Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thi-truong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thi-truong. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

“Báo tử” sàn giao dịch bất động sản?

Hàng nghìn sàn giao dịch bất động sản (BĐS) trên cả nước có nguy cơ phải đóng cửa nếu đề xuất của Bộ Xây dựng trong Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi được thông qua. Điểm mới của đề xuất này là các chủ đầu tư không bị bắt buộc giới thiệu và bán sản phẩm qua các sàn giao dịch bất động sản như hiện hành, mà bán hàng trực tiếp cho khách hàng.


Sàn giao dịch BĐS là cần thiết, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên mua và bán. Nguồn: internet
Sàn lo lắng…
Theo thống kê của Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), tính đến tháng 3/2013, cả nước có 1.012 sàn giao dịch BĐS được thành lập, trong đó Hà Nội có 469 sàn, TP. Hồ Chí Minh có 397 sàn với tổng số người được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới, định giá BĐS lên tới hơn 35.000.
Luật Kinh doanh BĐS năm 2006 quy định, tất cả các giao dịch BĐS tại Việt Nam đều phải thực hiện qua sàn giao dịch BĐS để đảm bảo tính công khai, minh bạch và quyền lợi giữa các bên. Tuy nhiên, sau 7 năm thi hành, quy định này vẫn chưa mang lại hiệu quả tốt nhất. Nhằm khắc phục những hạn chế trên thị trường hiện nay, Bộ Xây dựng đã đưa ra đề xuất trên tại Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi lần này…
Trước đề xuất này, giới kinh doanh BĐS lo lắng, vì Dự thảo “đánh” trực diện vào hàng nghìn sàn giao dịch BĐS trên cả nước khiến họ đứng trước nguy cơ thất nghiệp, thậm chí phải đóng cửa. Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng, đây không phải là phương án tối ưu, mà các cơ quan hữu quan cần siết chặt quản lý chính các sàn giao dịch BĐS.
Nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, nếu quy định trên được Chính phủ thông qua sẽ “báo tử” hàng nghìn sàn giao dịch BĐS hiện nay. Đại diện một sàn giao dịch BĐS trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội) bức xúc, Bộ Xây dựng không thể “đánh đồng” các sàn giao dịch BĐS và hủy bỏ việc giao dịch qua sàn, vì thực tế vẫn có các sàn hoạt động chuyên nghiệp, minh bạch và công khai các dự án của chủ đầu tư. Theo vị đại diện này, nên để khách hàng đăng ký mua sản phẩm tại các sàn đạt “chuẩn” và có uy tín trên thị trường.
Ông Nguyễn Thế Điệp - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Reenco Sông Hồng khẳng định, đề xuất này của Bộ Xây dựng là rất hợp lý trong bối cảnh thị trường BĐS “đóng băng” như hiện nay. Theo đó, chủ đầu tư có thể lập ra một bộ phận bán hàng chuyên nghiệp phụ trách bán hàng trên chính trang mạng của công ty từ khâu tư vấn về giá cả, diện tích căn hộ… cho những khách hàng quan tâm, thay vì phải bán hàng qua sàn theo quy định hiện hành. “Việc hủy bỏ quy định giao dịch qua sàn giao dịch BĐS sẽ làm giảm thủ tục, tiết kiệm thời gian đặc biệt tránh được những khoản tiền chênh không đáng có”, ông Điệp phân tích thêm.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho rằng, đề xuất này của Bộ Xây dựng không bắt buộc các chủ đầu tư phải chào bán sản phẩm qua sàn giao dịch là cần thiết, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên mua và bán.
Không chỉ các sàn lo lắng bị đóng cửa mà một bộ phận không nhỏ những người môi giới BĐS cũng “kêu trời” với dự thảo quy  định này của Bộ Xây dựng. Nếu Dự thảo trên được thông qua sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm và đời sống của hàng nghìn người làm môi giới BĐS. “Điều mà nhà đầu tư, giới kinh doanh BĐS lo lắng nhất là tính ổn định lâu dài của chính sách ở Việt Nam, nên các cơ quan chức năng cần nghiên cứu kỹ chính sách phù hợp với thực tiễn và có tính ổn định dài hạn từ 10 - 20 năm, hạn chế việc thay đổi chính sách trong ngắn hạn gây xáo trộn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Điệp kiến nghị.
“Thổi luồng gió” mới vào thị trường
Theo các chuyên gia, khách hàng không phải mua sản phẩm qua sàn là một phương thức giao dịch mới giữa chủ đầu tư với khách hàng mà không phải qua trung gian. Điều này đã “thổi luồng gió” mới vào thị trường BĐS trong bối cảnh thị trường trầm lắng.
Ông Nguyễn Hoàng Nam, Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Info - Ocean Group cho rằng, Dự thảo Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi được thông qua sẽ “nới lỏng” quản lý việc kinh doanh BĐS và thay đổi phương thức giao dịch BĐS giữa người bán và người mua. Ở khía cạnh khác, ông Trần Đức Diễn, Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Maxland phân tích, việc bán hàng của chủ đầu tư sẽ không thể chuyên nghiệp bằng nhân viên tại các sàn giao dịch, vì việc tư vấn, chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi của chủ đầu tư sẽ kém đa dạng hơn sàn giao dịch.
Trong khi đó, ông Ngô Hoàng Nguyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Coninco Đầu tư phát triển hạ tầng và Tư vấn xây dựng nhấn mạnh, nên để các thành phần trong thị trường BĐS vận hành theo sự điều tiết của cung – cầu. Chủ đầu tư chỉ tập trung phát triển dự án còn sàn giao dịch BĐS nâng cao chất lượng môi giới, chuyên nghiệp hóa trong khâu bán hàng. Cùng với đó, các cơ quan hữu quan cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các sàn giao dịch để tránh sàn môi giới làm “nhiễu loạn” thị trường.
Theo thống kê của Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), tính đến tháng 3/2013, cả nước có 1.012 sàn giao dịch BĐS được thành lập, trong đó Hà Nội có 469 sàn, TP. Hồ Chí Minh có 397 sàn với tổng số người được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới, định giá BĐS lên tới hơn 35.000.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Đại gia địa ốc mất tiền nhiều nhất trên sàn chứng khoán 2013

Cùng với việc bán bớt cổ phiếu, chứng khoán giảm giá cũng là một phần nguyên nhân khiến các doanh nhân bất động sản hao hụt tài sản trong năm qua. Danh sách "mất tiền" còn có nhiều đại diện của các ngành thủy sản, sản xuất...

Đứng đầu danh sách hao hụt tài sản trên sàn chứng khoán năm nay, theo thống kê của VnExpress và đối tác cung cấp dữ liệu VNDIRECT, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Đặng Hồng Anh với số tiền ước tính hơn 610 tỷ đồng. Tuy vậy, sự hao hút này lại không đến từ cổ phiếu SCR, nơi ông đang sở hữu gần 14,9 triệu cổ phiếu.
Cùng với gia đình họ Đặng, ông Hồng Anh vừa trải qua một năm nhiều sóng gió. Sau khi chính thức rời Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, Mã CK: STB) cuối năm ngoái, đến giữa năm 2013, gần 80 triệu cổ phiếu của ông và người cha Đặng Văn Thành đã được nhà băng sử dụng để cấn trừ khoản nợ 1.600 tỷ. Đến đầu tháng 12, sở hữu của ông  Đặng Hồng Anh tại Sacombank chỉ còn lại 7 triệu cổ phiếu, giảm mạnh so với con số 32,3 triệu hồi cuối năm ngoái. Đây là nguyên nhân chính khiến doanh nhân trẻ này trở thành người có tài sản giảm mạnh nhất trên sàn chứng khoán năm qua.
Tài sản cổ phiếu của nhiều đại gia địa ốc như ông Trịnh Văn Quyết, Đặng Hồng Anh, Nguyễn Văn Đạt (từ trái qua phải) giảm mạnh trong hơn 11 tháng qua. Ảnh: Anh Quân
Ngoài STB, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín, ông Hồng Anh đang sở hữu gần 14,9 triệu cổ phiếu SCR. Sau hơn 11 tháng, giá chứng khoán này biến động khá mạnh nhưng lại quay về mức đầu năm, khoảng 7.000 đồng một cổ phiếu. Do đó, tài sản chứng khoán của doanh nhân này gần như không đổi tại Sacomreal, khoảng 107 tỷ đồng.
Cùng với ông Đặng Hồng Anh, một doanh nhân trong ngành địa ốc khác cũng ghi nhận sự sụt giảm mạnh tài sản chứng khoán trong năm qua do bán bớt cổ phiếu là Chủ tịch Tập đoàn FLC (Mã CK: FLC) - Trịnh Văn Quyết.
Nguyên nhân chính khiến đại gia này hao hụt tài sản chứng khoán hơn 290 tỷ đồng là quyết định bán bớt 4,5 triệu cổ phiếu cách đây một tháng. Động thái này  khiến ông Quyết lọt vào danh sách những đại gia có tài sản chứng khoán giảm mạnh nhất sàn trong năm, dù thị giá FLC tăng hơn 20% trong cùng giai đoạn.
Chung lý do trên, bà Nguyễn Thị Kim Thanh – vợ ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (Mã CK: KBC) cũng mất hàng chục tỷ đồng tài sản cổ phiếu trong năm qua. Theo các thông tin công bố và quy tắc thống kê của VnExpress, hiện bà Thanh nắm cổ phiếu tại hai công ty của chồng là Đô thị Kinh Bắc và Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, Mã CK: SGT), số lượng không thay đổi từ cuối năm 2012.
Năm ngoái, bà Thanh còn sở hữu hơn 14,8 triệu cổ phiếu NVB của Ngân hàng Nam Việt, chiếm 50% tỷ trọng danh mục nhưng đã thoái vốn xong từ đầu năm nay. Thương vụ này là nguyên nhân khiến tài sản cổ phiếu của nữ doanh nhân giảm 55 tỷ đồng trong hơn 11 tháng qua, cho dù cổ phiếu KBC của vị phu nhân này vẫn tăng giá tới 60% trong cùng kỳ.
Ngoài 3 doanh nhân nêu trên, phần lớn tài sản của các đại gia hoạt động trong lĩnh vực địa ốc hao hụt trong năm 2013 đều có nguyên nhân từ giảm giá cổ phiếu. Tính riêng trong Top 15, có tới 6 đại diện của ngành này. Diễn biến phần nào cho thấy thị trường và tình hình kinh doanh của các công ty bất động sản vẫn còn hết sức khó khăn.
Do giá cổ phiếu giảm hơn 18% so với hồi đầu năm, trị giá tài sản chứng khoán của ông Nguyễn Văn Đạt – Chủ tịch Công ty Phát triển Bất động sản Phát Đạt bay hơi hơn 200 tỷ đồng. Đây là năm thứ hai liên tiếp, gia tài cổ phiếu của chủ tịch Bất động sản Phát Đạt hao hụt.
So với năm ngoái, lượng cổ phiếu doanh nhân này sở hữu vẫn giữ nguyên với tư cách là cổ đông lớn nhất công ty. Hồi năm 2011 – thời điểm được xem là đỉnh cao của các đại gia bất động sản khi nhiều doanh nhân lọt top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán, trị giá tài sản của ông Đạt còn lên tới 1.445 tỷ đồng, cao hơn 317 tỷ đồng so với hiện tại.
Cùng với vị chủ tịch này, tài sản của vợ ông là bà Nguyễn Thị Diệu Hiền – người đang nắm hơn 19,2 triệu cổ phiếu PDR cũng bị ảnh hưởng do giá PDR sụt giảm. Tổng cộng sau hơn 11 tháng, gia tài của bà Hiền tại công ty chồng hao hụt gần 54 tỷ đồng.
Cùng với các đại gia địa ốc, Chủ tịch Alphanam - Nguyễn Tuấn Hải cũng là một trong những cá nhân có tài sản chứng khoán giảm mạnh nhất trong năm 2013. Ảnh: Hàn Phi
Một đại gia địa ốc khác cũng ghi nhận sự hao hút lớn về tài sản chứng khoán là ông Đỗ Văn Bình – Phó chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, Mã CK: SJS). Theo thông tin công bố, hiện ông Bình chỉ sở hữu cổ phiếu SJS nhưng đã bán bớt hơn 3,8 triệu chứng khoán trong năm nay. Cộng thêm việc giá SJS giảm trên 25% sau 11 tháng, gia tài cổ phiếu của Phó chủ tịch Sudico trên sàn chứng khoán đã mất hơn 175 tỷ đồng.
Hiện cổ phiếu SJS của công ty nằm trong diện kiểm soát từ hôm 11/4 và chỉ được giao dịch ở đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa mỗi phiên. Một trong những điểm sáng hiện thời của Sudico là khoản lãi sau thuế gần 34 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước còn lỗ hơn 127 tỷ. Dù vậy, doanh nghiệp này vẫn đang phải gánh khoản lỗ lũy kế để lại từ các quý trước lên đến trên 350 tỷ đồng.
Ngoài các đại gia địa ốc, năm nay nhiều doanh nhân thuộc các lĩnh vực khác như thủy sản, sản xuất cũng hao hụt hàng trăm tỷ đồng do giá cổ phiếu giảm. Trong đó, chủ yếu gồm các lãnh đạo và cổ đông sở hữu cổ phiếu ALP tại Tập đoàn Alphanam và MPC của Thủy sản Minh Phú.
Tính chung tổng trị giá tài sản qua cổ phiếu 50 doanh nhân hao hụt nhiều nhất năm nay đạt trên 5.000 tỷ đồng, ít hơn cùng kỳ năm ngoái hơn 1.400 tỷ đồng. Riêng 20 cá nhân có tài sản giảm mạnh nhất đã mất đi trên 4.000 tỷ đồng, tương đương 80% toàn nhóm.

Khả năng phục hồi thị trường bất động sản

Trong lúc thị trường bất động sản (BĐS) còn nhiều khó khăn thì một số chuyên gia đã có nhận định lạc quan rằng, trong năm 2014, thị trường BĐS sẽ phục hồi ở khu vực giá thấp.

Các chuyên gia nhận định những dấu hiệu tích cực của thị trường BĐS được xuất phát từ nhiều yếu tố. Trong đó có sự nỗ lực của Nhà nước trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, triển khai những chính sách kích cầu cho thị trường. Đó là những tín hiệu đáng mừng cho sự hồi phục của thị trường BĐS sau nhiều năm “đóng băng”.
Tín hiệu phục hồi
Điều này có thể chứng minh từ dự án căn hộ Lotus Apartment của Tổng Công ty thương mại Sài Gòn (Satra) tại TP Hồ Chí Minh. Dự án này bắt đầu mở bán từ ngày 15/8/2013, đến nay đã bán được hơn 90 căn trên tổng số 100 căn. Dự án đất nền Tăng Phú House của Tổng Công ty cổ phần Dệt may Phong Phú đã nhanh chóng bán được 50/79 nền khi vừa mở bán từ ngày 2/11 vừa qua. Dự án căn hộ Hưng Phát của doanh nghiệp BĐS Hưng Lộc Phát đã bán 100/110 căn từ tháng 6/2013.
Nhiều chuyên gia nhận định năm 2014, thị trường BĐS sẽ phục hồi. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Tại thị trường Hà Nội, BĐS cũng có dấu hiệu ấm lên rõ rệt, thể hiện ở việc hàng loạt các dự án mở bán trong đầu quý 4/2013. Chẳng hạn, Cen Group mở bán căn hộ Xuân Mai Park State (Hà Đông) với giá từ 16,8 triệu đồng/m2 (đã bao gồm VAT và nội thất) với các loại diện tích phù hợp từ 45 - 128 m2, đến nay đã bán được khoảng 120 căn hộ trong tổng số gần 200 căn. Công ty CBRE Việt Nam mở bán căn hộ dự án Mulberry Lane (Hà Đông) gồm 5 tòa nhà, cao 27 - 35 tầng, cung cấp 1.478 căn hộ với giá bán 25 - 27 triệu đồng/m2, đến nay đã bán được 70% căn hộ. Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển nhà số 7 Hà Nội khai trương nhà mẫu và chính thức chào bán khu căn hộ của tòa CT2B thuộc dự án Khu nhà ở Xuân La, Tây Hồ với mức giá từ 24,84 triệu đồng/m2 (chưa VAT), nay đã bán được 50/96 căn.
“Thị trường BĐS sẽ phục hồi rõ ràng hơn từ quý 3/2014 vì vào thời điểm đó, kinh tế cũng sẽ có dấu hiệu phục hồimạnh mẽ hơn, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh hơn”.
TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh
Bà Võ Nhật Liễu, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần BĐS Nam Việt nhìn nhận: “Trải qua nhiều sóng gió, đến nay thị trường BĐS đã có dấu hiệu đáng mừng vào những tháng cuối năm. Thẳng thắn mà nói, những doanh nghiệp đã “chết” thì đã chết rồi, những doanh nghiệp còn “sống” đang bắt đầu gượng dậy nhờ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Các doanh nghiệp BĐS chào bán dự án thời gian qua đã tạo được niềm tin cho khách hàng, sau khi họ đón nhận quá nhiều tin xấu từ thị trường trong suốt thời gian dài”.
Theo bà Liễu, nhu cầu nhà ở của người dân là rất lớn và phần lớn khách hàng đều quan tâm đến tiến độ xây dựng. “Sau thời gian dài phát triển “nóng” và khi “quả bóng” BĐS nổ tung khiến thị trường ảm đạm thì nay là thời điểm thị trường bắt đầu đón nhận những dấu hiệu hồi phục với những doanh nghiệp thực sự có năng lực. Tôi tin thị trường BĐS sẽ đón thêm những tín hiệu tích cực vào năm 2014”, bà Liễu nói.
Ông Vũ Cương Quyết, Tổng Giám đốc Công ty Đất Xanh Miền Bắc cũng thừa nhận, thanh khoản đối với thị trường căn hộ trong quý 4/2013 đã có sự khác biệt rõ rệt so với các quý trước. Các dự án mà đơn vị này đang phân phối, mở bán như dự án Golden Land, quận Thanh Xuân có lượng giao dịch tăng lên đáng kể.
Đồng quan điểm, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi Trường, cho rằng, thị trường BĐS năm 2014 có những tia sáng về sự hồi phục. Nếu các doanh nghiệp tái cơ cấu nhanh, thị trường sẽ sôi động hơn vào năm 2015.
Phụ thuộc nhiều yếu tố
Trong những chính sách được ban hành để kích cầu thị trường BĐS, có thể nói Nghị quyết 02/NQ - CP là một “liều thuốc” hiệu quả để hỗ trợ, góp phần vực dậy thị trường. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh đánh giá: “Không có chính sách nào tốt hơn Nghị quyết 02 của Chính phủ đã ban hành”. Do vậy, theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực BĐS, để thị trường tiếp tục có những chuyển biến tích cực thì tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết 02, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng phải là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2014. Bên cạnh đó, cần khôi phục niềm tin cho người dân, có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để các doanh nghiệp “giữ đúng lời hứa” với khách hàng.
Mới đây, tờ The New York Times (Mỹ) đưa ra nhận định, BĐS Việt Nam đã thoát đáy khi có các dấu hiệu hồi phục của kinh tế vĩ mô và cam kết của Chính phủ cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Nếu Việt Nam hoàn tất ký kết Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), thị trường BĐS sẽ có cơ hội ấm lên.
“Muốn lấy được niềm tin, cần các giải pháp tổng thể. Việc ban hành và thực thi chính sách cần được giám sát. Giải pháp cho người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam cũng hợp lý, giúp tăng dòng vốn. Về phía các DN, cần phải cầu thị, lấy lại niềm tin của khách hàng bằng hành động cụ thể”, TS Nguyễn Minh Ngọc, Phó trưởng khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, ĐH Kinh tế quốc dân, nói.
Theo GS Đặng Hùng Võ, để phục hồi thị trường BĐS, phải trông chờ vào sức nóng của nền kinh tế, cụ thể việc cải tổ hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ... Tuy nhiên, tiến trình này đang diễn ra khá chậm. Việc tạo được một thị trường BĐS Việt Nam ổn định, bền vững còn phụ thuộc rất nhiều vào việc phòng chống tham nhũng trong quản lý đất đai. Giá BĐS trước đây quá cao vì phải chứa một phần giá trị bị tham nhũng.
Ngay giữa hai thị trường BĐS phía Bắc và phía Nam cũng có những đặc thù riêng cần giải quyết. Trong khi thị trường BĐS ở phía Nam sử dụng vốn vay ở ngân hàng thương mại nhiều hơn thì thị trường BĐS phía Bắc lại sử dụng vốn huy động từ người tiêu dùng nhiều hơn. Vì vậy, các nhà đầu tư BĐS phía Nam phải đối mặt với việc giải quyết nợ xấu căng thẳng hơn các nhà đầu tư phía Bắc. “Giải pháp cho thị trường BĐS phía Nam phụ thuộc rất lớn vào kho BĐS tồn đọng gắn với nợ xấu hiện nay. Chính phủ đã quyết định thành lập công ty xử lý nợ xấu VAMC, hy vọng công ty này sẽ hoạt động tích cực trong năm tới”, GS Võ nhận định.
Thực tế, tình hình kinh tế trong năm 2013 còn nhiều khó khăn, điều đó có thể dễ dàng thấy được từ sức mua tiêu dùng khá yếu ớt của người dân trong những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, các dự án đang được xây dựng còn chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn từ những biến động về vật giá, nhân công, lãi suất... Do đó, thị trường BĐS vẫn rất cần sự can thiệp kịp thời bằng luật, chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước. Ngoài ra, cải thiện thủ tục hành chính trong triển khai luật, chính sách là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự hồi phục của thị trường.
Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam:
Thị trường BĐS vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn nhưng không phải vì thế mà thiếu triển vọng. Thị trường đang có những chuyển động tích cực nhờ các yếu tố điều chỉnh về giá, cơ cấu sản phẩm, nguồn vốn đầu tư và tổ chức thực hiện. Các dự án đang hướng tới nhu cầu thực, đưa ra sản phẩm sát thực tế, điều chỉnh giá bán thậm chí gần mức chi phí đầu tư; nhờ đó tạo được sức hút, niềm tin với người tiêu dùng, giúp giao dịch tăng trở lại. Mặt khác, tình hình kinh tế vĩ mô đang hồi phục, lạm phát được hạn chế cũng là những tác động tích cực cho sự phát triển và ổn định của thị trường BĐS. Tôi tin năm 2014, thị trường sẽ có triển vọng phục hồi.
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường:
Nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh BĐS vẫn có tâm lý chờ đợi sự hồi phục trở lại của thị trường BĐS theo dạng thức “bong bóng”. Đây là điều đáng quan ngại cho thị trường. Tuy nhiên, thị trường BĐS sẽ không lặp lại những cơn sốt trước đây. Các cơn sốt trước đây có nguồn cơn từ việc không có những cơ chế kiểm soát đầu cơ, tích trữ tiền tiết kiệm vào nhà ở. Đến nay, chắc chắn chúng ta đã trải qua giai đoạn đầu khi chuyển sang cơ chế thị trường. Nếu có sốt nhà đất trong tương lai thì đó là hình thái khác chứ không lặp lại những kịch bản cũ.
Ông Trần Đình Huy, Giám đốc phát triển dự án, Công ty CP Tấc đất tấc vàng:
Thị trường BĐS cuối năm nay đã có dấu hiệu ấm dần lên. Các doanh nghiệp đã đưa ra các sản phẩm phù hợp với thị trường, đa dạng hình thức bán hàng và hỗ trợ khách hàng, linh hoạt hình thức thanh toán, thậm chí cho mua sản phẩm BĐS dưới hình thức trả chậm, nhận nhà trước trả tiền sau... Với những biện pháp đó, thanh khoản thị trường đã được cải thiện đáng kể. Nếu các chủ đầu tư giữ được môi trường hoạt động minh bạch, chú trọng lợi ích khách hàng thì sẽ góp phần giúp thị trường trở lại ổn định vào năm 2014.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Bất động sản 2014: Sẽ khó “sốt” trở lại

Đó là nhận định của các chuyên gia tham dự buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Làm ăn gì năm 2014” do báo Diễn đàn Đầu tư (BizLIVE) tổ chức sáng nay. Hầu hết các nhận định đều cho rằng, thị trường bất động sản sẽ vẫn tiếp tục gặp khó và chỉ có thể bắt đầu ấm trở lại từ cuối năm 2014, đặc biệt là phân khúc nhà giá thấp.

Hồi phục trở lại từ quý III/2014
GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường:
Ngay nửa cuối năm 2013, chỉ số CPI cho thấy lạm phát đã được đẩy lùi. Hiện nay cũng còn một số vấn đề phức tạp có liên quan đến tăng giá điện, xăng dầu và chắc điều này sẽ được xử lý tốt trong năm 2014.
Chúng ta hy vọng lạm phát sẽ không quay trở lại vào năm 2014 và nền kinh tế sớm được phục hồi vào cuối 2014 như dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế thế giới.
Thị trường bất động sản sẽ phục hồi nhanh ở khu vực giá thấp và cũng sẽ có tác động một phần trong việc tăng trưởng các lĩnh vực khác như vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng...góp phần vào phục hồi nền kinh tế.
TS. Quách Mạnh Hào, Thành viên HĐQT Công ty Chứng khoán MB
Thị trường bất động sản trong ngắn hạn sẽ còn giảm giá hoặc ít nhất có thể tăng giảm nhẹ theo các gói hỗ trợ tín dụng rẻ. Nhưng về dài hạn, tầm nhìn 3 - 5 năm thì tôi tin rằng giá bất động sản có thể rẻ hơn bây giờ.
Trong trường hợp của Hà Nội, do đặc thù bất động sản ít chịu tác động của tín dụng do vậy tôi nghĩ mặt bằng giá có thể khó giảm nhiều nhưng tất nhiên nó còn tùy thuộc vào phân khúc. Còn giá tăng trở lại theo nghĩa một xu hướng thì tôi nghĩ chúng ta đợi 3 đến 5 năm nữa.
GS. Đặng Hùng Võ , Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi Trường
Thị trường bất động sản năm 2013 đã đi đúng hướng, mặc dù còn nhiều hạn chế, nhiều vướng mắc nhưng tạo nên một động lực mạnh mẽ hơn cho thị trường bất động sản 2014 hồi phục, từ đó cơ hội để sở hữu nhà ở của người dân cũng tăng lên.
Thị trường bất động sản 2014 đang có những tia sáng về sự hồi phục. Nếu các doanh nghiệp tái cơ cấu nhanh thị trường sẽ sôi động hơn vào năm 2015.
Những khúc mắc, khó khăn hiện nay trên thị trường là hệ quả của một quá trình phát triển tự phát, không thể giải quyết ngay được nhưng rất cần sự quản lý, giám sát và khơi thông của Nhà nước.
TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
Tôi cho rằng, thị trường bất động sản sẽ phục hồi rõ ràng hơn từ quý 3/2014, vào thời điểm đó, kinh tế cũng sẽ có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ hơn, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng mạnh hơn, nếu thị trường bất động sản ấm trở lại thì các xung đột cũng giảm.
Theo tôi, nếu người mua muốn quay trở lại thị trường, thì phân khúc đầu tiên nên quan tâm là đất nền và biệt thự liền kề.
Sẽ khó “sốt” trở lại
Nhiều ý kiến đang lo ngại rằng: Tâm lý nhiều nhà đầu tư nói chung tên thị trường bất động sản, cả doanh nghiêp kinh doanh địa ốc và nhà đầu tư cá nhân lẫn đầu cơ, vẫn đang chờ đợi sự hồi phục trở lại của thị trường bất động sản theo dạng thức của cách nay vài năm.
Đặc biệt, không ít người đang có tâm lý cố ngóng cơn sốt trở lại như thời điểm của năm 2007 – 2008, mà sau đó hệ quả của nó là việc tạo ra “bong bóng” bất động sản đến nay vẫn còn khá năng nề. Tuy nhiên theo nhìn nhận của các chuyên gia, thị trường bất động sản sẽ khó có thể tạo cơn sốt trở lại.
GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường
Tôi cho rằng thị trường bất động sản sẽ không lặp lại những cơn sốt trước đây nếu tham nhũng trong quản lý đất đai và các dự án đầu tư bất động sản nhà ở được kiểm soát chặt chẽ.
Các cơn sốt trước đây còn có nguồn cơn từ quá trình chúng ta chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang chuyển đổi, giá đất từ bằng không tăng tới giá bằng với thị trường, giá bất động sản từ rất thấp trong thời kỳ bao cấp phải tăng tới mức tương đương như các nước khác trong khu vực ASEAN trong quá trình hội nhập quốc tế.
Trong nước lại không có những cơ chế kiểm soát đầu cơ, tích trữ tiền tiết kiệm vào nhà ở nên đã hình thành những cơn sốt giá trước đây.
Đến nay chắc chắn chúng ta đã trải qua giai đoạn đầu khi chuyển sang cơ chế thị trường. Nếu có sốt nhà đất trong tương lai sẽ có hình thái khác chứ không lặp lại những kịch bản cũ.
TS. Quách Mạnh Hào, Thành viên HĐQT Công ty Chứng khoán MB
Nhìn nhận về nền kinh tế nói chung, tôi nghĩ rằng có lẽ phải từ 2 đến 3 năm nữa nền kinh tế mới thực sự bắt đầu một chu kì mới. Nếu giá có tăng trở lại theo nghĩa một xu hướng thì tôi nghĩ chúng ta phải đợi 3 đến 5 năm nữa.
Do đó, thị trường bất động sản chỉ có thể đi vào ổn định thay vì việc tạo nên những cơn sốt giá. Chúng ta có thể thấy hình ảnh tương tự cơn sốt trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2006 - 2007 mà đến nay chưa sốt lại.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Biện pháp tránh bị lừa khi mua bán nhà đất


Người mua liên hệ với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xác minh nhà, đất đó ai là chủ, giấy tờ cấp năm nào, vị trí, diện tích ra sao…; hỏi người dân xung quanh, tổ dân phố để lấy thêm thông tin về người chủ.

Một tháng trước, bà Hoàng Thu Trang (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đăng báo cần bán ngôi nhà 3 tầng đang ở. Nhiều người đã tìm đến, đa phần hỏi bà nhà có sổ đỏ hay chưa, bà có phải chính chủ. Tuy nhiên, có một đôi nam nữ sau khi xem nhà tỏ vẻ thích thú, đề nghị cho xem các loại giấy tờ liên quan, nói mượn để đến văn phòng công chứng kiểm tra có phải thật hay không song bà Trang không đồng ý. “Tôi biết một số kẻ giả làm người mua nhà, lấy lý do mượn giấy tờ của chủ nhà để làm thủ tục sang tên, chứng thực,…rồi đem giấy tờ gốc làm giả nhằm thực hiện hành vi bất chính”, bà Trang nêu lý do từ chối.

Không chỉ có việc giả là người mua nhà thực hiện hành vi lừa đảo, nhiều tội phạm còn giả vờ là chủ nhà, nhờ người “đóng thế” vợ hoặc chồng ký các giấy tờ công chứng khi thực hiện việc mua bán. Theo kinh nghiệm của công chứng viên Nguyễn Văn Thắng, người mua nhà nên đến tận nơi để vừa thấy tận mắt tài sản, vừa xác minh được người giao dịch với mình có phải là chủ thật sự hay không.  Người mua có thể thăm dò thái độ, hỏi lại họ có muốn bán nhà không… bởi đã có trường hợp chồng lấy giấy chứng nhận rồi giấu vợ đem bán và để qua mặt công chứng viên thì thuê người đóng giả làm “vợ” để ký và làm các thủ tục có liên quan.

Theo một số văn phòng công chứng, ngay cả hợp đồng ủy quyền cũng có thể bị làm giả. Không ít trường hợp người cho vay tiền đang giữ bản chính giấy chủ quyền nhà, đất của người vay nên họ đã làm giả hợp đồng ủy quyền để bán nhà, đất của người vay. Có trường hợp người này chỉ ủy quyền cho người kia được thế chấp nhà nhưng người được ủy quyền tự chỉnh sửa, thêm thắt vào hợp đồng nội dung “được quyền bán nhà” hòng chiếm đoạt số tiền bán nhà.
Ông Võ Đình Hải (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, hiện tình trạng làm giấy tờ giả trong lĩnh vực ngân hàng, bán tài sản nhà đất, công chứng,… ngày càng tinh vi. Do vậy, người mua có thể liên hệ với các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để xác minh thông tin pháp lý của nhà, đất cần giao dịch như nhà, đất đó ai là chủ, giấy tờ cấp năm nào, vị trí, diện tích ra sao… Bên cạnh đó, người mua nên trực tiếp đến giao dịch với chủ nhà, kiểm tra thông tin bằng cách hỏi người dân xung quanh, tổ dân phố…để lấy thêm thông tin về người chủ. Với cách này, người mua tránh được giấy tờ giả lẫn người giả.
Với những trường hợp mua nhà, đất bằng các hợp đồng ủy quyền, người mua có thể liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng để xác định hợp đồng đó có hợp pháp hay không rồi mới giao dịch. Khi giao dịch mua bán nhà đất, chủ nhà nên hạn chế cho người khác tiếp xúc với bản chính giấy tờ nhà, đất để tránh bị đánh tráo.

Ngày 10/9 vừa qua, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao TP HCM tuyên phạt Dương Ngọc Phượng, ở Bình Dương 18 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo bản án, từ tháng 10/2007 đến tháng 9/2009, Phượng cho một số cá nhân vay tiền hoặc nhận làm dịch vụ giấy tờ nhà đất để giữ giấy tờ nhà. Sau đó, Phượng lừa người vay tiền ký tên, lăn tay vào giấy vay nợ nhưng thật ra là hợp đồng mua bán nhà. Tiếp đó, Phượng nhờ người đóng giả chủ nhà đến Phòng công chứng ký hợp đồng bán nhà. Tổng cộng Phượng đã làm giả trót lọt 6 bộ hồ sơ bán nhà của những người vay tiền rồi dùng giấy tờ của những căn nhà trên thế chấp vay tiền ngân hàng, chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng.