Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật
Hiển thị các bài đăng có nhãn bất động sản 2014. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bất động sản 2014. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Bất động sản 2014: Bớt rủi ro cho người mua nhà

Xem thêm: 


Sau quá nhiều lo lắng, bức xúc của người dân sinh sống tại hàng loạt các khu chung cư cao tầng (từ giá rẻ tới cao cấp), cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về ngành xây dựng, BĐS đã thể hiện sự quyết tâm vào cuộc bằng các quyết sách rất cụ thể.

Tiêu biểu, giới hạn mức tiền ứng trước của người mua vào sản phẩm hình thành trong tương lai, quy định trách nhiệm, thời gian thực hiện sổ đỏ của chủ đầu tư… Đồng thời, nhằm tháo gỡ mâu thuẫn trong cách tính và ghi liên quan tới hợp đồng mua bán diện tích sở hữu chung, riêng, Bộ Xây dựng đang sẵn sàng giải trình trước Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trong tháng 2/2014.
Khách hàng sẽ... "nắm đằng chuôi"?
Dõi theo những chính sách được Bộ Xây dựng ban hành và áp dụng gần 2 năm qua, nhiều người cho rằng kết quả đạt được vẫn còn dưới mức kỳ vọng và đôi lúc thể hiện sự "rối rắm" của cơ quan đầu ngành (quy định không cho phép kinh doanh nhà ở làm nhà nghỉ là một ví dụ).
Có thể điểm một số quy định mới trong Dự thảo Luật Nhà ở mới: tổng số tiền ứng trước của người mua nhà ở không được vượt quá 70% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi bàn giao nhà ở cho người mua và không được vượt quá 95% giá trị của nhà ở mua bán đến trước khi người mua được cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bàn giao nhà ở cho người mua hoặc từ ngày hết hạn thuê mua theo thỏa thuận thì chủ đầu tư phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho người mua, người thuê mua nhà ở, trừ trường hợp người mua, thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Pháp luật trong ngành xây dựng – BĐS đang chứng kiến những cố gắng không ngừng nghỉ của cơ quan hoạch định chính sách
Đặc biệt, liên quan tới chuyện phức tạp mang tên "nhà ở hình thành trong tương lai", Bộ Xây dựng quy định rõ: trường hợp bán nhà ở hình thành trong tương lai thì chủ đầu tư dự án chỉ được phép ký hợp đồng mua bán nhà ở khi có đủ 4 điều kiện: đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở, có thiết kế kỹ thuật nhà ở, có GPXD và đã giải chấp đối với trường hợp có thế chấp nhà ở. Ngoài ra, đối với nhà ở riêng lẻ, bắt buộc phải hoàn thành xong đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực nhà ở theo thiết kế và tiến độ được duyệt mới được kinh doanh.
Như vậy, theo một giảng viên Luật tại Hà Nội, quy định pháp lý về trách nhiệm, quyền hạn đối với chủ doanh nghiệp tạo lập, kinh doanh BĐS đã "phủ" được các khe hở luật pháp liên quan, cũng như sẽ hạn chế được tối đa tình trạng doanh nghiệp "đi tắt đón đầu", thu tiền trước khi xong móng hoặc chủ đầu tư đẩy cư dân vào "ốc đảo" vì không đầu tư hạ tầng xã hội…
Vẫn chờ chế tài
Các nội dung quy định cụ thể về nghĩa vụ, yêu cầu bắt buộc đối với chủ đầu tư trong quá trình tạo lập, kinh doanh BĐS nhà ở đã phần nào xóa đi nỗi lo "chung, riêng" và những lùm xùm kiện tụng xoay quanh cuộc sống chung cư. Thậm chí, có chuyên gia kinh tế còn cho rằng quy định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện dự án và kinh doanh sản phẩm nhà ở, quyền sử dụng đất trong dự án là không thực sự cần kíp.
Bởi chiếu theo điều này, vô hình trung chủ đầu tư sẽ kiêm luôn cả công đoạn trực tiếp bán hàng (BĐS) cho người tiêu dùng – triệt tiêu khâu trung gian, môi giới xúc tiến kinh doanh của sàn giao dịch BĐS. Có chăng, thay vì "nói không với môi giới", cơ quan hoạch định chính sách cần xây dựng một cơ chế phối hợp bán hàng giữa sàn giao dịch, chủ đầu tư từ khi dự án đang khởi động móng và công khai cam kết về yếu tố giá, pháp lý, tiến độ sản phẩm kèm theo trách nhiệm trong trường hợp vi phạm.
Ở góc độ khác, Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi lần này cho thấy nhà quản lý đã "sâu sát" với thực tế đời sống doanh nghiệp cũng như an sinh của người dân. Nhưng đâu đó, dư luận vẫn đặt dấu hỏi về chế tài đi kèm với các chính sách đề ra trong Luật. Đơn cử, về quy định: trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bàn giao nhà ở cho người mua, chủ dự án phải làm thủ tục để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho người mua, nếu hết thời gian trên, cơ quan công quyền cho biết không thể cấp sổ đỏ cho căn hộ dự án hoặc… tiếp tục xem xét hồ sơ thì trách nhiệm của chủ đầu tư ra sao?
Thêm nữa, chủ đầu tư phải báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án và kết quả thực hiện dự án theo định kỳ và khi kết thúc dự án cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. "Định kỳ báo cáo là bao lâu, 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm? Nếu doanh nghiệp đó không báo cáo đúng hạn, thậm chí không báo cáo mà vẫn âm thầm bán hàng thì cơ chế xử lý cụ thể là gì?", bà Lan, một nhà đầu tư chuyên săn BĐS giá rẻ đặt câu hỏi.
Ngoài ra, trong trường hợp khách hàng đã thanh toán 70-95% giá trị nhà ở mua bán, nhưng đến lúc thực hiện xin cấp sổ đỏ mới vỡ lẽ vì yếu tố pháp lý thì trách nhiệm của doanh nghiệp, nhà quản lý tới đâu trước rủi ro mà người mua phải hứng chịu… Vì vậy, tương lai của khách hàng địa ốc sẽ chỉ thực sự đảm bảo sau khi các chế tài, hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Nhà ở sửa đổi được ban bố.

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Năm 2014, vốn ngoại sẽ chảy mạnh vào bất động sản

Xem thêm: 


Nền kinh tế Việt Nam, trong đó có thị trường nhà đất đang có nhiều lợi thế để thu hút nguồn vốn FDI, vấn đề quan trọng là làm thế nào để tạo dựng niềm tin với dòng vốn này.

Đó là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo “Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài” do Báo Đầu tư tổ chức cuối tuần qua.
Sức lan tỏa của vốn FDI
Ông Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, sau hơn 25 năm mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn này đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Tính đến hết năm 2013, đã có hơn 15.000 dự án FDI còn hiệu lực; tổng vốn đăng ký khoảng 219 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện khoảng 107 tỷ USD.
Vốn FDI đã có tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế, khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, đổi mới thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến 20/10/2013, vốn FDI đăng ký là 19,2 tỷ USD, tăng 65,5% và vốn thực hiện là 9,6 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 10 tháng đầu năm đạt 108 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 35,9 tỷ USD, tăng 3,0%; khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 72,1 tỷ USD, tăng 22,3%, chiếm 66,5% kim ngạch xuất khẩu.
Mức tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI đóng góp 13,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong khi con số tương ứng của khu vực kinh tế trong nước là 0,8 điểm phần trăm. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 10 tháng đầu năm đạt 108,2 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó, của khu vực kinh tế trong nước đạt 46,2 tỷ USD, tăng 3,5%; khu vực FDI đạt 62,0 tỷ USD, tăng 25,7%. Nhập siêu trong 10 tháng là 200 triệu USD, bằng 0,2% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với dự kiến, trong đó, khu vực trong nước nhập siêu 10,3 tỷ USD, khu vực FDI xuất siêu 10,1 tỷ USD.
“Đây là những con số khá ấn tượng, khẳng định tác động to lớn của khu vực FDI đối với kinh tế Việt Nam trong điều kiện kinh tế thế giới và FDI toàn cầu chưa phục hồi như dự báo hồi đầu năm 2013”, GS. Nguyễn Mại nhận xét.
Cần tạo dựng niềm tin
Theo GS. Mại, Việt Nam đang có khá nhiều cơ hội trong thu hút nguồn vốn FDI. Kinh tế đang phục hồi khá tốt, tính từ năm 2007, chưa bao giờ lạm phát thấp và ổn định như năm 2013, mặt khác Việt Nam đang tham gia vào các hiệp định PPP, các nguồn FDI có quy mô lớn với các đối tác.
“Rõ ràng triển vọng năm 2014 của Việt Nam là rất lớn. Tôi rất lạc quan với thu hút FDI trong năm 2014, chỉ còn vấn đề là chính sách thu hút FDI như thế nào”, ông Mại nói và cho biết, từ năm 2007 đến nay, Việt Nam có 25 cải cách lớn, nhưng chỉ số cải thiện môi trường đầu tư của chúng ta vẫn giậm chân tại chỗ, đứng thứ 96 trong số 189 nền kinh tế.Trong khi các nước trong khu vực ít có điều kiện hơn chúng ta như Campuchia, Indonesia luôn có sự cải thiện. Do vậy, vấn đề quan trọng nhất là phải xây dựng được niềm tin cho các nhà đầu tư.
Các bộ, ngành, chính quyền tỉnh, thành phố phải tự nhận biết những điểm yếu của công chức và bộ máy hành chính đối với việc cải thiện môi trường đầu tư, nhất là thủ tục hành chính, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp FDI triển khai dự án và khắc phục khó khăn trong kinh doanh để xử lý nhanh và có kết quả những vấn đề nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp FDI kiến nghị
Ở góc độ thu hút FDI trong lĩnh vực bất động sản, ông Mại nhìn nhận: “Thời gian qua, có nhiều quan điểm cho rằng, các nhà đầu tư tỏ ra ngán ngẩm với lĩnh vực bất động sản, nhưng tôi không nghĩ vậy. Nếu chúng ta tạo ra được môi trường kinh doanh như giai đoạn 2007 và 2008 thì người ta sẽ vào nhiều”, đồng thời cho rằng, có một thực tế rất phí lý lâu nay là Việt Nam cho người nước ngoài xây dựng những tòa nhà cả trăm triệu USD rồi bán lại được, trong khi không cho người ta bỏ tiền ra để mua một căn nhà để ở, mà đây lại chính là hình thức xuất khẩu tại chỗ và nhu cầu rất lớn. Hiện Chính phủ đã đồng ý, vấn đề còn lại là việc triển khai thực hiện ở cấp thừa hành như thế nào.
"Tóm lại, theo tôi, nhà đầu tư vào Việt Nam cũng mong muốn có được lợi nhuận, nếu chúng ta xây dựng được chính sách thu hút tốt, nguồn vốn FDI vào bất động sản vẫn tăng cao, bởi tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn rất lớn", ông Mại nói.
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành của CBRE dự báo, nếu như năm 2013, các nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Nga góp phần làm tăng trường nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam, thì năm 2014, sẽ đến lượt các nhà đầu tư Trung Quốc.
“Trong 6 tháng vừa qua, CBRE nhận được rất nhiều thông tin của các nhà đầu tư Trung Quốc tìm hiểu về thị trường bất động sản Việt Nam, hứa hẹn trong năm 2014 này sẽ có nhiều nhà đầu tư bắt đầu đổ vốn vào Việt Nam”, ông Marc Townsend nói và cho biết, khảo sát của CBRE cho thấy, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn luôn trong tầm ngắm của các nhà đầu tư ngoại.