Vi Tri Vinhomes Khanh Hoi (Vinhomes Harbour City) tọa lạc trong trung tâm của quận 4, trên đường Nguyễn Tất Thành, được bao quanh bởi khu cảng Khánh Hội có diện tích rộng lớn 47,5 hecta. Và dự án Vinhomes Khánh Hội (dự án căn hộ Vinhomes Harbour City) TPHCM sẽ được quy hoạch thành một khu phức hợp gồm có trung tâm thương mại, các cao ốc văn phòng, khu nhà ở, khu du lịch, khu giải trí văn hóa nằm xen kẽ với tiểu khu công viên nằm dọc bờ sông, công viên nội bộ. Thời điểm mở bán dự án vinhomes khánh hội và giá dự án khánh hội đang được giữ bí mật
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Xây dựng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Xây dựng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Ban hành văn bản như Bộ Xây dựng thì chết dân

Xem thêm: 


TS. Phạm Sỹ Liêm cho rằng, với tư cách là một cơ quan Nhà nước như Bộ Xây dựng, khi đưa ra Thông tư 16 mà lại hướng dẫn cho người dân theo kiểu nước đôi là không được, chỉ được hướng dẫn một cách nếu không thì ai biết kiểu nào mà lần.

 
Liên quan đến Thông tư 16 và thông tư mới được ban hành hướng dẫn cách tính diện tích căn hộ, cùng những "lý lẽ" của Bộ Xây dựng, Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với TS. Phạm Sỹ Liêm - Phó Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng về những vấn đề này.
 
Hiện nay, dư luận đang phản ứng Bộ Xây dựng vì đã ban hành văn bản sai còn không chịu xin lỗi. Ông có đánh giá gì về cách hành xử của Bộ Xây dựng?
 
Tôi không bình luận gì về việc xin lỗi hay không xin lỗi. Tôi chỉ nghĩ rằng Thông tư 16 do Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn 2 cách tính diện tích căn hộ là không nên. Với tư cách là một cơ quan Nhà nước khi hướng dẫn cho người dân thì tại sao lại nói nước đôi? Anh chỉ được nói một cái thôi chứ anh nói nước đôi thì ai biết kiểu nào mà lần.
 
Bộ Xây dựng vẫn kiên quyết nói rằng Thông tư 16 mà họ ban hành không sai. Ông có thể phân tích kỹ hơn vấn đề này?
 
Thông tư 16 hướng dẫn 2 cách tính diện tích, tính theo tim tường và tính theo thông thủy. Cách tính theo tim tường là cách tính của kiến trúc sư, các nhà thiết kế khi họ vẽ lên chưa hình dung được là cột, tường dày bao nhiêu, nên họ vẽ từ tim đến tim để chia buồng, chia tuyến, chia mặt bằng. Sau đó những người kết cấu mới tính đến cột to từng nào? cột trên nhỏ thì cột tầng dưới phải to, hay tường dày bao nhiêu... Đây là việc người kết cấu làm chứ không phải là kiến trúc sư. Cho nên những người kiến trúc sư vẽ từ tim đến tim là có cái lý của họ, tuy nhiên cách tính này chỉ dùng trong thiết kế, chứ còn trong mua bán thì tùy thỏa thuận. 
 
Ví dụ như khi tôi mua một cái nhà đất từ một người khác chứ không phải mua căn hộ chung cư, thì tôi đến đo kích thước xong người ta đưa ra giá một cục và tôi trả tiền một cục, chứ mấy khi tôi tính ra mét vuông. Nhà này vài trăm hay mấy tỉ thì tôi cũng mặc cả lên xuống từ cục tiền đấy chứ tôi đâu có mặc cả theo m2. Còn khi mua căn hộ chung cư thì người ta mới ngồi với nhau mà tính m2. 
 
Thực ra cũng chỉ cần nói căn hộ này giá bao nhiêu tiền, anh ưng thì mua không ưng thì thôi, hay là mặc cả giá với nhau cao hay thấp. Nhưng các ông kinh doanh căn hộ lại ngồi tính m2, nhưng tính kiểu gì thì cái căn hộ này làm hết bao nhiêu tiền thì các ông kinh doanh cũng sẽ nhân thêm cái nọ cái kia rồi cộng tiền lại, chia cho diện tích để ra số tiền trên 1 m2 mà có thể bán được và có lãi. 
 
Cho nên đối với người bán, quan trọng là tổng số tiền chứ không phải là mỗi m2 là bao nhiêu. Tôi chi cho cả cái nhà này, đầu tư hết từng đấy tiền, bây giờ tôi thu được từng này tiền và tiền lãi được từng này. 
 
Đáng lẽ, về quan hệ dân sự mua bán thì thuận mua vừa bán, đó là nguyên tắc của thị trường và được thể hiện qua hợp đồng kinh tế. Chẳng hạn như trong hợp đồng, tôi bán cho ông căn hộ 60 m2, giá 30 triệu đồng/m2 là 1,8 tỉ. Nhưng trong hợp đồng người bán phải ghi rõ là 60m2 này tính theo kiểu nào, còn người mua nếu chấp nhận cách tính này và cái giá này thì ký vào, không có gì phải thắc mắc. Nhưng hiện nay một số hợp đồng lại không ghi cách tính, chỉ ghi m2 thế thôi chứ không ghi rõ là tính theo kiểu nào. Nhẽ ra người đi mua theo m2 thì phải đi đo và đo thấy không đúng thì phải cãi, đằng này trên giấy không rõ ràng cũng gật đầu mua rồi trả tiền nên mới sinh ra cái sự anh tính kiểu này còn tôi tính kiểu khác và cãi nhau.
 
Nhà rẻ tiền thì không nói làm gì, nhưng có những cái nhà đắt tiền thì người ta xót ruột nên mới khiếu kiện nhau. 
 
TS. Phạm Sỹ Liêm - Phó Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng
 
Nếu như Thông tư 16 không sai thì việc Bộ Xây dựng ban hành một hướng dẫn mới có thể hiểu như thế nào, thưa ông?
 
Thông tư 16 của Bộ Xây dựng hướng dẫn 2 cách tính và cách tính nào cũng được nên người ta mới kiện. Chính vì người dân thắc mắc, khiếu kiện nên Bộ Xây dựng bây giờ lại bảo thôi, bây giờ tôi không hướng dẫn 2 cách, tôi chỉ hướng dẫn 1 cách thôi, và ông Bộ Xây dựng mới bỏ cái cũ để ban hành cái mới.
 
Nếu Bộ Xây dựng xóa bỏ luôn Thông tư 16 thì chẳng ai nói làm gì, đằng này lại ban hành cái hướng dẫn mới nên khi người dân đo theo cách tính mới này mới thấy rằng người ta bị thiếu m2 và khiếu nại. Và người ta mới bảo là nếu Thông tư 16 không sai thì ông đưa ra cái mới làm gì? Ông đưa ra cái mới thì tức là cái cũ sai. 
 
Thực ra ở đây Thông tư 16 cũng không phải là sai mà là mơ hồ, không rõ ràng. Ngay bây giờ Bộ Xây dựng ban hành cái mới thì cũng đâu nhất thiết người dân phải theo. Đây chỉ là cái hướng dẫn, không bắt buộc nên ví dụ như khi tôi mua căn hộ, tôi thỏa thuận với người bán là từng này tiền chứ tôi không quy đổi ra m2 thì có làm sao đâu, việc gì phải chia ra m2. Tôi chỉ đo đại khái là bằng từng này, có từng đấy phòng, vị trí như thế này, nhà cũ hay mới, tường xây chắc chắn hay không và tôi mặc cả, trả tiền. Như vậy thì tôi cũng đâu cần phải tính ra m2 và cũng chẳng có chuyện kiện tụng.
 
Rất nhiều người dân, đặc biệt là những người dân mua căn hộ chung cư cao cấp như ở Kangnam đã bị mất rất nhiều tiền từ cách tính mập mờ này. Theo ông, người dân có nên kiện Bộ Xây dựng và chủ đầu tư ra tòa?
 
Theo tôi, cách giải quyết ổn thỏa nhất là hai bên nên thu xếp hòa giải với nhau. Bởi ai cũng có cái lý của mình và khi đưa nhau ra tòa thì tiền phí có khi còn quá tội tiền lấy lại được. Thay vì cãi cọ, kiện tụng nhau, khách hàng nên nhường một chút, chủ đầu tư nhượng bộ một chút, mỗi người chịu thiệt một nửa thì mọi việc đều êm xuôi. 
 
Xin cảm ơn ông!


Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Bộ Xây dựng đang bảo vệ quyền lợi cho ai?

Xem thêm: 


Mục đích tối thượng của luật pháp là bảo vệ con người và tài sản. Trong đó, về nguyên tắc những người yếu và dễ bị tổn thương luôn được pháp luật ưu tiên bảo vệ khỏi những bất công mà kẻ mạnh có thể áp đặt. Nhiệm vụ của cơ quan thực thi pháp luật là thực hiện các mục đích tối thượng đó. Tuy nhiên, trong Thông tư 16/2010 và Thông tư 03/2014 của Bộ Xây dựng dường như không hướng tới những mục tiêu đó.

Qua việc ban hành Thông tư 16 hay Thông tư 03 mới đây cho thấy, dường như Bộ Xây dựng đang đứng về phía chủ đầu tư. Ảnh minh họa: TT
Mập mờ cách tính diện tích chung cư, người mua lãnh đủ
Trả lời báo Tuổi Trẻ ngày 26/02, ông Ngô Văn Minh - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng việc Bộ Xây dựng “âm thầm” sửa quy định về cách tính diện tích chung cư ở Thông tư 16/2010 trong Thông tư 03/2014 là “Rõ ràng đây là chuyện thấy sai mà không chịu nhận sai”. Ông Minh cũng đề nghị cần phải xem lại tính pháp lý của Thông tư 16 và Bộ Xây dựng phải xin lỗi dân.
Trước đó ngày 25/2, kết luận phiên điều trần, ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội khẳng định: Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 16 không đúng thẩm quyền. Việc hướng dẫn cách tính diện tích sàn nhà chung cư từ tim tường không phù hợp với quy định của Luật Nhà ở và Bộ Luật Dân sự.
Trái ngược với những lời “buộc tội” đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định việc ban hành Thông tư 16 không trái luật và hoàn toàn hợp lý và Bộ Xây dựng không phải xin lỗi người dân như nhiều ý kiến đề nghị. Theo ông Nam giải thích thì những văn bản pháp luật trước đó không quy định chi tiết việc tính diện tích căn hộ. Như vậy, về lý Thông tư 16 không vi phạm. Ngoài ra, ông cũng biện minh thêm là Thông tư 16 đã đưa ra 2 cách tính để nhà đầu tư và người mua nhà tự thỏa thuận.
Tuy nhiên, sau đó trả lời báo chí vì sao lại ban hành Thông tư 03 để sửa đổi, ông Nam giải thích "thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển". Như vậy, một thông tư gây ra bao nhiêu tranh cải, bức xúc, kiện tụng cho người mua trong suốt những năm qua lại được xem là “hoàn toàn hợp lý” còn khi thay đổi nó đơn giản chỉ là “phù hợp”.
Về nguyên tắc, việc ký hợp đồng theo thỏa thuận giữa 2 bên. Tuy nhiên, cách thức quy định lấy một phần tường, cột, hộp kỹ thuật là những cái được xác định là sử dụng chung trong một chung cư để tính vào diện tích căn hộ và tính giá cho người tiêu dùng liệu có hợp lý không?
Một câu hỏi không thể không đặt ra là tại sao Bộ Xây dựng lại đưa ra 2 cách tính? Với cách tính cả tim tường thì chắc chắn diện tích của căn hộ sẽ tăng thêm 3-4 m2, thậm chí là hàng chục m2 với những căn hộ ở phía dưới. Như vậy, người mua nhà phải trả hàng trăm triệu đồng cho những “diện tích chết” này. Tất nhiên, dù có thể giá bán trong 2 cách tính khác nhau nhưng chắc chắn chủ đầu tư sẽ tính theo cách có lợi cho mình và đánh lừa cảm giác người tiêu dùng. Hậu quả của nó là rất nhiều vụ kiện liên quan đến diện tích căn hộ đã xảy ra trong suốt thời gian qua.
Hợp đồng mẫu Bộ Xây dựng thiên vị chủ đầu tư ?!
Thông tư 03 không chỉ sửa cách tính diện tích căn hộ và mà còn đưa ra một mẫu hợp đồng mới khác khá xa so với mẫu hợp đồng trong Thông tư 16 trước đó. Điểm đáng lưu ý là Khoản 2, Điều 2 của Thông tư 03 còn ghi rõ “Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các trường hợp mua bán căn hộ chung cư thương mại giữa chủ đầu tư và khách hàng không tuân thủ các nội dung và theo hợp đồng mẫu ban hành kèm theo Thông tư này thì hợp đồng đã ký không được pháp luật công nhận và không được sử dụng làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận”.
Điểm đáng nói là đây là quy định hoàn toàn mới Thông tư 16 trước đó. Trao đổi với chúng tôi một luật sư cho rằng việc Bộ Xây dựng “đóng khung” một hợp đồng dân sự là hoàn toàn trái với nguyên tắc thực thi pháp luật. Hợp đồng là một thỏa thuận dân sự hai bên có thể tự thỏa thuận các điều kiện mua bán với nhau miễn là nó không vi phạm các quy định của luật hiện hành. Không thể đem một hợp đồng mẫu bắt tất cả mọi người phải theo. Điểm đáng nói là Thông tư 16 trước đó không đưa ra các quy định “đanh thép” và có tính ép buộc như vậy.
Mẫu hợp đồng theo Thông tư 03 trong “Điều 13. Cam kết các bên” có đoạn cam kết của bên mua là “Đã được bên bán cung cấp bản sao các giấy tờ, tài liệu và thông tin cần thiết liên quan đến căn hộ, Bên mua đã đọc cẩn thận và hiểu các quy định của hợp đồng này cũng như các phụ lục đính kèm. Bên mua đã tìm hiểu mọi vấn đề mà bên bán cho là cần thiết để kiểm tra mức độ chính xác của giấy tờ, tài liệu và thông tin đó”.
Điều 13 trong mẫu hợp đồng ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BXD
Đây cũng là nội dung hoàn toàn mới so với mẫu hợp đồng trước đó. Những câu từ trong hợp đồng ở trên lại mang tính định tính mơ hồ và đầy cảm tính như “cần thiết”, “đọc cẩn thận”, “tìm hiểu mọi vấn đề”, “chính xác”, “bên bán cho là”. Những quy định này không khác gì đánh đố người mua nhà và đổ hết mọi trách nhiệm lên họ. Trong khi đó, về nguyên tắc thì người mua nhà là những người “yếu”, tức là họ không thể có nhiều thông tin, hiểu biết pháp luật bằng chủ đầu tư như vậy họ cần được bảo vệ. Do đó, đáng lẽ mẫu hợp đồng của Bộ Xây dựng phải đưa ra các quy định ràng buộc phía chủ đầu tư phải cam kết tính hợp lý, hợp pháp của căn hộ đối với khách hàng trong khi lại làm ngược lại.
Qua việc ban hành Thông tư 16 hay Thông tư 03 mới đây cho thấy, dường như Bộ Xây dựng đang đứng về phía chủ đầu tư. Nếu đúng như vậy thì một câu hỏi không thể không đặt ra là liệu có nhóm lợi ích trong việc ban hành văn bản pháp luật hay không hay chỉ đơn giản là do sai sót của “cậu đánh máy” hay do những chuyên viên soạn thảo “copy” từ hợp đồng mẫu của doanh nghiệp mà chưa kịp đọc kỹ ?!
Khẳng định việc ban hành thông tư 16 không trái luật và hoàn toàn hợp lý, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, Bộ Xây dựng không phải xin lỗi người dân.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

'Bộ Xây dựng không phải xin lỗi về thông tư 16'

Xem thêm: 


Khẳng định việc ban hành thông tư 16 không trái luật và hoàn toàn hợp lý, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, Bộ Xây dựng không phải xin lỗi người dân.

Tại họp báo Chính phủ chiều nay 28.2, ông Nguyễn Trần Nam đã có giải trình tương đối dài với câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc ban hành thông tư 16 trái luật.
Theo ông Nam, tại phiên điều trần trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, một số đại biểu cho rằng ban hành thông tư 16 là trái luật, đặc biệt quy định cách tính diện tích sàn căn hộ là không đúng thẩm quyền.
“Đại diện cho lãnh đạo Bộ, tôi khẳng định, việc ban hành thông tư 16 là đúng luật pháp và thẩm quyền”, ông Nam khẳng định.
Ông Nam đưa ra lý giải căn cứ vào luật Nhà ở 2005 vẫn còn hiệu lực, trong đó điều 153 là Quốc hội giao Chính phủ hướng dẫn và thi hành chi tiết các vấn đề trong luật chưa được chi tiết hóa. Chính phủ đã ban hành Nghị định 90 và sau đó là Nghị định 71 năm 2010 là thực hiện nhiệm vụ Quốc hội giao ghi trong luật. Trong Nghị định 71 quy định các bên tham gia phải ghi rõ trong hợp đồng: diện tích thuộc sở hữu chung, riêng, kinh phí bảo trì, cách tính diện tích căn hộ mua bán. Chính phủ giao Bộ Xây dựng quy định cụ thể tại khoản 9 điều 63 Nghị định 71, Bộ Xây dựng ban hành thông tư 16, đưa ra 2 cách tính diện tích sàn cho người dân và doanh nghiệp lựa chọn.
 Bộ Xây dựng không phải xin lỗi về thông tư 16
Ban hành quy định gây tranh cãi, Bộ Xây dựng vẫn không xin lỗi - Ảnh: Lê Quân
Theo ông Nam, quá trình ra thông tư 16 tuân thủ theo quy định được nêu trong luật và nghị định đang có hiệu lực, ban hành đúng với trách nhiệm và thẩm quyền được giao. Việc ban hành thông tư 16 cũng căn cứ theo thông lệ trong nước và quốc tế. Trong nước cuối năm 1994 chưa có giao dịch nhà ở, các hợp đồng ký từ 1994 - 2005 đều tính diện tích từ tim tường, do chưa có luật nhà ở hướng dẫn, không xảy ra tranh chấp khiếu kiện. Từ 2005 - 2010, không có hướng dẫn về cách tính diện tích ghi trong hợp đồng, các bên ký theo nhiều cách, rất nhiều hợp đồng ký theo phủ bì.
“Trong tay tôi có hợp đồng Kaengnam bán ký năm 2002 ký theo phủ bì (tính toàn bộ tường). Khi xảy ra tranh chấp, Bộ nhận được nhiều kiến nghị của người dân về cách tính. Bộ Xây dựng hướng dẫn 2 cách tính tim tường và thông thủy, không bắt buộc, để người dân và doanh nghiệp thỏa thuận dân sự”, ông Nam nói và cho rằng, trong hợp đồng đều ghi rõ “hai bên lựa chọn tính tim tường”, không nói theo nhà nước quy định.
Trả lời câu hỏi lãnh đạo Bộ Xây dựng có xin lỗi người dân khi việc ban hành thông tư 16 của Bộ đã gây tranh chấp và thiệt hại cho người dân, ông Nam khẳng định: “Bộ Xây dựng ban hành đúng thẩm quyền và hợp lý, không có chuyện phải xin lỗi”.
Ông Nam cũng khẳng định việc ban hành thông tư 03/2014 không có nghĩa là thông tư 16 sai.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Thông tư 02 Bộ Xây dựng: Nộp phạt để tồn tại công trình sai phép, không phép

Xem thêm: 


Xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế, sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị sẽ được đóng phạt để được tồn tại thay vì dỡ bỏ là thông tin mới nhất theo Thông tư 02/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2013/NĐ-CP mà Bộ Xây dựng mới ban hành.

Dự án căn hộ chung cư đang được thay đổi công năng thiết kế. Ảnh: K.Linh
Cụ thể, đối với công trình vi phạm xây dựng theo quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP nhưng chưa thực hiện tháo dỡ, nếu xét thấy việc xây dựng không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp và trong quy hoạch mà được phép xây dựng thì xem xét hủy quyết định cưỡng chế phá dỡ.
Sau đó phạt thu hồi số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình.
Đối với trường hợp theo quy định phải có giấy phép xây dựng, cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng sau khi chủ đầu tư chấp hành đầy đủ quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả.