Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật
Hiển thị các bài đăng có nhãn mua nhà. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mua nhà. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

Nếu 10% cá nhân nước ngoài mua nhà ở Việt Nam...

Xem thêm: 


Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép Việt kiều, người nước ngoài mua nhà không chỉ để ở, mà còn có thể sử dụng để kinh doanh.

Bộ Xây dựng vừa công bố Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) lần thứ 11, với quy định khá thoáng khi mở rộng cho các đối tượng là Việt kiều, người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép Việt kiều, người nước ngoài mua nhà để ở và kinh doanh
Hiện tại, theo Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội, đối tượng là Việt kiều, người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam là rất hạn chế. Chính vì vậy, nếu được thông qua, Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ tạo ra cú hích lớn cho thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay.
Theo Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), cá nhân nước ngoài sẽ được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở, nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, chủ sở hữu còn được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích khác mà pháp luật không cấm (đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì chỉ được sử dụng nhà ở để bố trí cho những người đang làm việc tại tổ chức đó ở). So với Nghị quyết số 19/2008/QH12, thì đây là những quy định hoàn toàn mới, cởi mở hơn và có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển mạnh của thị trường BĐS.
Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành Công ty CBRE Việt Nam, người có nhiều năm kinh nghiệm tại thị trường BĐS Việt Nam cho rằng, việc cho phép người nước ngoài sở hữu BĐS tại Việt Nam là một ý tưởng tốt với nền kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện thị trường BĐS có một lượng lớn hàng tồn kho như hiện nay. “Nếu Việt Nam cho phép Việt kiều, người nước ngoài được sở hữu và kinh doanh BĐS, nhiều Việt kiều và người nước ngoài sẽ có thêm lý do để gắn bó với Việt Nam”, ông Richard Leech khẳng định.
Ông Huỳnh Anh Dũng, giảng viên cao cấp thuộc Hội đồng Chuyên gia BĐS Mỹ (CRS) cho rằng, việc tháo gỡ rào cản thủ tục cho Việt kiều và người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam không chỉ giải quyết câu chuyện hàng tồn kho, mà còn đảm bảo cho sự phát triển của thị trường BĐS trong tương lai lâu dài...
Theo ông Dũng, nếu tạm tính lượng tồn kho hiện vào khoảng 100.000 sản phẩm, bình quân giá trị mỗi sản phẩm là 3 tỷ đồng, thì thị trường BĐS đang “chôn” khoảng 300.000 tỷ đồng - một số tiền thật sự lớn nếu được khai thông, tái đầu tư vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Trong khi đó, có 80.000 người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam và hơn 1,7 triệu Việt kiều nhập cảnh vào TP.HCM mỗi năm. “Nếu những điều kiện nới lỏng này được thông qua, chỉ cần 10% cá nhân nước ngoài mua nhà ở, thì lập tức một lượng tiền lớn được bổ sung cho thị trường”, ông Dũng nói.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, tính đến hết năm 2013, chỉ có hơn 120 Việt kiều, người nước ngoài đã bỏ tiền mua nhà ở tại Việt Nam (chủ yếu là cá nhân kết hôn với công dân Việt Nam). Nguyên nhân là, do quy định hiện hành chỉ cho phép chủ sở hữu nhà ở (là các tổ chức, cá nhân nước ngoài) chỉ được sử dụng nhà ở vào mục đích để ở, chứ không được cho thuê, không được góp vốn, không được kinh doanh như cá nhân trong nước. Trong khi đó, phần lớn Việt kiều, người nước ngoài ở Việt Nam chỉ lưu trú một thời gian nhất định, trong thời gian còn lại, họ có nhu cầu cho thuê hoặc kinh doanh với BĐS đã mua. Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mở rộng theo hướng cho phép Việt kiều, người nước ngoài mua BĐS không chỉ để ở, mà còn có thể kinh doanh khi cần thiết.
Bình luận về những kiến nghị của Bộ Xây dựng trong việc nới lỏng điều kiện cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng, nếu Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) với những điều khoản trên được thông qua, trước mắt, sẽ giúp cải thiện thanh khoản cho thị trường BĐS. “Tuy nhiên, về lâu dài, để thị trường BĐS phát triển một cách bền vững, cùng với việc hạ giá BĐS xuống ngang bằng với các nước trong khu vực; điều mà các nhà làm chính sách và doanh nghiệp kinh doanh BĐS làm là tạo một môi trường đầu tư dễ dàng, cởi mở và thân thiện để người nước ngoài lựa chọn tài sản là BĐS ở Việt Nam”, ông Võ khuyến cáo.

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Mở cửa cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam: Lợi nhưng vẫn phải… chờ

Xem tiếp: 


Các chuyên gia cho rằng, dòng ngoại tệ từ nước ngoài sẽ giúp giải cứu thị trường bất động sản (BĐS) đang trong cảnh bế tắc đủ đường. Nhưng cánh cửa hẹp này lại phải chờ quy định mở rộng điều kiện cho Việt kiều, người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam (đang dừng ở dự thảo).


Đóng băng do quá lo xa?
Trước tình trạng thị trường BĐS đóng băng, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm giúp thị trường tan băng, từ ưu đãi về chính sách, pháp luật, tới ưu đãi về tài chính (gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng, giảm 50% thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp…).
Tuy vậy, thị trường đóng băng vẫn hoàn đóng băng, tồn kho vẫn rất lớn (hết năm 2013 còn gần 95.000 tỷ đồng), gói 30.000 tỷ đồng sau hơn nửa năm gần như dậm chân tại chỗ khi chỉ giải ngân được 2%.
Nhiều người kỳ vọng, các chính sách nới rộng điều kiện cho Việt kiều, người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam sẽ giúp giải quyết một phần tồn kho BĐS. Tuy vậy, tới nay các chính sách mới chỉ dừng ở mức dự thảo.
Trong khi đó, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 19/2008 của Quốc hội về thí điểm cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, tới giữa năm 2013, trên cả nước mới có 126 trường hợp mua, sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, tình trạng chậm trễ kể trên do Bộ Xây dựng thiếu nhất quán về chính sách nhà ở. “Các chính sách thường phải mò mẫm, làm cho rắc rối. Ngay như quy định cách tính diện tích căn hộ, không cho sử dụng căn hộ chung cư làm văn phòng… còn thiếu nhất quán. Rất nhiều nước áp dụng thành công việc cho người nước ngoài sở hữu nhà, chúng ta có thể học hỏi”, ông Liêm nói.
Theo tính toán của các chuyên gia, hiện có hàng trăm ngàn người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, phải thuê nhà giá cao. Họ cũng có nhu cầu mua nhà để ổn định chỗ ở. “Cho họ mua chúng ta chẳng mất gì, lại giải quyết được một phần căn hộ dư thừa hiện nay, thúc đẩy sản xuất. Thiệt hại có chăng là những người đang cho người nước ngoài thuê nhà giá cao”, ông Liêm phân tích.
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Nguyễn Ngọc Thành, mở điều kiện sở hữu nhà tại Việt Nam phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, nguyện vọng của Việt kiều, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam.
Đặc biệt, khi gói 30.000 tỷ còn chậm chạp, mở rộng điều kiện mua nhà sẽ tác động trực tiếp vào thị trường BĐS, tăng cầu xã hội, tăng giá trị sản phẩm, làm thị trường chuyển động tích cực hơn, giải quyết tồn kho… “Việc này đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Những lo ngại về an ninh, đầu cơ là không cần thiết. Việc ban hành các quy định đang quá chậm. Bộ Xây dựng đang thận trọng quá, nên có quy định mở rộng càng sớm càng tốt”, ông Thành nói.
Phải… chờ
Khẳng định việc mở rộng điều kiện mua và sở hữu nhà cho Việt kiều, người nước ngoài là cần thiết, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, đây là một giải pháp nhiều nước đã làm. “Không nên lo ngại người ta sẽ mua hết nhà của mình. Đừng nghĩ cứ mở là nước ngoài nhảy vào ngay”, ông nói.
Ông Doanh phân tích, người nước ngoài còn phải xem các điều kiện làm việc, con cái học tập ra sao, điều kiện sinh hoạt, ô nhiễm môi trường… Chưa kể, giá BĐS tại Hà Nội và TPHCM vẫn cao hơn cả ở Úc, Canada.
TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, với trường hợp lo xa thì chỉ cần có những quy định rõ ràng các “vùng cấm”, như khu vực biên giới, khu vực trọng yếu quân sự, quốc phòng. Còn với chung cư có thể quy định tỷ lệ sở hữu tối đa, như Thái Lan không cho người nước ngoài sở hữu quá 49% tòa nhà chung cư. “Quy định như vậy để tránh người nước ngoài tụm về một chỗ, làm mất bản sắc Việt, khó kiểm soát an ninh trật tự…”, ông Liêm đề xuất.
Theo Bộ Xây dựng, các quy định mở rộng điều kiện mua và sở hữu nhà với Việt kiều và người nước ngoài tại Việt Nam hiện mới chỉ là dự thảo. Theo dự thảo này, cá nhân người nước ngoài được nhập cảnh sẽ được mua và sở hữu nhà ở Việt Nam, gồm: Chung cư, nhà ở riêng lẻ, biệt thự, nhà ở liền kề với thời hạn sở hữu nhà không quá 50 năm và được gia hạn.
Còn theo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến, người nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu loại nhà ở thương mại có giá bán cao hơn mức giá do Chính phủ quy định.
Với Việt kiều, luật cho phép sở hữu không hạn chế số lượng, thời gian nhà ở bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ gắn với quyền sử dụng đất.
Việc sở hữu thực hiện thông qua các hình thức: Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; mua, thuê mua nhà ở thương mại; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đô thị… Dự kiến, Dự Luật sẽ trình Quốc hội thông qua trong năm nay.