCM. Là một công ty quản lý bán lẻ, mặt bằng của công ty này thường có nhiều thương hiệu khác tham gia. Tuy nhiên, do không phải là doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản nên công ty này không thể cho thuê lại diện tích của mình. Chính vì vậy, nhà bán lẻ này đã hợp thức hóa bằng cách mua lại khoảng 20% cổ phần của chủ đầu tư, tương ứng với giá trị diện tích thuê, để nghiễm nhiên trở thành chủ đầu tư, để từ đó có thể cho thuê phần mặt bằng đã mua.
Từ tổ chức
Điều mà không ít người quan tâm là liệu dự thảo luật mở ra có làm cho các tổ chức nước ngoài vào mua các dự án bất động sản tại Việt Nam hay không. Thực ra, luật hiện hành không hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Hiện đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài từ Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Malaysia... đang đầu tư nhiều dự án nhà ở lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, cách họ đầu tư thường là tìm một đối tác trong nước để liên doanh, hay mua lại cổ phần chi phối 70-80%. Những doanh nghiệp này bản thân họ hiện nay cũng đang mệt mỏi chống chọi trong cơn bão, thậm chí có doanh nghiệp còn phải thu nhỏ quy mô hoạt động, rút bớt nhân viên về nước thì lấy đâu ra sức để mua lại các dự án khác.
Trong khi đó, các nhà đầu tư bên ngoài tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam thường thông qua con đường đầu tư tài chính, nghĩa là mua lại cổ phần của các công ty bất động sản trong nước, lẽ dĩ nhiên họ phải lựa những công ty quản trị bài bản và có dự án tốt. Các công ty môi giới nước ngoài cho biết khẩu vị đầu tư của các tổ chức nước ngoài hiện nay tập trung vào những dự án đang hoạt động, có nguồn thu ổn định, chẳng hạn như cao ốc văn phòng, nghĩa là họ chỉ mua những dự án đang “sống”.
Ông Stephen Wyatt, Giám đốc điều hành Công ty Jones Lang LaSalle Vietnam, cho biết trong nhóm khách hàng của công ty này đang có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới bất động sản Việt Nam. Nhưng vấn đề là họ chưa tìm thấy cơ hội thích hợp để đầu tư, bởi rất khó hiểu thị trường này, nhiều doanh nghiệp đang khó khăn nhưng vẫn không muốn bán dự án. Bước vào năm 2014, nếu những quy định pháp luật rõ ràng hơn và nhất là giá cả bất động sản trở về mức hợp lý hơn thì có thể việc mua bán dự án sẽ diễn ra.
...đến cá nhân
Nếu được thông qua, các quy định mới sẽ tác động đến các cá nhân nước ngoài nhiều hơn. Nhìn vào số lượng người nước ngoài đang sống tại Việt Nam nhiều người kỳ vọng vào khả năng “xuất khẩu bất động sản tại chỗ”, qua đó giúp giải phóng bớt hàng tồn kho, cụ thể là phân khúc căn hộ cao cấp.
Song, điều mà nhiều người quan tâm hiện nay là liệu có phải bất kể người nước ngoài nào cũng có thể mua nhà hay chủ yếu chỉ là những người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam.
Theo số liệu của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), cộng đồng người Hàn Quốc đang sống tại TPHCM chiếm số lượng đông nhất với khoảng 80.000 người (cả nước khoảng 130.000 người), cộng đồng người Nhật khoảng 10.000 người và Philippines khoảng 6.000 người. Tuy nhiên, theo số liệu của Sở Lao động -  Thương binh và Xã hội, năm 2013 sở này chỉ cấp và gia hạn giấy phép lao động cho gần 5.000 người nước ngoài làm việc tại thành phố.
Đồng quan điểm với một số chuyên gia, HoREA cho rằng nếu chỉ mở cho những người đang sống tại Việt Nam thôi thì không giải quyết được vấn đề. Ngược lại, luật nên mở ra để khai thác tiềm năng bên ngoài, nghĩa là không nhất thiết họ phải sống ở Việt Nam, và dùng chính sách thuế để quản lý những người mua như cách Singapore đang làm.
Một điều đáng lưu ý là không phải người nước ngoài nào cũng muốn mua nhà, ngược lại họ thích ở nhà thuê. Ông Wyatt cho biết thói quen của người dân mỗi nước cũng khác nhau, chẳng hạn như người Anh muốn mua nhà nhưng người Đức và người Pháp chỉ muốn thuê vì không muốn bị ràng buộc vào việc trả nợ. Như vậy có chăng là cộng đồng người Hàn hay Nhật có chút tương đồng về văn hóa như dân Việt Nam, mới quan tâm đến chuyện mua nhà (?).
Khác với nhiều người Việt thường mua nhà bằng tiền mặt hay tiền tiết kiệm, người nước ngoài thường phải nghĩ ngay đến chuyện vay vốn ngân hàng khi mua nhà. Tuy nhiên, đây là rào cản cần phải tìm phương thức giải quyết khi các ngân hàng trong nước chưa mạnh dạn cho vay. Chưa biết sắp tới sẽ như thế nào nhưng ít nhất lúc này họ muốn vay không dễ, nếu như không có vợ, chồng hay người Việt đứng ra bảo lãnh.
Một cán bộ tín dụng ngân hàng kể đã có trường hợp một quản lý người nước ngoài tại một công ty kiểm toán mua căn hộ tại quận 2, TPHCM nhưng đã phải nhờ nhân viên trong công ty đứng tên vay tiền ngân hàng vì không đủ điều kiện. Mặc dù tin nhau và giữa hai người có hợp đồng ràng buộc tài sản với nhau, nhưng rõ ràng rủi ro luôn rình rập cho cả hai. Nói tóm lại, người nước ngoài muốn mua tại Việt Nam phải có tiền, phải đem theo vài trăm ngàn đô la Mỹ - một khoản tiền không nhỏ đối những người sang Việt Nam làm công ăn lương.
Vì thế để giải pháp mở cửa cho người nước ngoài mua nhà tạo thành cú hích cho thị trường, theo nhiều chuyên gia địa ốc, cần chú ý đến việc tháo gỡ những vướng mắc pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài muốn nhảy vào kinh doanh địa ốc bởi đây mới là lượng khách hàng tiềm năng to lớn. Đối với cá nhân, cần chú ý đến các kênh tài chính đi kèm để trở thành một gói giải pháp đồng bộ cho người muốn mua nhà thay vì thuê.

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

TP. HCM nỗ lực “làm sạch” thị trường bất động sản

Xem thêm: 


Năm 2013 là năm TP. HCM có bước đột phá về thủ tục hành chính trong lĩnh vực nhà, đất, “làm sạch” thị trường bất động sản, góp phần giúp thị trường “trở mình” trong những tháng cuối năm.


Lần đầu tiên, TP. HCM đưa ra chủ trương cấp thẳng sổ hồng cho người mua căn hộ trong các dự án phát triển nhà ở
Trong năm qua, Thành phố đã phê duyệt gần 300 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 lập mới và điều chỉnh của 24 quận, huyện. Ngoài ra, một trong những nội dung được Thành phố đẩy mạnh trong năm qua là mạnh tay với các dự án treo. Trước mắt, rà soát, hủy bỏ chủ trương chấp thuận đầu tư, các quyết định giao đất và cho thuê đất của 125 dự án với diện tích khoảng 2.000 héc-ta. Theo đó, trong năm qua, 210 dự án treo được xóa bỏ.
Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP. HCM cho rằng, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, quan điểm của Thành phố là luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, nhưng doanh nghiệp nào làm ăn cẩu thả, thiếu năng lực thì cần chấn chỉnh. UBND Thành phố đã thành lập tổ công tác xử lý các dự án chậm tiến độ và đang khẩn trương xử lý theo hướng thu hồi, hủy bỏ các quyết định giao đất đối với các dự án không phù hợp.
Trong lĩnh vực cấp giấy chủ quyền nhà, đất cho người dân cũng đã có bước đột phá mạnh mẽ với 179.000 hộ dân được cấp giấy tờ nhà, đất trong năm 2013. Kết quả này đã giải quyết được tồn đọng hàng chục năm qua của TP. HCM.
Để đẩy nhanh việc cấp giấy hồng cho người mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở, lần đầu tiên Thành phố đã đưa ra chủ trương, thay vì người mua nhà trông chờ vào chủ dự án, các cơ quan chức năng sẽ trực tiếp cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cho người mua nhà. Theo đó, người dân trong các dự án phát triển nhà ở trực tiếp làm giấy chủ quyền theo quy định, nộp theo hồ sơ hợp đồng mua nhà và phải cam kết hoặc chứng minh rằng mình đã đóng xong tiền mua nhà lên cơ quan có thẩm quyền để được cấp sổ hồng.
Việc cấp sổ hồng cho dân không phụ thuộc vào việc chủ đầu tư đã hoàn thành pháp lý của dự án hoặc đã đóng tiền sử dụng đất cho Nhà nước hay chưa. Nhà nước sẽ có hình thức, chế tài đối với các chủ đầu tư không hoàn thành thủ tục cấp giấy hồng cho khách hàng.
Sau khi cấp giấy hồng cho dân, chủ đầu tư vẫn phải tiếp tục thực hiện các bước pháp lý tiếp theo để hoàn thành thủ tục đầu tư dự án theo quy định, phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Mặt khác, cũng lần đầu tiên trong năm qua, TP. HCM có chủ trương cấp giấy chủ quyền nhà đất với các trường hợp mua bán nhà bằng giấy viết tay, nhưng không bị tranh chấp, phù hợp quy hoạch.
Theo giới kinh doanh địa ốc, những quy định mới này có ý nghĩa rất lớn với thị trường bất động sản. Thực trạng TP. HCM có hàng trăm ngàn căn nhà chưa được cấp sổ hồng, sổ đỏ lâu nay khiến thị trường thiếu tính minh bạch và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp phổ biến trong các giao dịch nhà đất. Do vậy, nỗ lực cấp sổ hồng của Thành phố đợt này được xem là một bước tiến quan trọng vể thủ tục hành chính, giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn.

Ông Nguyễn Hữu Tín cho rằng, trong năm 2014, Thành phố sẽ tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Trong đó, đặc biệt tìm các biện pháp để giải phóng hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, Thành phố khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển những dự án đáp ứng nhu cầu, khả năng tài chính của người mua. Đặc biệt, hiện nay có nhiều doanh nghiệp xin đầu tư nhà ở xã hội, hoặc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội cũng giúp “cung - cầu gặp nhau”.

“Siêu lừa” Huyền Như “chết” vì bất động sản

Xem thêm: 


Vừa qua, dự luận đang xôn xao vụ xét xử đại án "siêu lừa" Huyền Như, về những cáo buộc liên quan đến hàng ngàn tỷ đồng bị chiếm dụng trái phép, đẩy hàng loạt ông lớn ngân hàng lâm vào cảnh tù tội. Nhưng số tiền mà Như chiếm đoạt phần lớn không phải để ăn chơi mà để đầu tư bất động sản, chứng khoán rồi thua lỗ lớn.


Sáng nay, Tòa án Nhân dân TP HCM mở phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như (36 tuổi, quê tỉnh Tiền Giang) và đồng bọn. Đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Trước khi bị bắt Huyền Như là phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng Thương mại CP Công thương Việt Nam - chi nhánh TP.HCM (VietinBank TP.HCM). Đồng thời, bà cũng là thành viên HĐQT Công ty CP chứng khoán Phương Đông (ORS).

Có lẽ trong bài viết này sẽ không nói đến việc siêu lừa Huyền Như đã lừa đảo như thế nào? Bao nhiêu? Mà chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ và cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến hệ lụy của Huyền Như ngày nay, khi quyết định mang tiền đi đầu tư bất động sản.

Mấy năm trước, khi nền kinh tế còn sôi động, giữa lúc thị trường bất động sản (BĐS) hưng thịnh nhất, Huyền Như cũng theo chân các đại gia lao vào đầu tư bất động sản. Chỉ trong một thời gian ngắn, lợi nhuận mà BĐS mang lại vô cùng to lớn, nó như một quả bóng được bơn đầy hơi. Thừa thắng xông lên, Huyền Như dồn hết tâm sức vào canh bạc này.

Để có tiền đầu tư năm 2007, Huyền Như vay trên 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân với lãi suất cao và lao vào mua cổ phiếu, kinh doanh bất động sản tại TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam, An Giang. Nhưng khi bong bóng bất động sản bắt đầu đỗ vỡ thì Huyền Như cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, vì là một tay không chuyên nên không có kinh nghiệm xử lý.

Vì thế sau một thời gian làm mưa làm gió, chuyện làm ăn của Huỳnh Thị Huyền Như bắt đầu gặp khó vào năm 2009 - 2010, khi thị trường lao dốc, bất động sản ảm đạm, vài chục lô đất (một lô cả chục căn) của  Huyền Như đắp chiếu không bán được, trong khi tiền lãi phải trả đều đặn khiến Như đuối sức, lấy phần này đắp phần kia. Chính sách siết tín dụng, thắt chặt tiền tệ khiến ngân hàng tạo sức ép với các khoản cho vay, càng đẩy Như khốn đốn hơn.

Cùng đường do làm ăn thua lỗ và hàng ngày phải trả lãi xuất cao, năm 2010, Huỳnh Thị Huyền Như gần như mất khả năng thanh toán. Bị đẩy vào đường cùng Huyền Như phải xoay xở đủ kiểu đề kiếm tiền trả nợ. Để đối phó, từ tháng 3.2010 - 9.2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho VietinBank, Huỳnh Thị Huyền Như đã làm giả 8 con dấu của ngân hàng này, 7 công ty đồng thời làm giả tài liệu của nhiều đơn vị, cá nhân để lừa đảo hơn 3.900 tỉ đồng.
Và hệ quả là khi thị trường BĐS đóng băng, nền kinh tế gặp khó, dòng vốn vay bị tắc, bị “ngâm” trong các công trình và dự án Huyền Như “chết” là điều hiển nhiên. Bởi chỉ riêng chuyện lãi trả ngân hàng cũng đủ “chết” chứ đừng nói tới các khoản chi phí duy trì hoạt động hàng ngày.

Ngoài Huyền Như ra thì có rất nhiều ông lớn đầu tư cho canh bạc bất động sản và họ đã trả học phí quá đắt khi ôm phải trái đắng bởi bất động sản đóng băng khiến họ lâm vào cảnh nhà tan cửa nát, thậm chí là tù tội.

Tập đoàn Mai Linh nổi tiếng trong kinh doanh vận tải taxi, đứng đầu cả nước với số lượng taxi lên đến hàng chục nghìn đầu xe. Thế nhưng, cũng sa đà vào đầu tư bất động sản khiếm tập đoàn này rơi vào cảnh nợ nần, mất thanh khoản, Mai Linh phải bán bớt xe để trả nợ và hệ lụy đó không thể giải quyết một sớm một chiều.

Không chỉ Mai Linh còn rất nhiều doanh nghiệp khác cũng bị tình trạng tương tự, ngay cả công ty Thái Hòa doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực cà phê và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hay Công ty TNHH Thương mại Chế biến thực phẩm Tân Tân cũng lao đao khi "sa lầy" vào đầu tư bất động sản.

Ngoài những tay không chuyên thì những đại gia địa ốc danh tiếng một thời cũng “dính” vòng lao lý như vụ ông Nguyễn Hoàng Long - Chủ tịch tập đoàn Vina Megastar bị bắt tạm giam về hành vi "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản" của SeaBank với số tiền gần 30 tỷ đồng, gây ra một cú sốc lớn trên thị trường BĐS phía Bắc.

Và có lẽ hệ quả này sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2014, khi hàng loạt đại gia địa ốc “dính” kiện tụng và lao lý.

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Gỡ khó bất động sản bằng Nghị quyết !

Xem thêm: 


Nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP với những những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực tới từng bộ ngành liên quan.

Theo Nghị quyết 01, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành cần tiếp tục thực hiện các chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản bằng các việc cụ thể như:
Giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, cơ quan, địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, những vướng mắc và biện pháp khắc phục trong tháng 3/2014.
Đồng thời hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các chính sách phù hợp đối với thị trường bất động sản. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam đến khi Luật Nhà ở (sửa đổi) được Quốc hội xem xét thông qua và có hiệu lực thi hành. Nghiên cứu việc mở rộng quyền cho thuê, chuyển nhượng nhà ở đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Cũng như 2013, thị trường bất động sản 2014 tiếp tục được gỡ khó bằng Nghị quyết !
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi về thu tiền sử dụng đất, tiền thuế đất.
Đối với các chủ đầu tư dự án được Nhà nước giao đất mà chưa nộp tiền sử dụng đất do có khó khăn về tài chính, chưa được gia hạn nộp tiền sử dụng đất và chưa bán được hàng thì được gia hạn nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ thanh toán tiền bán hàng trong thời gian tối đa 24 tháng kể từ ngày phải nộp tiền sử dụng đất theo thông báo lần đầu của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách địa phương, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định thời gian được gia hạn tiền sử dụng đất cụ thể cho từng dự án sau khi báo cáo Thường trực HĐND cùng cấp.
Xem xét gia hạn thời hạn nộp tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước đối với hộ gia đình, cá nhân.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp cả nước đến năm 2020, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch các khu công nghiệp chậm triển khai, không có khả năng triển khai.
Tập trung hỗ trợ đầu tư hạ tầng các nhóm khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu thuộc diện ưu tiên hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo đề án đã được phê duyệt.
Rà soát, bổ sung cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho bồi thường giải phóng mặt bằng, xây đựng các công trình xử lý nước thải tập trung và một số công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng, thiết yếu khác trong khu công nghiệp.
Rà soát bổ sung cơ chế phát triển hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Có giải pháp phù hợp giải quyết tình trạng thiếu nhà ở cho lao động và hạ tầng xã hội thiết yếu tại các khu công nghiệp.
Tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt một số đề án thành lập khu hành chính - kinh tế đặc biệt.

Bất động sản 2014: Cơ hội cho người ở lại

Xem thêm: 


Thị trường bất động sản năm 2014 dự báo sẽ tiếp tục phân hoá khi các chủ đầu tư làm ăn chụp giật sẽ hết đất sống, mở ra cơ hội cho các chủ đầu tư có năng lực tài chính, uy tín.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản nói chung đã có những tín hiệu tích cực, niềm tin vào thị trường đã dần hồi phục. Giá trị hàng tồn kho tính đến giữa tháng 11/2013 còn 96.800 tỷ đồng, giảm tới 21% so với đầu năm.
Một số nhà tư vấn bất động sản cũng cho rằng, giai đoạn tăm tối nhất trong chu kỳ đi xuống của thị trường bất động sản đã dần kết thúc. Những đánh giá tích cực này không đơn thuần dựa vào lượng giao dịch đã tăng lên đáng kể trên thị trường căn hộ trong những tháng cuối năm mà còn tính đến cả những yếu tố kinh tế vĩ mô trong năm tới.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bản Việt, lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới sẽ được hưởng lợi từ một số quyết định kinh tế vĩ mô mới đây như Quốc hội thông qua việc nâng trần bội chi từ 4,8% lên 5,3% GDP trong năm 2014. Khoản tăng này dùng để mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng, mà từ đó, lĩnh vực bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ kết nối hạ tầng tốt hơn. Chính phủ cũng dự kiến sẽ phát hành thêm tới 170.000 tỷ đồng trái phiếu cho giai đoạn 2014-2016. Tín dụng dự kiến cũng sẽ tăng 12-14% so với năm 2013.
Ngoài ra, còn có thêm những yếu tố hỗ trợ sự phục hồi của thị trường bất động sản như dòng kiều hối liên tục tăng trong những năm gần đây, đạt khoảng 11 tỷ USD trong năm 2013 so với 10 tỷ USD vào năm 2012 và 9 tỷ USD trong năm 2011. Dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng trưởng trở lại với 21,6 tỷ USD vốn cấp mới và mở rộng trong năm 2013, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Bản Việt, sự phục hồi của thị trường bất động sản hiện nay chưa mạnh, nhưng điều đó sẽ trở nên rõ ràng hơn trong 1-2 năm tới.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không phải doanh nghiệp nào cũng được hưởng lợi và biết tận dụng cơ hội từ những diễn biến tích cực này. Ông Nguyễn Duy Minh, Tổng giám đốc Công ty bất động sản Hưng Thịnh, cho rằng, năm 2014 sẽ vẫn là một năm sàng lọc thực sự đối với các doanh nghiệp và dự án. Chỉ những chủ đầu tư nào có năng lực tài chính, có uy tín trên thị trường mới được người tiêu dùng gửi gắm niềm tin. Còn những chủ đầu tư làm ăn chụp giật chắc chắn sẽ không còn đất sống.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cũng cho rằng, các dự án bất động sản xa trung tâm, hạ tầng không thuận lợi vẫn ít có giao dịch. Các nhà đầu tư không có năng lực tài chính và kinh nghiệp, các dự án không phù hợp nhu cầu thị trường hoặc có lượng vốn vay lớn sẽ tiếp tục gặp khó khăn, thậm chí phải rời bỏ thị trường. Trong khi đó, các dự án của các nhà đầu tư chuyên nghiệp có hạ tầng đồng bộ, giá hợp lý, chất lượng xây dựng và quản lý tốt sẽ thu hút người mua.
Thực tế cho thấy, những dự án “lôm côm” đã không sống được trong thời gian qua. Nhưng, đối với những dự án có tiến độ xây dựng tốt, đặc biệt là những dự án đang trong quá trình hoàn thiện như Hoà Bình Green City (505, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội), số lượng khách hàng quan tâm ngày càng nhiều và giao dịch cũng vì thế tăng lên đáng kể. Dự án này hút khách không chỉ vì tiến độ tốt, vị trí đắc địa, mà còn có mức giá rất hợp lý (khởi điểm từ 20,5 triệu đồng/m2).
Ông Nguyễn Hữu Đường, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hoà Bình, cho biết, mặc dù thị trường bất động sản khó khăn đã đặt rất nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp bất động sản, nhưng với tiềm lực sẵn có cộng với kinh nghiệm thu được từ việc phát triển những dự án bất động sản khác như Hoà Bình International Towers và Hòa Bình Green Apartments, doanh nghiệp đã hoá giải được những thách thức và xây dựng theo đúng tiến độ cam kết với khách hàng. Không những thế, chủ đầu tư còn tăng thêm giá trị cho khách hàng bằng cách mạ vàng lan can căn hộ và thang máy. Nhờ đó, Hoà Bình Green City chiếm được lòng tin của người mua nhà.
Ông Phạm Vũ Hải Anh, Giám đốc Kinh doanh Flamingo Đại Lải Resort, cho rằng, thị trường bất động sản sẽ vẫn khó khăn, nhưng cơ hội đã và đang thực sự mở ra đối với những chủ đầu tư nói thật, làm thật, và xây dựng những dự án thật. Dòng tiền tích trữ trong dân cư vẫn còn rất lớn, vấn đề là doanh nghiệp bất động sản làm sao tạo được niềm tin để người dân “móc hầu bao”. Chẳng hạn, trong năm qua, Flamingo Đại Lải Resort vẫn bán được gần 70 căn biệt thự nghỉ dưỡng trong khi nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng khác chết yểu.