Hà Nội
Ngược với TP.HCM, năm qua ở Hà Nội không có nhiều đồ án quy hoạch ở các quận huyện mà tập trung vào những đồ án quy hoạch phân khu.
Quyết định số 1911/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch 1/2000 Phân khu đô thị N1 thuộc huyện Mê Linh và xã Đại Mạch của huyện Đông Anh. Phân khu đô thị N1 có diện tích đất nghiên cứu khoảng 2.343,64 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 170.000 người.
Quyết định số 1597/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch 1/2000 Phân khu đô thị N2 có quy mô khoảng 703,63ha thuộc địa giới hành chính các xã Quang Minh, Kim Hoa, Thanh Lâm của huyện Mê Linh. Phân khu đô thị N2 là một phần đô thị trung tâm trong chuỗi các đô thị phía Bắc sông Hồng. Là khu công nghiệp sạch đa ngành và đây cũng là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt.
Quyết định số 1598/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch 1/5000 Phân khu đô thị N3 với quy mô khoảng 881 ha thuộc địa giới hành chính thị trấn Quang Minh, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh và xã Nam Hồng, huyện Đông Anh. Phân khu đô thị N3 là một phần đô thị trung tâm trong chuỗi các đô thị phía Bắc sông Hồng. Đây là đô thị cửa ngõ phía Bắc của thành phố Hà Nội với khu đô thị hỗn hợp đa chức năng.
Quyết định số 741/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch 1/5000 Phân khu đô thị S1 với tổng diện tích đất khoảng 1189,32 ha, trong đó diện tích thuộc địa giới hành chính huyện Đan Phượng là 916 ha, huyện Từ Liêm là 273,32 ha.
Phân khu đô thị S1 được chia thành 3 khu và 16 ô quy hoạch đế kiểm soát phát triển. Chức năng sử dụng đất chính trong các ô quy hoạch là đất công cộng, cây xanh, trường học, đường giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố - khu vực, và các đơn vị ở. Đất xây dựng đô thị khoảng 90 – 120m2 đất/người, trong đó đất dân dụng đô thị khoảng 80 – 90m2 đất/người.
Ngoài ra, những ngày cuối tháng 11 và đầu tháng 12, thông tin về việc thành lập 2 quận mới từ huyện Từ Liêm luôn là chủ đề “hot” trên các trang báo, thông tin cụ thể về 2 quận: Quận Bắc Từ Liêm có quy mô dân số 319.818 người, diện tích 4.335, 34 ha, mật độ dân số 7.377 người/km2; Quận Nam Từ Liêm có quy mô dân số 233.40 người, diện tích 3.227,36 ha, mật độ dân số 7.234 người/km2.
TP.HCM
Ngoài việc phủ kín các đồ án quy hoạch phân khu 1/2000 ở các quận huyện, thì TP.HCM cũng có những đồ án quy hoạch tiêu biểu đã được duyệt trong năm qua như:
Quyết định số 6692/QĐ-UBND về duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị mới Nam Thành phố với tổng diện tích 2.975ha, trong đó: Khu vực thuộc quận 7 có diện tích tự nhiên 693 ha (gồm một phần của phường Tân Phong và phường Tân Phú); Khu vực thuộc quận 8 có diện tích tự nhiên 323,4 ha (gồm 1 phần phường 7); Khu vực thuộc huyện Bình Chánh có diện tích tự nhiên 1.958,6 ha (gồm một phần của xã An Phú Tây, xã Phong Phú, xã Bình Hưng và xã Hưng Long).
Quyết định số 6708/QĐ-UBND về duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm hiện hữu TP.HCM với tổng diện tích khoảng 930ha, quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 248.190 người. Khu trung tâm hiện hữu TP.HCM được chia làm 5 phân khu: Phân khu 1 (Khu lõi Trung tâm Thương mại Tài Chính – CBD), có diện tích khoảng 92,3ha; Phân khu 2 (Khu Trung tâm Văn hóa - Lịch sử), có diện tích khoảng 212,2 ha; Phân khu 3 (Khu bờ Tây sông Sài Gòn), có diện tích khoảng 274,8 ha; Phân khu 4 (Khu thấp tầng), có diện tích khoảng 232,3 ha; Phân khu 5 (Khu lân cận lõi trung tâm), có diện tích khoảng 117,5 ha.
Quyết định số 5328/QĐ-UBND về duyệt đồ án quy hoạch chung 1/5000 Khu đô thị Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè với tổng diện tích 1.354 ha (nằm trong tổng thể khu đô thị cảng Hiệp Phước với quy mô 3.911 ha). Khu vực quy hoạch có tính chất là khu đô thị mới đa chức năng của TP.HCM với tính chất đặc thù là đô thị ven cảng và là đô thị loại 1 theo Tiêu chuẩn phân loại đô thị của Việt Nam.
Đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Dung Quất II có diện tích 2.819 ha, là khu công nghiệp nặng thuộc Khu kinh tế Dung Quất, với trọng tâm là các loại hình công nghiệp: Lọc hóa dầu, hóa chất, công nghiệp chế tạo, đóng tàu biển, luyện cán thép, nhiệt điện và công nghiệp phụ trợ, gắn liền với cảng biển nước sâu Dung Quất II. Trong Khu công nghiệp Dung Quất II, đất dành cho xây dựng nhà máy, kho tàng, công trình công cộng, dịch vụ chiếm 63%; đất cây xanh, mặt nước, đất đấu nối công trình chiếm gần 23% và đất giao thông chiếm hơn 14%.
Phân khu đô thị Sa Kỳ là một trong số các đô thị vệ tinh của Khu kinh tế Dung Quất mở rộng và là đô thị với hệ thống hạ tầng được quy hoạch xây dựng mới đồng bộ cung cấp các dịch vụ, nhà ở…phục vụ nhu cầu của Khu công nghiệp Dung Quất II và dân cư hiện trạng khu vực. Phân khu đô thị Sa Kỳ được bố trí 45% đất ở, 33% đất dành cho cây xanh, công trình công cộng, giao thông .
UBND Bình Dương vừa thông qua đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đồ án quy hoạch, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Bình Dương là 2.695,22 km2, quy mô dân số toàn đô thị đến năm 2020 đạt 2,5 triệu người và đến năm 2030 đạt 3,5 triệu người. Tổng thể đô thị Bình Dương được phân theo 03 khu vực: Khu vực trung tâm gồm đô thị Thủ Dầu Một, đô thị mới Hòa Phú-Phú Tân, đô thị Nam Bến Cát và đô thị Nam Tân Uyên; Khu vực 2 gồm đô thị Thuận An và đô thị Dĩ An; Khu vực 3 gồm 8 đô thị vệ tinh như Thanh Tuyền, Dầu Tiếng, Minh Hòa, Long Hòa, Bàu Bàng, Phước Vĩnh, Tân Thành và Thường Tân.
Quyết định số 31/2013/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang với tổng diện tích 58.923ha và được tổ chức thành khu phi thuế quan và khu thuế quan, trong đó: Khu phi thế quan là khu vực được xác định gắn với cảng An Thới và sân bay Phú Quốc; Khu thuế quan là khu vực còn lại gồm các chức năng: khu du lịch, dịch vụ, khu cảng - dịch vụ hậu cần cảng, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác.
Nguồn: Bất Động Sản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét