Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật
Hiển thị các bài đăng có nhãn doanh nghiệp bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn doanh nghiệp bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Sửa Thông tư 02: Doanh nghiệp bất động sản như “chết đuối vớ được cọc”

Xem thêm: 


Đúng như dự đoán với hiện trạng nền kinh tế, nợ xấu hiện nay thì việc sửa hoặc hoãn việc áp dụng Thông tư 02 của NHNN là không thể tránh khỏi. Nhiều người tỏ ra băn khoăn vì cơ hội để tạo sức ép tái cấu trúc ngành ngân hàng và cả nền kinh tế một lần nữa bị trì hoãn. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp bất động sản thông tin này không khác gì như đang “chết đuối vớ được cọc”.

Việc sửa Thông tư 02 ngoài việc tác động tích cực đến ngân hàng và các doanh nghiệp nói chung thì sẽ tác động rất lớn doanh nghiệp bất động sản. Ảnh: KL
Theo lãnh đạo của NHNN, cơ quan này sắp ban hành thông tư sửa đổi Thông tư 02 về phân loại nợ và tiêu chuẩn trích lập dự phòng. Nội dung được “tiết lộ” là tại Thông tư mới những quy định khắt khe về phân loại nợ xấu của Thông tư 02 sẽ được hoãn lại. Ngoài ra, các khoản nợ dù đáng lẽ theo quy định bị xếp vào nợ xấu nhưng “bản chất” đang tốt thì các tổ chức tín dụng phải khắc phục, không chuyển lên nhóm có rủi ro cao hơn như quy định tại Thông tư 02.
Một điểm đáng lưu ý khác là Thông tư sửa đổi Thông tư 02 là các khoản nợ trước đây phải chuyển nhóm theo khuyến cáo của Cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước tạm thời sẽ dừng. Hiện nay, sau mỗi đợt thanh tra cơ quan thanh tra của NHNN thường đưa ra một danh sách “khuyến cáo” mà các ngân hàng sẽ phải di dời các khoản nợ trong danh sách đó qua nhóm 3. Thanh tra NHNN không chỉ khuyến cáo khoản nợ đủ tiêu chuẩn thành nợ xấu mà với cả những khoản vay thiếu hồ sơ, mục đích cho vay chưa rõ ràng, quy trình thủ tục không phù hợp cũng bị đưa vào danh sách khuyến cáo.
Thực tế, thông tin này không quá bất ngờ vì trước đây Thống đốc NHNN từng khẳng định sẽ sửa Thông tư 02. Tuy nhiên, việc “nới lỏng” này nằm vượt dự ngoài dự đoán của nhiều người vì nó không những không siết chặt thêm so với hiện nay mà có phần còn có phần “dễ dãi” hơn. Trước thông tin này doanh nghiệp và ngân hàng dường như thở phào nhẹ nhõm.
Đối với các doanh nghiệp trong ngành bất động sản thì thông tin này càng có ý nghĩa vì mức độ tác động sẽ rất lớn. Thị trường bất động sản đã đóng băng một thời gian khá dài và nhiều dự án bất động sản lớn thì rơi vào tình trạng “đắp chiếu” chưa biết ngày nào gỡ ra được. Theo dự báo của nhiều chuyên gia thì năm 2014 có thể nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục cầm cự và buộc phải phá sản trước áp lực nợ. Tuy nhiên, với việc Thông tư 02 được sửa lại theo hướng như trên thị nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ thoát khỏi án tử.
Điều này được thấy rất rõ từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết. Chẳng hạn, Bất động sản Phát Đạt (PDR) năm 2013 doanh thu chỉ vọn vẹn 39 tỷ đồng, lượng tiền mặt cuối năm chỉ còn 7,43 tỷ đồng. Đây là những con số quá nhỏ bé so với nợ ngắn hạn của công ty lên đến 650 tỷ đồng, trong đó gần 200 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn. Con số này lại càng nhỏ so với còn số hơn 5.000 tỷ đồng hàng tồn kho và 3.000 tỷ đồng nợ vay. Như vậy, nếu không được liên tục gia hạn nợ gốc và kể cả lãi vay thì Bất động sản Phát Đạt đã phá sản từ lâu.
Không chỉ có riêng Phát Đạt tình trạng này khá phổ biến ở các doanh nghiệp bất động sản. Ngay cả đối với “đại gia phố núi” như Hoàng Anh Gia Lai thì mãng bất động sản gần như đóng băng. Trong năm vừa qua lãnh đạo doanh nghiệp này đã buộc phải tách phần lớn mãng kinh doanh bất động sản ở Việt Nam của doanh nghiệp này ra một công ty hoàn toàn độc lập với Công ty HAGL hiện nay. Việc tách bất động sản của HAGL được xem như là một giải pháp để Tập đoàn này giảm bớt gánh nặng nợ nần từ mãng kinh doanh này.
Theo báo cáo của NHNN thì nợ xấu bất động sản cuối năm 2012 khoảng 28.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 13,5% tổng dự nợ bất động sản. Như vậy, so với mức nợ xấu chung của toàn bộ nền kinh tế chỉ khoảng 4% thì tỷ lệ nợ xấu bất động sản cao hơn rất nhiều. Cuối năm vừa qua VAMC rất tích cực trong mua nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Theo thông tin từ NHNN thì có đến 70% nợ xấu mà VAMC mua trong thời gian qua là nợ xấu liên quan đến bất động sản.
Mới đây ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV cho biết “BIDV mạnh dạn đề nghị Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ cho phép khoanh nợ đối với những khoản vay bất động sản, như là một trong những giải pháp quan trọng để cứu thị trường”.
Những thông tin đó cho thấy nợ xấu bất động sản đang là một vấn đề hết sức trầm trọng. Như vậy, việc sửa Thông tư 02 ngoài việc tác động tích cực đến ngân hàng và các doanh nghiệp nói chung thì sẽ tác động rất lớn doanh nghiệp bất động sản. Với việc áp lực trả nợ được giảm bớt, thậm chí có thể được vay thêm tiền để phát triển hoàn thiện dự án. Điều này cũng giống như doanh nghiệp bất động sản đang “chết đuối vớ được cọc”.

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Chuyện buồn cuối năm của doanh nghiệp bất động sản

Xem thêm: 


Năm hết tết đến, thay vì lo thưởng tết cho nhân viên thì nhiều ông chủ bất động sản bỗng “mất tích”. Dân trong nghề bảo: Lại đi lánh nạn rồi! Những câu chuyện dở khóc dở cười dưới đây tạm coi là những minh chứng cho một năm bết bát của thị trường bất động sản.


Nhà ở xã hội, điểm sáng của thị trường bất động sản TP.HCM. Ảnh: petrotimes.vn
1. Mua đất nhiều năm nhưng không được chủ đầu tư làm chủ quyền. Sau cả năm trời truy lùng, khách hàng mới gặp mặt được ông giám đốc. Buổi gặp diễn ra tại một huyện hẻo lánh tỉnh Đồng Nai. Khách, trước khi đi đã họp nhau lại hạ quyết tâm bằng mọi cách sẽ phải yêu cầu ông này cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, khi khách ngồi chưa ráo mồ hôi, ông giám đốc này vào đề luôn: “Chúng ta cố gắng làm việc nhanh với nhau 20 phút thôi nhé, vì sau đó, tôi phải đi trốn nợ! Nếu không, chủ nợ sẽ “túm áo” và không ai giải quyết làm chủ quyền cho bà con đâu”. Nghe xong câu này, cả mấy chục khách hàng ai cũng mắt tròn mắt dẹt, lắc đầu ngao ngán. Sở dĩ, họ phải tốn nhiều công sức tìm gặp ông giám đốc vì ai cũng bỏ rất nhiều tiền mua đất dự án của ông. Tuy nhiên, cái họ nhận được chỉ là lời hứa chứ không phải sổ đỏ như cam kết trong hợp đồng. Nguyên nhân vì chủ đầu tư nợ tiền sử dụng đất nên không được UBND tỉnh cấp chủ quyền. Mà số tiền nợ chỉ có 8 tỉ đồng – một số tiền quá nhỏ bé so với thời “hoàng kim” của vị đại gia bất động sản này. Nhưng, hôm nay đại gia phải đi trốn nợ…
Sự đặc biệt của câu chuyện trên là vị giám đốc này đã thẳng thắn nói hết nợ nần của mình. Toàn bộ tài sản đã bị cầm cố. Vợ bỏ, con đi. Còn một vài miếng đất bán không ai mua. Trong buổi gặp, ông này còn gạ khách hàng, ai mua ông bán rẻ để lấy tiền làm chủ quyền cho dân, không mua ông cũng không biết tìm tiền ở đâu ra…!
2. Cả hai ông đều là những doanh nghiệp đình đám trên thị trường bất động sản TP.HCM. Một ông là công ty xây dựng, một ông cũng được gọi là “ông trùm” của phân khúc nhà ở xã hội, nhà giá thấp và trung bình. Vào một ngày, ông chủ nhà thầu xây dựng tìm kiếm ông chủ dự án. Mục đích cuộc gặp là để đòi khoảng 200 tỉ đồng tiền xây dựng một dự án tại quận 7. Thế nhưng, khi ông xây dựng chưa kịp đặt vấn đề, ông chủ dự án này đã nói ngay: các anh gặp tôi hôm nay là may lắm đó vì tôi đi trốn nợ cả năm nay rồi! Tiếp đó, vị này lôi ra một đống hồ sơ, giấy tờ đòi nợ của ngân hàng, các đơn vị liên quan với tổng số tiền hợ hàng ngàn tỉ đồng. Nợ tôi đấy, tài sản tôi đấy, còn lấy được gì các anh cứ lấy. Mà chắc các anh cũng chẳng lấy được gì vì đều đã nằm trong tay ngân hàng hết cả rồi…Tính ra, chỉ riêng tiền lãi không, mỗi ngày ông này phải trả hơn 2 tỉ đồng.
Nghe xong liên hoàn khúc nợ, nhìn đống văn bản giấy tờ xác nhận nợ của các ngân hàng mà ông chủ xây dựng méo mặt, đành “ngậm bồ hòn”, triệu tập cuộc họp ở công ty tìm kế đòi nợ.
3. Bà là một trong những nữ đại gia có tiếng tăm lừng lẫy không chỉ tại TP.HCM mà khắp cả nước. Thời hoàng kim bà sở hữu khối tài sản hàng ngàn tỉ đồng với những bất động sản có vị trí đắc địa tại trung tâm thành phố. Thế mà mới đây, bà lại bị một nhà thầu kiện ra toà vì cái lỗi không thể bàn giao nhà cho khách hàng. Nguyên nhân là, bà thuê một nhà thầu xây dựng giúp bà xây một dự án tại quận 8, nhưng khi nhà thầu này xây dựng xong bà lại không có tiền trả nên đành gán nợ cho nhà thầu này bằng gần 30 căn hộ. Bất đắc dĩ, ông nhà thầu, đã phải nhận rồi tìm cách bán ra thị trường. May mắn là, số căn hộ trên cũng được bán hết cho khách hàng. Nhà đã bán hết, tiền cũng đã thu đủ nhưng một ngày đẹp trời ông nhà thầu lại bị chính khách hàng của mình kiện ra toà vì đã thu tiền mà không chịu giao nhà. Khổ nỗi, ông chỉ được gán nợ mấy chục căn trong tổng số hàng trăm căn hộ tại dự án. Mà cho đến nay, vị nữ đại gia này cũng chưa thể hoàn thiện nhà để giao cho khách thì mấy chục căn của ông làm sao có thể hoàn thiện để giao nhà được. Bực mình vì bị kiện, ông cũng đâm đơn kiện nữ đại gia này ra toà. Một vòng luẩn quẩn kiện tụng nhau bắt đầu. Thiệt hại nặng nề nhất vẫn là những khách hàng tích cóp cả đời mới mua nổi căn hộ…
4. Khi sếp là một đại gia bất động sản liên tục mặc comple lên truyền hình làm nhà tài trợ cho hết chương trình này đến chương trình khác, trong đó có những chương trình sếp ủng hộ tiền tỉ nên nhân viên của sếp không hiểu được sao sếp vẫn nợ lương mình. Rồi một ngày, những thắc mắc của nhân viên cũng được giải đáp khi nhận được nhiều công văn của các tổ chức nhắc lại lời hứa mà sếp hứa tài trợ và mong muốn sếp giữ chữ tín. Chưa hết, sếp còn bị không ít các công ty truyền thông đòi nợ. Bởi những hợp đồng quảng cáo đình đám một thời nay sếp cũng không trả nổi. Và tết này, cả gần trăm con người dưới quyền sếp cũng đòi sếp phải trả lương để họ có cái mà ăn tết…