Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật
Hiển thị các bài đăng có nhãn bat-dong-san. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bat-dong-san. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Những đồ án quy hoạch nổi bật năm 2013

Trong năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp phê duyệt kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 ở hầu hết các tỉnh/thành trên cả nước. Theo thống kê của PV, hiện đã có 35 tỉnh/thành được phê duyệt kế hoạch sử dụng đất. 2013 cũng có thể nói là “năm quy hoạch” của TP.HCM, vì đến thời điểm hiện tại Thành phố đã cơ bản phủ kín quy hoạch 1/2000 các quận, huyện với hàng trăm đồ án được duyệt.

Hà Nội
Ngược với TP.HCM, năm qua ở Hà Nội không có nhiều đồ án quy hoạch ở các quận huyện mà tập trung vào những đồ án quy hoạch phân khu.
Quyết định số 1911/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch 1/2000 Phân khu đô thị N1 thuộc huyện Mê Linh và xã Đại Mạch của huyện Đông Anh. Phân khu đô thị N1 có diện tích đất nghiên cứu khoảng 2.343,64 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 170.000 người.
Quyết định số 1597/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch 1/2000 Phân khu đô thị N2 có quy mô khoảng 703,63ha thuộc địa giới hành chính các xã Quang Minh, Kim Hoa, Thanh Lâm của huyện Mê Linh. Phân khu đô thị N2 là một phần đô thị trung tâm trong chuỗi các đô thị phía Bắc sông Hồng. Là khu công nghiệp sạch đa ngành và đây cũng là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt.
Quyết định số 1598/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch 1/5000 Phân khu đô thị N3 với quy mô khoảng 881 ha thuộc địa giới hành chính thị trấn Quang Minh, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh và xã Nam Hồng, huyện Đông Anh. Phân khu đô thị N3 là một phần đô thị trung tâm trong chuỗi các đô thị phía Bắc sông Hồng. Đây là đô thị cửa ngõ phía Bắc của thành phố Hà Nội với khu đô thị hỗn hợp đa chức năng.
Quyết định số 741/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch 1/5000 Phân khu đô thị S1 với tổng diện tích đất khoảng 1189,32 ha, trong đó diện tích thuộc địa giới hành chính huyện Đan Phượng là 916 ha, huyện Từ Liêm là 273,32 ha.
Phân khu đô thị S1 được chia thành 3 khu và 16 ô quy hoạch đế kiểm soát phát triển. Chức năng sử dụng đất chính trong các ô quy hoạch là đất công cộng, cây xanh, trường học, đường giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố - khu vực, và các đơn vị ở. Đất xây dựng đô thị khoảng 90 – 120m2 đất/người, trong đó đất dân dụng đô thị khoảng 80 – 90m2 đất/người.
Ngoài ra, những ngày cuối tháng 11 và đầu tháng 12, thông tin về việc thành lập 2 quận mới từ huyện Từ Liêm luôn là chủ đề “hot” trên các trang báo, thông tin cụ thể về 2 quận: Quận Bắc Từ Liêm có quy mô dân số 319.818 người, diện tích 4.335, 34 ha, mật độ dân số 7.377 người/km2; Quận Nam Từ Liêm có quy mô dân số 233.40 người, diện tích 3.227,36 ha, mật độ dân số 7.234 người/km2.
TP.HCM
Ngoài việc phủ kín các đồ án quy hoạch phân khu 1/2000 ở các quận huyện, thì TP.HCM cũng có những đồ án quy hoạch tiêu biểu đã được duyệt trong năm qua như:
Quyết định số 6692/QĐ-UBND về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị mới Nam Thành phố với tổng diện tích 2.975ha, trong đó: Khu vực thuộc quận 7 có diện tích tự nhiên 693 ha (gồm một phần của phường Tân Phong và phường Tân Phú); Khu vực thuộc quận 8 có diện tích tự nhiên 323,4 ha (gồm 1 phần phường 7); Khu vực thuộc huyện Bình Chánh có diện tích tự nhiên 1.958,6 ha (gồm một phần của xã An Phú Tây, xã Phong Phú, xã Bình Hưng và xã Hưng Long).
Quyết định số 6708/QĐ-UBND về duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm hiện hữu TP.HCM với tổng diện tích khoảng 930ha, quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 248.190 người. Khu trung tâm hiện hữu TP.HCM được chia làm 5 phân khu: Phân khu 1 (Khu lõi Trung tâm Thương mại Tài Chính – CBD), có diện tích khoảng 92,3ha; Phân khu 2 (Khu Trung tâm Văn hóa - Lịch sử), có diện tích khoảng 212,2 ha; Phân khu 3 (Khu bờ Tây sông Sài Gòn), có diện tích khoảng 274,8 ha; Phân khu 4 (Khu thấp tầng), có diện tích khoảng 232,3 ha; Phân khu 5 (Khu lân cận lõi trung tâm), có diện tích khoảng 117,5 ha.
Quyết định số 5328/QĐ-UBND về duyệt đồ án quy hoạch chung 1/5000 Khu đô thị Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè với tổng diện tích 1.354 ha (nằm trong tổng thể khu đô thị cảng Hiệp Phước với quy mô 3.911 ha). Khu vực quy hoạch có tính chất là khu đô thị mới đa chức năng của TP.HCM với tính chất đặc thù là đô thị ven cảng và là đô thị loại 1 theo Tiêu chuẩn phân loại đô thị của Việt Nam.
Đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Dung Quất II có diện tích 2.819 ha, là khu công nghiệp nặng thuộc Khu kinh tế Dung Quất, với trọng tâm là các loại hình công nghiệp: Lọc hóa dầu, hóa chất, công nghiệp chế tạo, đóng tàu biển, luyện cán thép, nhiệt điện và công nghiệp phụ trợ, gắn liền với cảng biển nước sâu Dung Quất II. Trong Khu công nghiệp Dung Quất II, đất dành cho xây dựng nhà máy, kho tàng, công trình công cộng, dịch vụ chiếm 63%; đất cây xanh, mặt nước, đất đấu nối công trình chiếm gần 23% và đất giao thông chiếm hơn 14%.
Phân khu đô thị Sa Kỳ là một trong số các đô thị vệ tinh của Khu kinh tế Dung Quất mở rộng và là đô thị với hệ thống hạ tầng được quy hoạch xây dựng mới đồng bộ cung cấp các dịch vụ, nhà ở…phục vụ nhu cầu của Khu công nghiệp Dung Quất II và dân cư hiện trạng khu vực. Phân khu đô thị Sa Kỳ được bố trí 45% đất ở, 33% đất dành cho cây xanh, công trình công cộng, giao thông .
UBND Bình Dương vừa thông qua đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đồ án quy hoạch, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Bình Dương là 2.695,22 km2, quy mô dân số toàn đô thị đến năm 2020 đạt 2,5 triệu người và đến năm 2030 đạt 3,5 triệu người. Tổng thể đô thị Bình Dương được phân theo 03 khu vực: Khu vực trung tâm gồm đô thị Thủ Dầu Một, đô thị mới Hòa Phú-Phú Tân, đô thị Nam Bến Cát và đô thị Nam Tân Uyên; Khu vực 2 gồm đô thị Thuận An và đô thị Dĩ An; Khu vực 3 gồm 8 đô thị vệ tinh như Thanh Tuyền, Dầu Tiếng, Minh Hòa, Long Hòa, Bàu Bàng, Phước Vĩnh, Tân Thành và Thường Tân.
Quyết định số 31/2013/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang với tổng diện tích 58.923ha và được tổ chức thành khu phi thuế quan và khu thuế quan, trong đó: Khu phi thế quan là khu vực được xác định gắn với cảng An Thới và sân bay Phú Quốc; Khu thuế quan là khu vực còn lại gồm các chức năng: khu du lịch, dịch vụ, khu cảng - dịch vụ hậu cần cảng, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác.

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Những con số không đẹp trong ngành bất động sản

Thị trường bất động sản lại bước qua thêm một năm nữa – một năm dường như không mấy suôn sẻ với con số tồn kho khổng lồ và dư nợ tín dụng ngày một tăng.


Những số liệu tồn kho, dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản phần nào phản ánh bản chất của thị trường. Ảnh: Thanh Thịnh.
Tồn kho bất động khoảng 108.773 tỷ đồng  
Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, tính đến hết tháng 6/2013 tổng giá trị tồn kho bất động sản khoảng 108.773 tỷ đồngCụ thể, tồn kho căn hộ chung cư là 27.805 căn, tương đương 41.542 tỷ đồng (38,19%); tồn kho nhà thấp tầng là 15.007 căn, tương đương 27.445 tỷ đồng (25,23%); tồn kho đất nền nhà ở là 9.937.385m2 , tương đương 33.951 tỷ đồng (31,12%); đất nền thương mại khác là 2.016.915 m2, tương đương 5.835 tỷ đồng (5,36%).
Gói 30 nghìn tỷ mới giải ngân được 1,6%
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 30/11 các các ngân hàng đã cam kết cho vay đối với 1.256 khách hàng với tổng số tiền 1.562,1 tỷ đồng từ gói 30 nghìn tỷ. Trong đó đã giải ngân cho 1.236 khách hàng với tổng dư nợ 470,8 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,6% của gói 30 nghìn tỷ). Mặc dù theo Vụ Tín dụng-Ngân hàng Nhà nước, tốc độ giải ngân như trên là sự nỗ lực từ phía các ngân hàng thương mại, nhưng vẫn có nhiều ý kiến cho rằng tiến độ giải ngân gói tín dụng 30 nghìn tỷ như hiện nay là quá chậm chạp. Nặng nề hơn còn có ý kiến cho rằng gói tín dụng 30 nghìn tỷ đã “thất bại”.
840.000 nhà, đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
Thống kê tính đến tháng 5/2013, hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM vẫn còn 840.000 nhà, đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.
Tại Hà Nội còn 715.000 trường hợp nhà, đất chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Trong đó, 125.000 trường hợp chưa cấp quyền sở hữu đất do nguồn gốc sử dụng đất không rõ ràng, vi phạm pháp luật đất đai, chuyển mục đích sử dụng trái phép, giao đất trái thẩm quyền… 590.000 trường hợp chưa được cấp quyền sở hữu nhà chung cư.
Tại TP.HCM còn trên 129.000 trường hợp nhà, đất chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Nguyên nhân chủ yếu là nhà, đất chuyển nhượng bằng giấy tay; tự chuyển mục đích sử dụng trên đất nông nghiệp, có nguồn gốc lấn chiếm nhưng nay không phù hợp quy hoạch; nhà, đất có vi phạm xây dựng nhưng không được tồn tại,…
Hơn 8.000 tổ chức có vi phạm về đất đai
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên – Môi trường, tính từ năm 2012 đến tháng 10/2013, trên 63 tỉnh thành có 8.159 tổ chức vi phạm về đất đai với diện tích 118.787 ha. Tính đến hết tháng 5-2013, Bộ TN-MT đã xử lý 5.178/8.159 tổ chức vi phạm (đạt 63,46%), với diện tích đất 105.037 ha (đạt 88,43%). Trong đó, đã thu hồi 38.771 ha đất của 819 tổ chức, đang lập hồ sơ thu hồi 27.095 ha đất của 559 tổ chức và đang lập phương án xử lí 22.655 ha đất của 1.547 tổ chức.
Hơn 1 triệu tỷ đồng đọng trong bất động sản
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/8, dư nợ tín dụng của bất động sản khoảng 203.000 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nợ xấu là 6,6%. Nếu tính dư nợ tín dụng liên quan đến bất động sản, gồm cho vay để kinh doanh bất động sản, vay để đầu tư sản xuất và kinh doanh, thế chấp bằng bất động sản thì con số này khoảng 57% tổng dư nợ, tương đương khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng..

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Những chính sách tác động bất động sản 2013

Sau một thời gian dài “nâng lên đặt xuống” thì cuối năm nay, Luật Đất đai sửa đổi cũng chính thức được Quốc hội thông qua. Tuy không đạt dược kỳ vọng của nhiều người những Luật Đất đai sửa đổi cũng có những tiến bộ nhất định. Ngoài ra, 2013 cũng là năm mà Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định liên quan đến thị trường bất động sản.

Thu hồi đất để thực hiện các dự án thương mại là nguồn cơn của nhiều vụ khiếu kiện về đất đai, Ảnh. N.Đăng
Ngày 29/11, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai sửa đổi với 14 chương, 212 điều sẽ chính thức hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Luật Đất đai 2013 sẽ thay thế Luật đai năm 2003.
Luật Đất đai sửa đổi đã thu hẹp các trường hợp nhà nước thu hồi đất, từ 6 trường hợp xuống còn 4 trường hợp. Cụ thể như sau: thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 61); thu hồi đất để phát triển kinh tế - vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 62); thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (Điều 64) và thu hồi đất do chấm dứt sử dụng đất (Điều 65). Tương ứng với các điều luật, Luật Đất đai sửa đổi quy định một cách chi tiết các trường hợp thu hồi đất.
Luật Đất đai sửa đổi đã quy định khi thu hồi đất mà phải bố trí tái định cư, UBND cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và tổ chức thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.
Tuy nhiên, ngoài những tiến bộ đạt được thì Luật Đất đai sửa đổi vẫn chưa thoát khỏi “tư duy cũ”, chưa thay đổi căn bản được những vấn đề đang gây ra bức xúc trong xã hội và có nguy cơ dẫn đến bất ổn xã hội.
Chỉ bán đất khi đã xong hạ tầng
Ngày 14/01, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 11/2013/NĐ-CP về Quản lý Đầu tư phát triển đô thị. Nghị định gồm 6 chương, 53 điều này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/3/2013, thay thế Nghị định 02/2006/NĐ-CP.
Nghị định 11/2013/NĐ-CP có 4 điểm mới so với Nghị định 02/2006. Trong đó, cho phép UBND các tỉnh xem xét và cho phép các chủ đầu tư khu đô thị chuyển quyền sử dụng đất khi có hạ tầng và người dân sẽ được tự xây dựng nhà theo quy hoạch đã được phê duyệt, trước đây chủ đầu tư chỉ được bán nhà đã xây thô.
Về cấp phép xây dựng khu đô thị mới, Nghị định 11 làm rõ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng và những trường hợp phải có ý kiến của Bộ Xây dựng trước khi địa phương phê duyệt đầu tư. Theo đó, UBND cấp tỉnh quyết định chấp thuận đầu tư đối với các dự án có quy mô sử dụng đất từ 20ha đến dưới 100ha sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng. Trên 100ha thì Thủ tướng Chính phủ quyết định chấp thuận đầu tư và dưới 20 ha thì UBND cấp tỉnh quyết định chấp thuận đầu tư.
Nghị định cũng nêu rõ, doanh nghiệp nếu muốn trở thành chủ đầu tư dự án khu đô thị thì phải vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20ha, không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị; có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án đối với các dự án còn lại.
Về công tác quy hoạch, Nghị định 11 yêu cầu phải có quy hoạch phân khu trước toàn bộ khu vực phát triển đô thị, trên nền quy hoạch phân khu mới hình thành dự án làm cơ sở để lập quy hoạch chi tiết 1/500 và lập dự án đầu tư xây dựng.
Chung cư 4 tầng, nhà 7 tầng phải được Nhà nước nghiệm thu
Ngày 06/02, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nghị định gồm 8 chương, 48 điều này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/4/2013, thay thế Nghị định 209/2004.
Nghị định 15/2013 ra đời nhằm siết chặt việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Theo đó, Nhà nước sẽ tham gia thẩm tra thiết kế và kiểm tra công tác nghiệm thu công trình thay vì chỉ có chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn thực hiện với nhau như trong Nghị định 209/2004.
Khoản 2, Điều 32 Nghị định 15/2013 quy định: “Trước 10 ngày làm việc (hoặc trước 20 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I)) so với ngày dự kiến tổ chức nghiệm thu, chủ đầu tư phải gửi cho cơ quan quản lý nhà nước báo cáo hoàn thành hạng mục hoặc công trình để được kiểm tra về công tác nghiệm thu”.
Những công trình được kiểm tra công tác nghiệm thu không phân biệt nguồn vốn mà tùy vào quy mô, cấp công trình (được quy định cụ thể tại Thông tư 33/2009 của Bộ Xây dựng). Chung cư từ cấp III trở lên (4 tầng), nhà ở trên bảy tầng, công trình công cộng từ cấp III trở lên phải được Nhà nước kiểm tra về công tác nghiệm thu.
Cho thuê nhà tái định cư
Ngày 25/07, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2013/NĐ-CP quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư. Nghị định gồm 4 chương, 23 điều này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 30/9/2013.
Ngoài phương thức bán nhà ở tái định cư như trước đây, Nghị định 84 đã quy định thêm hình thức thuê nhà ở tái định cư. Hợp đồng nhà ở được ký có thời hạn tối thiểu 3 năm.
Điểm mới khác của nghị định này là các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện tái định cư không có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở tái định cư mà có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì được ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi nhất để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Ngày 10/10, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 121/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở. Nghị định gồm 9 chương, 72 điều này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 20/11/2013, thay thế Nghị định 23/2009/NĐ-CP
Điều gây chú ý nhất đối với nghị định này là việc xây dựng không phép nhưng không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% trái phép đối với các dự án đầu tư xây dựng. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thầm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Ngoài ra, việc phạt tiền từ 50 đến 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư như: Kinh doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường; Sửa chữa xe máy; kinh doanh gia súc, gia cầm; hoạt động giết mổ gia súc; Kinh doanh gas hoặc các vật liệu nổ, dễ cháy.
Các hành vi tự ý cơi nới, chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dưới mọi hình thức; đục phá, cải tạo, tháo dỡ kết cấu của phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng; phân chia, chuyển đổi mục đích sử dụng phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung trái quy định... Cũng bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng.
Ngày 20/11, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 188/2013/NĐ-CP Về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Nghị định gồm 6 chương, 28 điều này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 10/01/2014.
Nghị định 188 ra đời với nhiều điểm mới được kỳ vọng sẽ giải quyết được những tồn tại trong quy định cũ. Theo đó, đối tượng mua nhà được nới rộng, trước đây chỉ có 8 đối tượng được mua nhà xã hội thì Nghị định 188 đã bổ sung thêm một đối tượng đó là hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư mà chưa được bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư.
Sau 5 năm, người mua, thuê mua nhà ở xã hội được bán, thế chấp hoặc cho thuê khi đã trả hết tiền và được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, người bán lại phải nộp cho Nhà nước 50% giá trị tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ (hoặc 100% đối với nhà liền kề), tính theo giá mà UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm bán. Còn trong thời hạn 5 năm, người mua hoặc thuê mua nhà đã trả hết tiền và có nhu cầu bán lại thì chỉ được bán lại cho Nhà nước, chủ đầu tư dự án hoặc bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo mức giá nhà ở xã hội cùng loại thời điểm đó.
Chủ đầu tư dự án được dành 20% tổng diện tích đất ở được giao trong phạm vi dự án phát triển nhà ở xã hội để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại (kể cả nhà ở thương mại cao tầng hoặc thấp tầng).

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Vốn sẽ đổ bộ vào bất động sản

Kiều hối, tín dụng, gói 30.000 tỷ đồng dần nới rộng hơn… Dòng tiền từ nhiều kênh đang chực chờ những cơ hội mở ra trên thị trường bất động sản.


Theo thông lệ, cuối năm là thời điểm nhiều người quyết định mua bất động sản để an cư hoặc tích lũy. Xu hướng này của năm 2013 dù chưa thực sự rõ ràng, nhưng đã bắt đầu có tín hiệu từ kết quả bán hàng của những dự án gần đây. Giới kinh doanh địa ốc kỳ vọng, những nguồn vốn tín dụng, kiều hối… sẽ chọn bất động sản làm kênh đầu tư ưu tiên.
Cuối tuần qua, Công ty Bất động sản Him Lam đã mở bán Dự án Him Lam Riverside (quận 7, TP. HCM). Đây là lần đầu tiên trong nhiều đợt bán hàng của dự án có kết quả tốt hơn mong đợi. Ông Ngô Quang Phúc, Giám đốc Kinh doanh tiếp thị Him Lam Land cho biết, kỳ vọng ban đầu của chủ đầu tư trong đợt bán hàng này là 20 căn, tuy nhiên, chỉ trong buổi sáng mở bán đã có 29 căn hộ chính thức được khách hàng đặt mua và sau đó vài ngày, con số này lên đến 35 căn.
“Nhiều khách hàng trước đây quan tâm đến dự án nhưng do dự chưa mua thì lần này họ đã quyết định mua”, ông Phúc nói và cho biết, ngoài yếu tố về chất lượng dự án, một xu hướng rõ nét hơn đối với khách hàng hiện nay là sự thay đổi về tâm lý. Trước đây, tâm lý khách hàng luôn trông đợi giá sẽ tiếp tục giảm nữa nên chần chừ, còn hiện nay họ thấy ưng ý là quyết định xuống tiền.
Ngoài Dự án Him lam Riverside, khảo sát từ các sàn giao dịch bất động sản cho thấy, gần đây xu hướng khách hàng tìm nhà để an cư đang tăng lên. Ông Đoàn Chí Thanh, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn cho rằng, xu hướng chung của thị trường cuối năm bao giờ cũng có nhiều khách hàng tìm mua nhà.
“Phân khúc được khách hàng chọn mua nhiều nhất lúc này là nhà phố hoặc căn hộ đã hoàn thành để có thể dọn về ở trước Tết. Tuy nhiên, có một thực tế, hiện số lượng căn hộ có khả năng hoàn thành để bàn giao nhà trước Tết không có nhiều, nên dù nhu cầu cao, nhưng giao dịch vẫn chưa tăng mạnh”, ông Thanh nhận định và cho rằng, không chỉ hiện nay mà vài tháng trở lại đây, khách hàng có nhu cầu về nhà ở đã tìm mua căn hộ khá nhiều, tuy nhiên để mua được một căn hộ ưng ý lúc này không dễ, bởi nguồn cung căn hộ tốt còn ít.
Lượng kiều hối đổ về Việt Nam năm nay dự kiến đạt 11 tỷ USD
Cùng với thị trường căn hộ ở TP. HCM, ghi nhận của Đầu tư Bất động sản cho thấy, gần đây, thị trường lân cận TP. HCM, đặc biệt là Bình Dương đã xuất hiện làn sóng mua bất động sản để đầu tư. Cuối tuần trước, Công ty Tấc Đất Tấc vàng tổ chức hội nghị bán block đối diện Tổ hợp công viên chợ đêm, phố ẩm thực dự án IJC@Vsip tại Thành phố mới Bình Dương với sự tham dự của hơn 500 khách hàng. Đây là dự án khu đô thị do Công ty Becamex IJC và Công ty Vsip làm chủ đầu tư, được thiết kế theo tiêu chuẩn Singapore.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Tấc Đất Tấc Vàng cho biết, ngay trong buổi sáng mở bán, đã có hơn 100 sản phẩm được khách hàng đặt mua. “Khảo sát từ khách hàng mua sản phẩm lần này của chúng tôi cho thấy, họ đến từ nhiều nơi, đặc biệt là TP. HCM và phía Bắc. Giá mềm và nhận thấy được tiềm năng phát triển của dự án nói riêng cũng như của Thành phố mới Bình Dương nói chung là lý do để khách hàng quyết định mua sản phẩm để đón đầu thị trường”, ông Tuấn nói.
Theo giới kinh doanh địa ốc, thị trường hiện nay dù vẫn chưa thực sự khởi sắc, nhưng đang dần có những chuyển biến tích cực. Mới đây, tờ New York Times nhận định rằng, bất động sản Việt Nam đã thoát đáy và bắt đầu phục hồi cùng với các tín hiệu kinh tế vĩ mô và cam kết của Chính phủ cải tổ hệ thống ngân hàng.
Tương tự, CTCK Bản Việt (Viet Capital Securities) cũng vừa đưa ra báo cáo phân tích về cơ hội đầu tư trong lĩnh vực bất động sản. Theo đó, bất động sản hiện có thể là một kênh đầu tư tốt vào thời điểm hiện tại, bởi lãi suất huy động thấp (7 - 8%/ năm), thị trường vàng và ngoại hối tỏ ra kém hấp dẫn do các chính sách của Chính phủ trong việc kiểm soát thị trường tự do.
Tuy nhiên, theo giới kinh doanh địa ốc, thông tin đáng chú ý nhất và khả năng tác động nhiều đến thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm là lượng kiều hối đổ về Việt Nam năm nay dự kiến lên đến 11 tỷ USD. Theo ông Hoàng Anh Tuấn, những năm trước, thời điểm cuối năm, thị trường bất động sản luôn hút một lượng vốn nhất định từ dòng vốn kiều hối. Năm nay, dù chưa biết dòng vốn này đổ vào bất động sản được bao nhiêu, song chắc chắn là có.
“Vốn kiều hối và dòng tiền trong dân chọn bất động sản làm kênh tích lũy sẽ giúp thị trường bất động sản từ đây đến cuối năm thu hút một lượng vốn lớn”, ông Tuấn nhận định.

Bất động sản: Những người sống sót

Sau gần 4 năm sóng gió, thị trường bất động sản giờ đây ghi nhận một vài gương mặt còn trụ lại được, dù chật vật. Họ đã sống như thế nào?

“Nếu giảm giá 50%, công ty bất động sản vẫn có lời với lợi nhuận gộp/doanh thu ít nhất đến 30-40%”.
Giai đoạn thị trường bùng nổ 2005-2007, ông P., chủ một công ty kinh doanh bất động sản ở TP.HCm, chỉ KINH DOANH sàn giao dịch. Hai năm sau đó, thị trường lao dốc làm ông có ý định bỏ cuộc. Nhưng khi thị trường thăng hoa trở lại vào năm 2010, lòng tham vì những đồng tiền dễ kiếm lại trỗi dậy khiến ông quyết định lập thêm một công ty tư vấn đầu tư và xây dựng bất động sản. Những tưởng con sóng lần này sẽ tuôn tràn mạnh mẽ hơn, nhưng người tính không bằng trời tính. Tính đến nay đã được 3 năm, công ty của ông P. từ 45 nhân viên hoạt động hết công suất (tính cả ông), nay chỉ còn 15 nhân viên làm bằng 60% thời gian lúc trước. Ông nhẩm tính, thực tế chỉ có 9 người làm toàn thời gian, tức chỉ còn bằng 1/5 lúc trước.
Tình cảnh của ông P. cũng là tình cảnh chung của những người lỡ dính vào nghiệp kinh doanh bất động sản. Các công ty phát triển dự án cũng vậy, lợi nhuận teo dần trong khi nợ vay và tồn kho lại tăng vùn vụt. Trường hợp Công ty Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) là một ví dụ. Năm 2010, Phát Đạt kiếm được gần 330 tỉ đồng lợi nhuận nhưng trong năm nay, Công ty chỉ dám hướng đến mục tiêu 3 tỉ đồng, chưa bằng 1% lợi nhuận của những ngày còn làm ăn khấm khá.
Trước tình cảnh đó, không ít kẻ chấp nhận đóng cửa, cũng có người co cụm chờ thời. Nhưng biết chờ đến khi nào? Khi gió đổi chiều, chỉ có một số ít dám mạnh dạn thay đổi mình và tìm những hướng đi mới để không bị loại khỏi cuộc chơi. Những giải pháp này dù chưa giúp họ lột xác ngay được, nhưng ít ra cũng là chiếc phao tung ra kịp lúc giúp họ tiếp tục tồn tại.
Co cụm
Công ty Phát Đạt vẫn còn may vì họ còn có lãi, bởi không ít doanh nghiệp khác cùng ngành đành chấp nhận thua lỗ vì không kịp chuyển mình. Thu hẹp quy mô để cắt giảm chi phí là biện pháp đầu tiên mà Phát Đạt cũng như nhiều doanh nghiệp khác nhắm đến.
Hồi tháng 4.2013, Phát Đạt cho biết đã đóng cửa chi nhánh Đà Nẵng. Trước đó, cuối năm 2012, đại gia bất động sản này cũng ghi nhận biến động ở 2 vị trí Phó Tổng Giám đốc. Ông Trần Thanh Tân nghỉ việc, còn bà Trần Thị Hường chuyển sang vị trí cố vấn và Trưởng Ban kiểm soát. Hàng không bán được nên Công ty không còn bận rộn như trước, chi phí trả cho các vị trí này có lẽ cũng đỡ tốn kém hơn.
Mạnh tay hơn, Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH) quyết định thoái vốn ở nhiều công ty con và liên kết. Trước khi thoái hết 30% vốn góp tại Công ty Sản xuất Thương mại Gia Đức hồi tháng 9.2013, TDH còn rút hết vốn ở 2 công ty con khác. Cuối năm 2012, Nhà Thủ Đức công bố đã hoàn tất thoái vốn tại Công ty Song Đức (nắm 51% vốn) và Công ty Đồng Mai - Hà Đông. Khoản đầu tư tại Đồng Mai - Hà Đông giúp Công ty thu về 80 tỉ đồng. Thoái vốn tại Gia Đức cũng mang về cho Công ty hơn 3 tỉ đồng. Những con số này dù không lớn nhưng cũng phần nào giải quyết tình trạng thiếu tiền mặt tại Nhà Thủ Đức. Bằng chứng là mới đây, Nhà Thủ Đức đã công bố khoản vay lớn từ Ngân hàng Đại Á thay phương án phát hành 420 tỉ đồng trái phiếu.
Trong khi đó, chuyển biến rõ rệt nhất phải kể đến Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG). Quyết nỗ lực tinh gọn bộ máy, HAG thành lập Công ty An Phú để quản lý tất cả các khoản đầu tư bất động sản của Tập đoàn. Nhiệm vụ của An Phú là hoàn thiện các dự án còn dang dở và bán sản phẩm, kèm theo việc xử lý nợ xấu. Đáng chú ý hơn, An Phú chỉ được phép tồn tại trong 3 năm. Động thái này của HAG được đánh giá như là bước đi để cố thoát khỏi thị trường bất động sản Việt Nam. Quyết định này cũng giúp Tập đoàn an tâm hơn với các dự án nông nghiệp bên Lào và chuyên tâm cho thị trường bất động sản Myanmar.
Ưu tiên trả nợ
Công ty Nhà Quốc Cường, một công ty con của Quốc Cường Gia Lai (QCG), có vốn điều lệ chỉ 50 tỉ đồng nhưng xây nhà với tổng giá trị hàng trăm tỉ đồng. Đang lúc khó khăn, khách hàng không chịu đóng tiền nữa nên công ty này chỉ còn cách đi vay ngân hàng để xây tiếp. Chính vì lẽ đó mà Công ty đã lỗ gần hết vốn điều lệ, riêng lỗ từ lãi vay sau dự án đã gần bằng phân nửa vốn điều lệ. Sau dự án này, QCG cũng thoái hết vốn tại đây. Theo như cách giải thích của của bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch QCG là gánh nặng lãi vay quá lớn. “Mỗi tháng Công ty phải trả vài căn hộ tiền lãi vay, thấy tài sản ra đi mà không cứu được, tôi bức xúc lắm!”, bà nói.
Gánh nặng nợ nần và lãi vay chính là nỗi ám ảnh của hầu hết các công ty bất động sản trong vài năm gần đây. Bởi vậy, trả nợ là ưu tiên hàng đầu của QCG cũng như của các doanh nghiệp khác.
Hồi tháng 5.2013, QCG cho biết sẽ phát hành trái phiếu riêng lẻ để trả nợ cho đối tác trong trường hợp Công ty không có nguồn tiền. Đồng thời, Công ty cũng sẽ vay tiền cá nhân từ Hội đồng Quản trị và những bên liên quan với các đối tác. Tính đến cuối quý III/2013, QCG chỉ còn chưa đầy 2 tỉ đồng trong khoản tiền và tương đương tiền. Rõ ràng, việc “không có nguồn tiền” là điều chắc chắn. Trước tình cảnh này, QCG đã dự trù thêm phương án huy động từ cổ đông.
QCG muốn tăng vốn thêm 650 tỉ đồng. Trong đó, hơn 136 tỉ đồng lấy từ nguồn chuyển đổi trái phiếu cho một quỹ của VinaCapital, còn lại là phát hành cổ phiếu cho cổ đông. Công ty Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) cũng có bước đi tương tự khi lên kế hoạch phát hành 37,5 triệu cổ phiếu, chủ yếu cho cổ đông. NBB cho biết dòng tiền thu về sẽ được tập trung cho việc trả nợ.
Tuy nhiên, hầu như các giải pháp kể trên đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả. Những doanh nghiệp này đành tìm đến nước đi cuối cùng là giãn nợ. Thay cho phương án tăng vốn để đẩy nhanh tiến độ tại dự án Phước Kiểng (quận 7, TP. HCM), QCG đã xin giãn thời gian trả nợ. Cụ thể, thời hạn trả nợ từ tháng 6.2013 được dời sang tháng 6.2014. Đồng thời, QCG cũng xin ngân hàng giảm lãi suất cho khoản vay từ 18%/năm xuống còn 14-15%/năm.
NBB đã thành công với giải pháp tương tự. Hồi tháng 10.2013 vừa qua, NBB công bố đã cơ cấu xong 1.000 tỉ đồng tiền nợ. Theo đó, khoản nợ Công ty Tài chính Điện lực (EVN Finance) và Chứng khoán Bảo Việt đáng lẽ phải trả từ tháng 8.2012 đã được dời sang năm 2013 và bây giờ đến tận tháng 8.2014. Khoản trái phiếu của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) đến hạn vào năm 2012 và 2013 được thay đổi thời hạn đến năm 2014 và 2016.
Về khoản nợ đến hạn năm 2013 và đầu năm 2014 với chủ nợ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NBB cũng xin được kéo dài thời gian đến năm 2017 và 2018. Giãn nợ thành công giúp Công ty giảm áp lực trả nợ khi tiền và tương đương tiền của họ còn rất ít mà hàng thì chưa bán được. Tính đến cuối quý III/2013, tiền và tương đương tiền của NBB chỉ còn hơn 41 tỉ đồng. Trong khi đó, tồn kho của Công ty đã vượt hơn 73% tài sản.
Mạnh tay giảm giá
Hàng bán không được, không ít doanh nghiệp đành phải giảm giá mạnh để giải tỏa hàng tồn kho. Phát pháo đầu tiên là từ Công ty Phát Đạt.
Tháng 9.2013, Phát Đạt tuyên bố giảm giá tới 50% căn hộ tại dự án khu biệt thự ven sông và nhà phố thương mại thuộc dự án EverRich 3. Dự án EverRich 1 được Phát Đạt bán cuối năm 2009 và lãi 600 tỉ đồng trong khi các dự án cùng tên còn lại đang gặp khá nhiều trắc trở.
Tiếp theo làn sóng này, Tập đoàn Novaland cũng giảm 50% giá bán khu căn hộ North Towers thuộc dự án Sunrise City. Sau khi giảm giá bán, Sunrise City đã thu hút được một số khách hàng mua nhà.
Thực chất việc “hạ giá” này cũng đi cùng với sự “hạ cấp” sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Chẳng hạn, khu North Towers mỗi tòa nhà chỉ có 1 tầng hầm, trong khi khu South Towers là 2 tầng hầm. Chi phí làm 1 tầng hầm bằng khoảng 3 tầng nổi, nên việc “tiết kiệm” 1 tầng hầm, cũng đồng nghĩa với việc chủ đầu tư đã tiết kiệm không nhỏ tổng chi phí của dự án. Sự khác biệt dễ thấy nhất là mức giá giảm nêu trên là bàn giao thô, trong khi mức giá bán căn hộ giai đoạn 1 là đã hoàn thiện, giao ngay. Theo lời nhân viên kinh doanh của dự án thì để hoàn thiện, khách hàng phải trả thêm khoảng 5 triệu đồng/m2.
Rõ ràng, đây là một chiến lược thông minh của Novaland, giúp cho các căn hộ của họ hiện là một trong số ít những dự án có giá trên 25 triệu đồng/m2 vẫn bán được hàng.
Chiếc phao nhà bình dân
Trong khi các dự án cao cấp tồn kho cả triệu căn thì nhà bình dân xây xong không đủ bán. Không ít doanh nghiệp nhờ đi theo hướng này mà bán được hàng và tránh được nỗi ám ảnh lãi vay hằng tháng. Điển hình là Công ty Nam Long.
Sau khi thành công với các dự án nhà giá rẻ Ehome 1, 2, 3 và 4, Nam Long đang triển khai tiếp các dự án Ehome 5, 6 ở quận 7 và quận 9 (TP.HCM). Trên cơ sở đó, Nam Long tự tin doanh thu sẽ tăng gấp đôi trong năm 2013 và 2014. Không những vậy, nhờ chọn hướng đi thích hợp, Công ty còn thu hút được vốn từ các tổ chức tài chính lớn mà không phải vừa chạy vạy năn nỉ như nhiều doanh nghiệp khác. Mới đây, Indochina Land, đơn vị chuyên phát triển bất động cao cấp đã góp vào dự án Ehome 3 hơn 26 tỉ đồng cùng một khoản vay nhất định cho Nam Long.
Nam Long cũng như một số doanh nghiệp khác do sớm nắm bắt nhu cầu thị trường nên vẫn sống khỏe trong khi nhiều doanh nghiệp cùng ngành ngụp lặn trong bài toán nợ nần và hàng không bán được. Ngoài Nam Long, có thể kể đến một số tên tuổi khác cũng đang thành công với hướng đi mới này như Đất Lành, Lê Thành và Khang Gia.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, nhà giá rẻ sẽ có diện tích khoảng 60-70 m2 và giá dưới 1 tỉ đồng/căn. “Tốt nhất là khoảng 600 triệu đồng/căn. Dân Việt Nam còn nghèo nên bán như vậy 10 năm nữa cũng không sợ ế”, ông nói.
Hiện nay, sau khi sản phẩm nhà giá rẻ tạo được tiếng vang, nhiều doanh nghiệp cũng chuyển sang đầu tư theo xu hướng này. Chẳng hạn, QCG đang xin chia đôi các căn hộ 120-140 m2 thành nhà giá rẻ có diện tích 60-70 m2. Giá bán cũng giảm từ 20 triệu đồng/m2 xuống còn 10 triệu đồng/m2. Công ty An Phú và Nhà Thủ Đức cũng đang định hướng chuyển sang phát triển các sản phẩm tương tự.
Theo ông Đực, Đất Lành, tuy nhà giá rẻ là sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường nhưng vẫn có những yếu tố hạn chế hình thức kinh doanh này phát triển. Trước tiên, luật quy định mỗi căn nhà cho 4 người ở có diện tích ít nhất 45 m2 và 10 m2 để xe. Nếu xây căn có diện tích lớn gấp 10 lần thì diện tích để xe vẫn vậy. Nhưng nếu chia nhỏ thành 10 căn 45 m2, chủ đầu tư lại phải tốn thêm diện tích để xe gấp 10 lần. Chắc chắn là không ai muốn điều này. Đã vậy, xây nhà diện tích lớn nếu bán được sẽ có doanh số cao và lợi nhuận cao hơn nhiều. Được biết hiện Bộ Xây dựng cũng đang xem xét điều chỉnh luật này.
Cho dù phù hợp nhu cầu thị trường, nhưng ông Đực cũng thừa nhận làm nhà giá rẻ lúc này thật sự khó có lãi vì chi phí xây dựng đã đội lên rất nhiều. Ngoài ra, nhiều đơn vị cùng nhảy vào thì người đi trước còn phải lo cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, cái lợi trước mắt là giảm ngay được hàng tồn kho và cải thiện dòng tiền.