Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật
Hiển thị các bài đăng có nhãn bat dong san 2014. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bat dong san 2014. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

BĐS kỳ vọng ở “bước đệm” phục hồi 2014

Xem thêm: 


Trầm lắng, đóng băng là những cung bậc chính của thị trường nhà đất năm 2013 mà giới đầu tư, kinh doanh bất động sản (BĐS) vẫn đang muốn quên đi cho đến tận thời điểm này. Có khoảng 70% DN hoạt động trong lĩnh vực này bị ảnh hưởng do giảm sút doanh thu, đình trệ về thu nhập…

Theo thống kê, đến cuối năm 2013, cả nước tồn kho khoảng 19.000 căn hộ. Điều đó cũng đồng nghĩa với chôn vốn, nợ nần. Ông Đỗ Minh Dương, một chuyên gia BĐS nhận định, núi hàng tồn kho đang nuốt chửng dòng vốn của DN, đẩy họ vào con đường cụt. Vậy nên, có khoảng 70% DN hoạt động trong lĩnh vực này bị ảnh hưởng do giảm sút doanh thu, đình trệ về thu nhập, áp lực bủa vây từ nhà đầu tư góp vốn, từ ngân hàng…

Giới đầu tư đang kỳ vọng thị trường sẽ phục hồi
Bắt đầu đi xuống từ năm 2009, sự khó khăn của thị trường khiến nhiều chủ đầu tư buộc phải sang nhượng, bán dự án. Cũng từ đây, những vấn đề như khiếu kiện liên quan đến BĐS tăng lên, rồi xu hướng giảm giá, bán tháo xuất hiện. Ông Trần Công Khanh, Tổng giám đốc Sài Gòn Land cho rằng, chỉ có giảm giá mới có thể cứu được thị trường trong hoàn cảnh hiện nay.
Kịch bản mà vị này hình dung là lượng tồn kho BĐS sẽ được xử lý trong 2 - 3 năm tới, khi giá được điều chỉnh lại hợp lý hơn và người mua cảm thấy tự tin tiếp cận nguồn vốn vay. “Theo quan sát, sẽ mất ít nhất 5 năm để thị trường có thể vượt qua tình trạng thừa cung. Thực tế điều này phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của người mua, nhất là nhà đầu tư thứ cấp và giá cả của dự án”, ông Khanh nhấn mạnh.
Cùng với bài toán hạ giá bán căn hộ, theo ông Dương, để có thể thoát khỏi tình trạng khó khăn, chủ đầu tư cần rà soát, nghiên cứu lại nhu cầu của thị trường, từ đó hiệu chỉnh chiến lược dự án hợp lý, cân đối dòng vốn, chọn phương án kinh doanh và tiếp thị hiệu quả. Ngoài ra, với các dự án triển khai gần xong thì chủ đầu tư cần tập trung nguồn lực để hoàn thiện sản phẩm, bàn giao cho khách hàng theo đúng kế hoạch và cần chú trọng đến việc chăm sóc khách hàng…
Kỳ vọng thị trường BĐS khởi sắc trở lại cũng được đặt trong hoàn cảnh các DN đã “ngấm đòn” nên buộc phải có những hướng đi mới, cũng như Nhà nước có những quyết sách quan trọng giúp ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế. Ông Khanh cho rằng, thị trường BĐS Việt Nam có tính chu kỳ (thường dao động trong khoảng 5 năm).
Thị trường BĐS bắt đầu suy thoái từ năm 2009, như vậy đến năm 2014 sẽ lặp lại 1 chu kỳ mới. Nhưng, chu kỳ mới không có nghĩa là thị trường phục hồi ngay mà phải mất vài năm nữa. Bởi tình hình nền kinh tế chưa có dấu hiệu sáng rõ ràng...
Trong khi đó, ông Trần Ngọc Thành, Tổng giám đốc CTCP Đất Xanh miền Trung nhận định, năm 2014 là một bước đệm để thị trường BĐS tiến tới minh bạch, phát triển ổn định và bền vững hơn. Ông Thành lý giải, năm nay, thị trường sẽ cạnh tranh một cách khốc liệt, tiếp tục thanh lọc khắt khe những nhà đầu tư thiếu chuyên nghiệp để hướng đến một thị trường BĐS chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn. Chỉ những chủ đầu tư nào đủ tiềm lực và thực sự cạnh tranh mới có thể tồn tại.
Đồng quan điểm, ông Trương An Dương (Công ty Savills Việt Nam) cho rằng, trong cuộc sàng lọc trên diện rộng vừa qua, các chủ đầu tư vẫn còn trụ lại được là các chủ đầu tư có kinh nghiệm, từ việc nghiên cứu thị trường một cách chuyên nghiệp đến xây dựng chiến lược kinh doanh, tiếp thị và bán hàng hiệu quả.
Hơn nữa, các chủ đầu tư này đều đã xây dựng được thương hiệu uy tín, có tiến độ xây dựng, chiến lược giá tốt và đồng nhất qua các kênh bán hàng. “Những yếu tố đó cùng với sự ổn định của nền kinh tế, lãi suất và tỷ giá giúp thị trường BĐS Việt Nam có những bước phục hồi ổn định hơn và trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong năm mới”, ông Dương nói.
Nhìn một cách tổng quan, Việt Nam hiện đang có nhiều điều kiện tiên quyết để phát triển thị trường BĐS như: tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo sự gia tăng dân số ở các khu vực đô thị, làm nảy sinh nhu cầu về nhà ở; kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục có mức phát triển đáng kể so với khu vực; việc hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng hơn sẽ tạo cho thị trường BĐS thu hút được nhiều hơn nguồn vốn từ bên ngoài. Đây sẽ là một trong những tác nhân thúc đẩy sự phát triển của thị trường.
Nhưng, những yếu tố đó không dễ tác động đến thị trường BĐS trong một sớm một chiều. Vậy nên, sự kỳ vọng về thị trường trong năm 2014 có lẽ vẫn là kỳ vọng... “sau cơn mưa trời lại sáng”. Còn trên thực tế, thị trường BĐS Việt Nam vẫn ẩn chứa rất nhiều rủi ro đối với chủ đầu tư lẫn người mua nhà, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi lòng tin vào thị trường đang sụt giảm mạnh. Vậy nên, năm 2014 chỉ có thể là bước đệm và giới đầu tư, kinh doanh BĐS buộc lòng phải đợi thêm, có thể 2 đến 3 năm nữa…

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

BĐS Châu Á: Một số phân khúc sẽ sôi động hơn vào năm 2014

Xem thêm: 


Theo nghiên cứu của Cty Tư vấn BĐS Cushman & Wakefield (Cty hàng đầu thế giới về nghiên cứu BĐS và báo cáo thị trường) thì, nhu cầu thuê mặt bằng văn phòng sẽ có nhiều dấu hiệu tích cực vào năm 2014. Dự kiến, nhu cầu này sẽ đạt đến 5,5 triệu m2 tính trên tổng số 30 thành phố lớn của khu vực châu Á.


Nhu cầu thuê mặt bằng văn phòng tại khu trung tâm sẽ tăng trong năm 2014.
Nghiên cứu tại 30 thành phố của châu Á, Cushman & Wakefield dự đoán thị trường văn phòng Tokyo (Nhật Bản) tiếp tục đạt diện tích thuê mới cao nhất năm 2014 là 706.603m2.
Xếp sau Tokyo là Bengaluru (Ấn Độ) với 585.289m2 văn phòng thuê mới vào năm 2014. Thành phố có diện tích văn phòng thuê mới cao thứ ba toàn châu Á là Manila (Philippines) với 557.418m2.
Xét trên vùng Đông Nam Á, Manila cũng là thành phố có diện tích văn phòng thuê mới lớn nhất trong số 7 thành phố là Manila, Jakarta, Kuala Lumpur, Singapore, Hà Nội, Bangkok và TP.HCM.
Mặc dù chịu nhiều thiệt hại nặng nề sau thiên tai, khu trung tâm thành phố Manila và các khu ngoại ô Manila dự kiến sẽ tăng trưởng diện tích văn phòng thuê mới đến mức 22% so với năm 2013.
Xếp sau Manila, Jakarta (Indonesia) đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á với diện tích thuê mới phân khúc văn phòng là 250.838m2. Trong bối cảnh nền kinh tế Indonesia có nhiều dấu hiệu khởi sắc, môi trường kinh doanh có nhiều cải thiện, tổng diện tích văn phòng được thuê tại Jakarta dự kiến sẽ tăng 34% so với năm 2013.
Với tổng diện tích thuê mới đạt 37.161 m2 và 27.871 m2 dự kiến tại Hà Nội và TP.HCM, thị trường văn phòng Việt Nam dự kiến sẽ có nhiều chuyển biến tích cực trong năm 2014. Tổng diện tích văn phòng thuê mới tại Hà Nội tăng xấp xỉ 15%, trong khi đó tại TP.HCM, con số đó là 14% so với năm 2013.
Với số lượng nguồn cung tiếp tục gia tăng tại TP.HCM và Hà Nội, thị trường năm 2014 tiếp tục là thị trường của khách thuê. Nguồn cung ổn định, số lượng diện tích cho thuê linh hoạt nhiều lựa chọn, giá cho thuê rẻ hơn tạo điều kiện thuận lợi cho khách thuê tại cả hai thành phố.
Thêm vào đó, hoạt động cho thuê cũng sôi động hơn khi nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng trong năm tới. Cụ thể hơn, Cushman & Wakefield cũng vừa được chỉ định là đơn vị độc quyền cho thuê hai tòa nhà văn phòng Maritime Bank Tower tại TP.HCM và Sky City Tower tại Hà Nội, sự góp mặt này của Cushman & Wakefield sẽ làm cho tình hình thị trường này thêm sôi động vào năm sau.
Ông Sanjay Dutt, Phó giám đốc Điều Hành Cushman & Wakefield Đông Nam Á cho biết: Nhu cầu thuê mặt bằng văn phòng sẽ tăng dần từ nay đến năm 2015. Tình trạng thừa cung diễn ra tại hầu hết các thành phố ở châu Á sẽ giảm dần từ năm 2014 do nền kinh tế từng nước cũng như toàn thế giới đã đi vào ổn định.
Cushman & Wakefield nhận thấy nhiều dấu hiệu của chu trình kinh tế đang chuẩn bị sẵn sàng cho một vòng quay mới. Một số phân khúc sẽ biến chuyển và sôi động hơn vào năm 2014.

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Thị trường BĐS 2014: Nhà xã hội sẽ áp đảo

Xem thêm: 


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định như vậy trong buổi làm việc với UBND thành phố Hà Nội chiều qua. “Nhiều dự án nhà xã hội, nhà giá bình dân đã có thanh khoản tốt”, ông Nam nói.


Dự án nhà ở xã hội tại khu đô thị Việt Hưng (Hà Nội). Ảnh: Minh Tuấn.
Nhà xã hội sưởi ấm thị trường
Theo ông Nguyễn Trần Nam, qua khảo sát thực tế tại nhiều dự án của Bộ Xây dựng và báo cáo của nhiều tỉnh, thành phố, năm 2013 cùng những dấu hiệu khôi phục kinh tế, ổn định vĩ mô, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu ấm lên.
Điều này biểu hiện rất rõ nét qua 4 dấu hiệu như: Khảo sát trực tiếp tại nhiều dự án lớn, báo cáo của thành phố Hà Nội và TPHCM cho thấy giá bất động sảnđã giảm liên tục từ năm 2010, 2011 và cho đến năm 2013. Nếu so với thời điểm cao nhất, trung bình đã giảm 20-30%, cá biệt có dự án vùng ven ngoại ô giảm tới 50%.
Tuy nhiên những dự án đã hoàn thiện khu vực nội đô lại gần như không giảm nhiều. Thứ hai là giao dịch thành công, mua nhà để ở tăng lên đáng kể qua từng quý. Tại Hà Nội giao dịch quý 4 đã tăng gấp rưỡi so với quý 3 và tăng gấp đôi so với quý 2. Do đó lượng tồn kho các căn hộ chung cư đã giảm rõ rệt đến 40% của cả Hà Nội và TPHCM.
Cũng theo ông Nam, điểm đáng chú ý, giao dịch vừa qua không phải để đầu tư, đầu cơ mà là phục vụ nhu cầu mua để ở. Thứ ba, dư nợ ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản thuộc nhiều phân khúc theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước thì đều có tăng trưởng.
Thứ tư, báo cáo của ngành thuế cho thấy tiền thu được từ thuế thu nhập cá nhân, từ doanh nghiệp đều tăng đã khẳng định thị trường đã chạm đáy và có dấu hiệu ấm lên. Đặc biệt trong phân khúc với nhà ở xã hội và nhà ở có quy mô nhỏ trung bình giá dưới 20 triệu đồng/m2.
Việc ấm lên từ phân khúc này đã lan sang nhiều phân khúc khác như biệt thự, căn hộ cao cấp. Bộ Xây dựng dự báo sang năm 2014, thị trường vẫn giữ được mức độ như vừa qua và cộng với thúc đẩy giải ngân nhanh gói 30.000 tỷ đồng và nhiều giải pháp của Chính phủ thì dòng tiền sẽ hướng vào bất động sản và thị trường sẽ ấm dần lên. “Chúng ta không mong muốn thị trường đột ngột nóng lên mà sẽ ấm dần, và từng bước ổn định”-ông Nam nói.
Lý giải nguyên nhân, Bộ Xây dựng cho rằng: Nhiều biện pháp triển khai theo Nghị quyết 02 đã có tác dụng. Việc rà soát dự án, phân loại, điều chỉnh cơ cấu, diện tích căn hộ đã mang lại kết quả tốt. Hà Nội và TPHCM đã có trên 50 dự án đã chuyển đổi cơ cấu, diện tích, chuyển từ nhà thương mại sang nhà xã hội cho phù hợp với điều kiện thanh toán của người dân. Việc cho phép phân lô, bán nền tại một số vị trí và điều kiện đã tạo ra một loại hàng hoá cho thị trường.
Những nội dung mới của dự thảo Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sảnđã có tác động tâm lý nhất định đến thị trường. Gói 30.000 tỷ mới triển khai được 2% nhưng đã có tác động nhất định. Trong năm 2014, Chính phủ tiếp tục chủ trương đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà có diện tích trung bình.
Lập ngay đoàn kiểm tra, xử lý nhiều dự án
Ngay trong buổi làm việc chiều qua, Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất lập ngay đoàn kiểm tra liên ngành trong tháng 1/2014 để rà soát tình trạng quản lý, triển khai của hàng loạt các dự án sử dụng quỹ đất 20%.
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đề nghị thành phố phối hợp rà soát tất cả các dự án thuộc diện phải dành 20% quỹ đất sau giải phóng mặt bằng để làm nhà ở xã hội, không chấp nhận tình trạng cho chủ đầu tư trả bằng tiền. Với các dự án do tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phúc, Hoà Bình cấp trước khi nhập vào Hà Nội mà không dành quỹ đất xây nhà xã hội thì đi liền với rà soát và phê duyệt lại cần phải bổ sung ngay quỹ đất xây nhà xã hội vào các dự án này.
“Phát triển nhà xã hội là giải pháp lâu dài để phục vụ nhu cầu của người dân nên cần phải có kế hoạch và kiểm soát chặt chẽ” - ông Nam nhấn mạnh.
Theo Bộ Xây dựng, tại Hà Nội đang xảy ra tình trạng nhiều dự án quy hoạch quỹ đất làm nhà xã hội nhưng đến nay triển khai rất ì ạch, thậm chí bỏ hoang đất. Điển hình như tại khu đô thị Cầu Bươu (Thanh Trì), khu đô thị mới Hạ Đình, khu đô thị Tây Nam hồ Linh Đàm...
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi yêu cầu các sở ngành của thành phố tăng cường rà soát các dự án, trường hợp nào bỏ hoang, chuyển đổi mục đích không theo quy định thì sẽ bị thu hồi để giao cho chủ đầu tư khác. Ông Khôi lưu ý Sở TNMT Hà Nội chỉ cho phép chuyển đổi quỹ đất 20% trong trường hợp Chủ tịch thành phố đã có phê duyệt quy hoạch, tránh tình trạng làm ngược là cho chuyển đổi mục đích xong rồi mới điều chỉnh quy hoạch.
“Với hai khu ký túc xá tập trung tại Pháp Vân và Mỹ Đình II thành phố cần sớm huy động tài chính để hoàn thiện đưa vào sử dụng, hạ đến mức thấp nhất tiền thuê nhà để thu hút sinh viên đến ở”. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam