Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật
Hiển thị các bài đăng có nhãn dat vang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dat vang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Hà Nội “bật đèn xanh” băm nát... “đất vàng”?

Xem thêm: 


Thay vì kiên quyết xử lý dứt điểm những lô đất đến nay vẫn “xanh cỏ” chờ dự án thì TP.Hà Nội lại có "sáng kiến" cho phép sử dụng tạm thời vào mục đích khác. Nguy cơ hàng loạt lô “đất vàng” sẽ bị băm nhỏ thành các “đại” ki ốt phi mỹ quan và mất an toàn về phòng chống cháy nổ...

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
Thiếu kiên quyết
 
Đợt kiểm tra liên ngành các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê từ ngày 1/1/2009 đến ngày 31/12/2013 do UBND TP.Hà Nội tiến hành gần đây cho thấy, số dự án “treo” chờ quy hoạch điều chỉnh là đáng báo động. Trong đó, nhiều nhất là huyện Từ Liêm với 85 dự án, tiếp theo là quận Cầu Giấy có 65 dự án, quận Hoàng Mai có 62 dự án. 
 
Trước thực trạng này, UBND TP.Hà Nội đã ra quyết định thu hồi đối với 47 dự án, nhưng với 266 dự án còn lại, UBND TP chỉ “nhắc nhở” chủ đầu tư tập trung triển khai đưa đất vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật(?!). 
 
Khi dư luận chưa đồng tình với thái độ thiếu kiên quyết này thì tại hội nghị triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2014 do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức, ông Vũ Hồng Khanh - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội thêm lần nữa có phát ngôn đáng chú ý trong việc xử lý đối với các dự án chậm tiến độ. 
 
Ông Khanh nói, đối với dự án đã giải phóng mặt bằng xong, nay do điều chỉnh quy hoạch hoặc điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh, không còn năng lực thực hiện chờ chuyển nhượng dự án… thì trong thời gian chờ phê duyệt điều chỉnh,  cho phép sử dụng tạm thời, có thời hạn vào mục đích khác. Ông trấn an, việc sử dụng tạm này phải được sự chấp thuận của UBND TP, đồng thời phải thực hiện nộp ngân sách các khoản nghĩa vụ tài chính phát sinh liên quan đến khoản thu này.
 
Lãnh đạo Sở TN&MT Hà Nội cũng xác nhận chủ trương này khi cho hay đối với các dự án đã giải phóng mặt bằng xong, nay do điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh… thì trong thời gian chờ phê duyệt điều chỉnh, đúng là thành phố cho phép sử dụng tạm vào mục đích khác (có thời hạn). Việc sử dụng tạm này phải cam kết không làm ảnh hưởng đến môi trường, mỹ quan đô thị và phải thực hiện nộp ngân sách các khoản nghĩa vụ tài chính phát sinh.
 
Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ lo ngại với sáng kiến “tận thu” trên, thậm chí có ý kiến cho rằng đây chỉ là việc hợp thức hóa cho các công trình sai phạm trên các lô đất để hoang hiện nay. Thực tế theo ghi nhận của PLVN, rất nhiều lô đất tại các khu đô thị mới đang bị băm nhỏ để quây tôn, dựng nhà... cho việc kinh doanh vô tội vạ.
 
Bất lực hay “bật đèn xanh”?
 
Điển hình cho tình trạng “chặt” dự án để kinh doanh phải kể đến lô đất có diện tích gần 10.000m2 có ký hiệu 3.7 CC nằm ở vị trí đẹp tại ngã tư đường Lê Văn Lương (Láng Hạ kéo dài) và đường Hoàng Đạo Thúy qua Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (do UBND phường Nhân Chính quản lý). Đây là dự án nhà ở và văn phòng cho thuê của chủ đầu tư là Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (HACINCO) với đơn vị thi công là Xí nghiệp Xây lắp 201 – HACINCO.
 
Mặc dù được khởi công từ tháng 10/2006 nhưng đến nay, thay vì những tòa nhà hoành tráng như chủ đầu tư cam kết, cái mà người dân nhìn thấy chỉ là những công trình tạm bợ được dựng lên để phục vụ cho việc trông giữ xe, ga ra ôtô và điểm rửa xe. Phía trong khuôn viên của lô đất này, một ga ra ô tô kiêm điểm trông giữ xe được dựng lên khá hoành tráng với đầy đủ công năng, máy móc, thiết bị. Đáng nói, các công trình này nằm ngay cạnh tòa nhà điều hành dự án. Cách đó không xa là điểm rửa xe kiêm nhà ở của cơ sở này. 
 
Để làm rõ những vi phạm này,  phóng viên đã liên hệ với Thanh tra Xây dựng quận Thanh Xuân nhưng nhận được thông tin đơn vị này đã hết cách  xử lý và không dưới vài lần đề nghị UBND phường Nhân Chính vào cuộc. Trong khi đó, lãnh đạo UBND phường Nhân Chính thì thẳng thừng rằng không có chức năng quản lý trong lĩnh vực này?. 
 
Cách lô đất này không xa, khu đô thị Nam Trung Yên vốn được biết đến với hàng chục dự án đang “phơi mình” nay bỗng sầm uất và náo nhiệt đến bất ngờ. Tại đây, hàng loạt lô đất trên trục đường Dương Đình Nghệ, Trần Thái Tông (thuộc quận Cầu Giấy)... bỗng biến thành một khu kinh doanh với đủ cơ số mặt hàng như: ga ra ôtô, quán ăn, cà phê... 
 
Nhiều lô đất còn được các ông chủ lôi cả máy móc vào san bằng nhằm mở hẳn một khu vui chơi, ăn uống “khủng”. Đáng nói, trong  khuôn viên một lô đất cũng được chia nhỏ tùy theo nhu cầu của người thuê với mức giá từ vài trăm đến vài triệu đồng/m2. 
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, muốn có được lô đất để kinh doanh ở đây không khó, khi có nhu cầu, khách hàng chỉ cần lên google gõ nội dung “cho thuê kho, nhà xưởng khu Nam Trung Yên” sẽ có không dưới vài ngàn kết quả để lựa chọn. Còn nếu muốn trực tiếp đến tận nơi để chọn, “thượng đế” chỉ cần tìm một lô đất, hỏi những người đã thuê bên cạnh hoặc quán trà đá vỉa hè, không dưới 5 phút sẽ có người ra làm giá. Tiền sẽ được yêu cầu trả sòng phẳng, nhưng giấy tờ hay hợp đồng thuê đất thì tuyệt nhiên không được nhắc đến. 
 
Từ thực tế “đất vàng” bỏ hoang đang bị “chia năm, xẻ bảy” để kinh doanh trục lợi đến việc bất ngờ TP.Hà Nội có chủ trương cho sử dụng đất vào mục đích khác tại các dự án chưa triển khai, đặt ra những nghi hoặc về sự “bất lực” của cơ quan quản lý, hay động thái “bật đèn xanh” cho nhóm người đang hưởng lợi từ việc kinh doanh “đất vàng” bỏ hoang này.